Nữ hoàng Anh bị nghi từng vận động để không công khai tài sản
Nữ hoàng Anh đã vận động chính phủ thay đổi dự thảo luật vào năm 1873 để không phải công khai tài sản, theo điều tra của Guardian.
Hàng loạt bản ghi nhớ tại Cơ quan Lưu trữ Quốc gia cho thấy luật sư riêng của Nữ hoàng Elizabeth tháng 11/1973 đã gây áp lực lên các bộ trưởng để thay đổi dự thảo luật ngăn công khai tài sản của Nữ hoàng, tờ Guardian ngày 7/2 cho hay.
Sau khi Nữ hoàng can thiệp, chính phủ Anh đã thêm một điều khoản vào luật, trao quyền miễn trừ cho các công ty làm việc cho “nguyên thủ quốc gia” không cần tuân thủ luật minh bạch tài sản mới.
Nữ hoàng Anh phát biểu động viên người dân vượt qua Covid-19 từ lâu đài Winsor, Anh, hôm 5/4/2020. Ảnh: Reuters
Thỏa thuận này thực hiện vào những năm 1970, đã được sử dụng để tạo ra một công ty vỏ bọc của nhà nước, quản lý nhiều khoản đầu tư và cổ phần tư nhân của Nữ hoàng tới ít nhất năm 2011. Quy mô thực sự về khối tài sản của Nữ hoàng chưa bao giờ được tiết lộ, dù ước tính lên tới hàng trăm triệu bảng Anh.
Tài liệu lưu trữ cho thấy vào tháng 11/1973, Nữ hoàng e ngại dự thảo luật minh bạch cổ phần công ty có thể khiến công chúng biết được tài sản riêng của bà, nên đã cử luật sư yêu cầu chính phủ thay đổi.
Video đang HOT
Matthew Farrer, khi đó là đối tác của công ty luật Farrer & Co, đã tới gặp các quan chức Bộ Thương mại và Công nghiệp để thảo luận về các đề xuất minh bạch hóa trong dự luật do chính phủ của cựu thủ tướng Edward Heath soạn thảo.
Dự luật ngăn các nhà đầu tư bí mật nắm cổ phần đáng kể trong các công ty niêm yết bằng cách mua lại cổ phần thông qua công ty bình phong hoặc người đại diện. Dự luật bao gồm điều khoản cấp cho các giám đốc quyền yêu cầu bất kỳ người đại diện nào sở hữu cổ phần công ty đều phải công khai danh tính khách hàng.
Khi làm việc với quan chức Bộ Thương mại Anh, luật sư Farrer đã chuyển lời phản đối của Nữ hoàng, đồng thời đề nghị trao cho bà quyền miễn trừ trong dự luật.
Vài tháng sau, Bộ trưởng Thương mại Geoffrey Howe đề xuất sẽ chèn một điều khoản vào dự luật cho phép chính phủ có quyền miễn trừ cho một số công ty cụ thể khỏi yêu cầu khai báo danh tính cổ đông vì lợi ích của nhiều nhà đầu tư, trong đó có “nguyên thủ quốc gia”, chức danh thuộc về Nữ hoàng Elizabeth.
Đề xuất này được thông qua thành luật năm 1976, dưới thời thủ tướng Harold Wilson. Quyền miễn trừ lập tức được cấp cho một công ty mới thành lập là Ngân hàng England Nominees, do cán bộ cao cấp của Ngân hàng Trung ương Anh điều hành.
Cổ phần của Nữ hoàng được cho là đã chuyển cho công ty vào tháng 4/1977, theo cuốn sách xuất bản năm 1989 của nhà báo Andrew Morton. Quyền miễn trừ đã giúp tài sản riêng của Nữ hoàng không được công khai ít nhất tới năm 2011, khi chính phủ thông báo Ngân hàng England Nominees không còn được hưởng quyền miễn trừ nữa.
Công ty này đóng cửa 4 năm trước. Điều gì đã xảy ra với số cổ phiếu mà nó quản lý thay người khác hiện chưa rõ. Công ty chưa bao giờ công khai hoạt động kinh doanh của mình.
Cung điện Buckingham không trả lời câu hỏi về việc phải chăng Nữ hoàng đã vận động hành lang để thay đổi dự luật, hay liệu bà có gây áp lực lên chính phủ hay không.
Hoàng thân Philip 'phát cáu' với Meghan
Người viết tiểu sử hoàng gia Ingrid Seward cho hay chồng của nữ hoàng Elizabeth, hoàng thân Philip đã "phát cáu" vì cháu dâu Meghan.
Trên kênh Sky News của Anh hôm 30/8, Seward nói hoàng thân Philip, công tước xứ Edinburgh, 99 tuổi, từ bỏ sự nghiệp hải quân của mình để hỗ trợ nữ hoàng Elizabeth, 94 tuổi, khi bà lên ngôi vào năm 1952.
