Nữ giáo viên chiến đấu với ung thư để được tiếp tục đứng lớp
Phát hiện bị ung thư buồn trứng khi mới 28 tuổi, Nguyễn Thị Hoài, giáo viên Trường tiểu học Phước An (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) đã kiên cường chiến đấu với bệnh tật để tiếp tục được bên con và đứng trên bục giảng.
Hoài phát hiện bị ung thư buồng trứng ở tuổi 28 – T.H
Cú sốc bất ngờ ở tuổi 28
Năm 2018, ở tuổi 28 Hoài có những chuỗi ngày êm đềm và hạnh phúc bên chồng và đứa con trai mới hơn 3 tuổi, cùng nhiều dự định cho tương lai của gia đình nhỏ. Cô lấy chồng được hơn 3 năm, đang là giáo viên ở một trường tiểu học gần nhà. Cho đến tháng 7.2018, khi thấy bụng dưới ngày càng to nhưng không có biểu hiện gì nên Hoài đã tới một bệnh viện gần nhà thăm khám và được kết luận là bị u nang buồng trứng có xuất huyết, được giới thiệu lên bệnh viện tuyến trên. Tại đây bác sĩ nghi ngờ cô bị ung thư buồng trứng.
“Lúc đó, cầm tờ xét nghiệm bản thân đứng không vững, mặt mũi tối sầm lại, phải mất 30 phút sau em mới cầm được điện thoại để gọi cho chồng”, Hoài nhớ lại.
Thấy vợ không nói gì chỉ khóc nức nở, linh cảm có chuyện chẳng lành nên chồng Hoài đã chạy xe ngay từ chỗ làm lên Bệnh viện Từ Dũ ở TP.HCM.
“Hai vợ chồng em cứ lê lết ở bệnh viện 2 ngày để làm đủ các loại xét nghiệm, siêu âm, thử máu cho đến chụp phim… Em còn nhớ như in cảnh tượng đó, hơn 16 giờ mới được vào phòng chụp phim, đến khi chụp xong thì cũng đã hết giờ làm việc của bác sĩ nên hai vợ chồng cầm kết quả về khách sạn nghỉ.
Về phòng, thấy chồng mở kết quả xem xong cất luôn không cho em xem, chỉ thấy anh ấy vào nhà vệ sinh mở vòi nước để át tiếng khóc là em biết tình trạng bệnh của mình ‘lành ít dữ nhiều’ rồi.
Video đang HOT
Ngày hôm sau, em nhận kết quả nghi ngờ bị ung thư buồng trứng và bệnh viện yêu cầu nhập viện để phẫu thuật luôn. Lúc đó con trai em chỉ mới hơn 3 tuổi và em cũng chưa bao giờ xa con lâu đến vậy. Em đã thật sự suy sụp. Em đã nghĩ, nếu lỡ bản thân mình có vấn đề gì thì con trai sẽ sống thế nào đây?”, Hoài tâm sự.
Lần đầu tiên nhập viện, khi nhìn những cái đầu trọc của người bệnh xung quanh, khi nghe tên của bệnh nhân bên cạnh được trả về nhà sau những ngày dài ở bệnh viện…, Hoài chỉ biết khóc. Với cô đó là những chuỗi ngày dài vô tận, cô mơ hồ nghĩ về tương lai, cô thậm chí đã nghĩ đến điều xấu nhất, thảo luận với chồng về việc chăm sóc con sau này.
Chiến đấu với ung thư để được bên con, đứng lớp với học trò
Chỉ một thời gian ngắn sau khi phát hiện bệnh, Thanh Hoài được chỉ định nhập viện phẫu thuật khối u, sau đó là những ngày vào hóa chất
Sợ nhất là giai đoạn vào thuốc lần đầu, một ngày Hoài được truyền tới 7 chai dịch, truyền liên tục 8-9 giờ đồng hồ. Vừa tháo cây đẩy treo chai truyền được vài giờ cô lại nghe y tá gọi tên đi lĩnh thuốc để truyền đợt mới. Cứ thế 10 ngày trôi qua ở bệnh viện, Hoài vật vờ sống qua ngày vì nôn ói liên tục do tác dụng phụ của thuốc, tóc cũng bắt đầu rụng từng mảng lớn.
Sau hơn 3 năm điều trị và chiến đầu với ung thư, hiện sức khỏe Hoài đã khá ổn định, cô cho biết luôn trân trọng và sống vui khỏe từng ngày bên chồng con – T.H
“Thấy tóc rụng nhiều, em đã chủ động đi cạo trọc. Khi cắt người ta không cho nhìn vào gương, nhưng khi về tới bệnh viện nhìn thấy đầu mình trọc lóc em hụt hẫng vô cùng nhưng khi nhìn con nhỏ, nghe tiếng con hỏi thăm về sức khỏe của mình, em như tỉnh ngộ. Nhìn con, em biết câu trả lời của mình là phải bước tiếp và bước đi thật khỏe mạnh”, Hoài nhớ lại.