"Philip đã 'phát cáu' khi nữ công tước xứ Sussex, Meghan Markle, không làm được như vậy", Seward cho hay, thêm rằng hoàng thân không thể hiểu lý do cựu nữ diễn viên không thể làm theo gương ông khi cô kết hôn với Harry, 36 tuổi, vào tháng 5/2018.
"Tôi nghĩ ông ấy rất, rất thất vọng, vì ông ấy đã từ bỏ cả sự nghiệp quân nhân hải quân để sát cánh cùng Nữ hoàng và ủng hộ hoàng gia. Vậy tại sao Meghan không thể từ bỏ sự nghiệp diễn xuất, ủng hộ chồng và chế độ quân chủ?", chuyên gia hoàng gia Seward nói.
Nữ hoàng Elizabeth II, hoàng thân Philip (ngoài cùng bìa trái) đến thăm gia đình cháu trai khi Meghan (ngoài cùng bìa phải) sinh con trai Archie, tháng 5 năm ngoái. Ảnh: PA.
"Như ông ấy từng nói với cố công nương Diana, đây không phải là một cuộc thi về sự nổi tiếng, đây là tất cả chúng ta cùng làm việc. Ông ấy cũng không thể hiểu tại sao Meghan không thể hỗ trợ Harry và giúp anh ấy, thay vì chỉ quan tâm đến quyền lợi của cô ấy", Seward nói thêm.
Bà Seward còn cho hay hoàng thân Philip không muốn tham dự cuộc họp gia đình, nhằm thảo luận về tương lai của nhà Sussex sau khi rời hoàng gia, được tổ chức tại Sandringham hồi tháng một năm nay. Cuộc họp khẩn do Nữ hoàng triệu tập sau khi Harry và Meghan thông báo rời hoàng gia Anh và độc lập về tài chính, chỉ có sự góp mặt của Thái tử Charles và Hoàng tử William.
Công tước xứ Edinburgh còn không muốn dính líu tới cặp đôi kể từ sau khi hai vợ chồng Harry chính thức rút khỏi hoàng gia vào tháng ba năm nay. "Tất nhiên, điều đó khiến ông ấy rất khó chịu. Tại cuộc họp gia đình ở Sandringham, Hoàng thân Philip được thấy rời khỏi nhà rất nhanh trước khi tất cả mọi người đến họp. Đơn giản vì ông ấy không muốn díu líu nữa", Seward nói.
Cũng theo nhà viết tiểu sử hoàng gia kỳ cựu, chồng của nữ hoàng buồn lòng khi ngày càng nhiều thành viên hoàng gia trẻ tuổi không góp sức xây dựng chế độ quân chủ.
"Ông ấy đã phải đấu tranh rất nhiều. Ví dụ với chuyện cháu trai mình, Harry, từ bỏ nghĩa vụ, quê hương để đến sống ở Bắc Mỹ. Ông ấy cảm thấy khó có thể hiểu nổi điều gì đã khiến cuộc sống của cháu trai lại trở nên thay đổi như vậy", Seward nói.
"Theo Philip, Harry và Meghan đã có mọi thứ: một ngôi nhà đẹp, một cậu con trai khỏe mạnh, một cơ hội để tạo ra tác động toàn cầu với công việc từ thiện. Đối với một người đàn ông cả cuộc đời đều cống hiến cho những điều đúng đắn như Philip, có vẻ như cháu trai của ông ấy đã thoái thác trách nhiệm của bản thân vì cuộc hôn nhân với một phụ nữ Mỹ ly hôn, giống như cách Vua Edward VIII chấp nhận từ bỏ ngai vàng để sống với Wallis Sipmson năm 1937", Seward nói thêm.
Harry, con trai út của Thái tử Charles và cố Công nương Diana, kết hôn với Meghan, cựu diễn viên truyền hình Mỹ năm 2018 và đón con trai đầu lòng Archie vào tháng 5 năm ngoái. Harry là người thừa kế ngai vàng thứ 6 của hoàng gia Anh.
Việc vợ chồng Harry - Meghan rời hoàng gia được báo chí Anh gọi là "Megxit", thu hút sự chú ý của truyền thông và dư luận nước này. Meghan bị cho là không thích ứng cuộc sống hoàng gia. Cặp đôi tố truyền thông xâm phạm đời tư, đồng thời có thông tin về rạn nứt ngày càng tăng giữa anh em Harry và William sau "đám cưới cổ tích" ở lâu đài Windsor.
Quốc đảo Caribe xóa bỏ vai trò nguyên thủ của Nữ hoàng Elizabeth Barbados sẽ loại bỏ vai trò nguyên thủ quốc gia của Nữ hoàng Elizabeth và trở thành nước cộng hòa trước tháng 11 năm sau. "Đã đến lúc chúng ta bỏ lại hoàn toàn quá khứ thuộc địa", Toàn quyền Barbados Sandra Mason ngày 16/9 phát biểu thay mặt cho Thủ tướng Mia Mottley trước quốc hội tại Bridgetown. "Người dân Barbados muốn...