Khi đã xốc lại tinh thần, thay vì ủ rủ lo lắng, cô cố gắng mỗi ngày ăn nhiều hơn một chút để có sức khỏe chiến đấu với bệnh tật. Những thực phẩm khó ăn thì cô chọn cách xay nhuyễn cho dễ nuốt, cứ vậy Hoài dần lấy lại tinh thần và sức khỏe, những lần vào thuốc sau đó cô thích ứng tốt hơn.
Để bản thân không có nhiều thời gian rảnh, tránh rơi vào tình trạng chán nản nên cô quyết định quay trở lại trường đi dạy. “Ngày đầu vào trường, khi học sinh thấy đầu mình trọc lóc nên các em cứ gọi là ni cô. Có những lúc đang dạy thì lên cơn đau, nhưng khi nghe tiếng học sinh líu lo học bài, lâu lâu lại hỏi thăm cô giáo là những cơn đau lại qua hết”, nữ giáo viên chia sẻ.
Vừa duy trì công việc, vừa kiên cường chiến đấu với ung thư buồng trứng, đến năm 2019 thì Hoài mang thai bé thứ 2.
Hoài cho biết hiện sức khỏe khá ổn định nhưng cô vẫn phải theo dõi bệnh thường xuyên vì ung thư có thể tái phát bất kỳ lúc nào. Với cô, dù còn nhiều lo lắng nhưng nhìn cô con gái mới hơn 2 tháng tập lật và đứa con trai hơn 6 tuổi líu lo mỗi ngày, Hoài lại có thêm động lực để tiếp tục chiến đấu với bệnh tật với mong mỏi lớn nhất là được nuôi dạy con thành người và được đến trường làm việc mỗi ngày.
Đảm bảo thực phẩm, đồ dùng cho 130 học sinh, giáo viên kẹt lại trường do lũ
Do mưa lũ, hơn 130 học sinh và nhiều giáo viên tại xã Trọng Hóa phải ở lại trường. Bộ đội biên phòng, chính quyền địa phương đang hỗ trợ lương thực, thực phẩm và vật dụng đảm bảo đầy đủ cho các em.
Những ngày qua, mưa lớn kéo dài đã khiến hàng chục ngàn căn nhà tại Quảng Bình bị ngập sâu, nhiều trường học đã chìm trong nước. Một số tuyến đường trọng yếu bị chia cắt không thể qua lại.
Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Quảng Bình cho biết, thống kê đến 17h ngày 9/10, đã có gần 50% số trường học trên địa bàn tỉnh cho học sinh nghỉ học do mưa lũ diễn biến phức tạp; số học sinh nghỉ học là 115.355 em.
Nhiều trường học tại Quảng Bình chìm trong lũ
Cụ thể, các đơn vị có số trường và học sinh nghỉ học nhiều là: Phòng GD huyện Minh Hóa 51 trường với 13.568 học sinh; Phòng GD huyện Bố Trạch 32 trường học với 15.714 học sinh; Phòng GD huyện Quảng Ninh 49 trường học với 19.232 học sinh; Phòng GD Lệ Thủy có 85 trường với 24.400 học sinh.
Đặc biệt tại., Trường PTDT bán trú tiểu học và THCS số 2 Trọng Hóa, học sinh được yêu cầu ở lại tránh trú ngay tại trường, không trở về nhà trong thời điểm này bởi nhiều bản làng đã bị chia cắt, nước lũ ở các khe suối đã dâng cao tiềm ẩn nguy hiểm.
Các học sinh phải ở lại trường do mưa lũ được lực lượng BĐBP hỗ trợ đầy đủ lương thực, thực phẩm.
Những ngày qua, dưới sự hỗ trợ của lực lượng Đồn Biên phòng Ra Mai, Bộ chỉ huy BĐBP Quảng Bình, các giáo viên và học sinh phải ở lại trường tránh lũ đã được cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm cũng như các vật dụng thiết yếu, không để các em bị đói, rét trong những ngày mưa lũ.
Không chỉ tại Trường PTDT bán trú tiểu học và THCS số 2 Trọng Hóa, tại các trường và điểm trường ở vùng Lòm của xã Trọng Hóa, nhiều giáo viên cũng đang bị mắc kẹt không thể về nhà do nước lũ chia cắt con đường ra ngoài. Chính quyền xã cũng như những chiến sĩ mang quân hàm xanh cũng đang nỗ lực, hỗ trợ tối đa cho những giáo viên cắm bản này.
Còn tại huyện Lệ Thủy và huyện Quảng Ninh, nước lũ từ đầu nguồn sông Kiến Giang, Long Đại đổ về nhanh nên có rất nhiều trường học tại 2 địa phương này bị ngập sâu trong nước trên 1m.
Lãnh đạo các phòng GD cho biết, do chủ động các phương án phòng chống lũ lụt, chủ động cho học sinh nghỉ học trước diễn biến mưa lũ nên các trường đều bảo đảm an toàn cho học sinh; trang thiết bị trường học cũng đã được chuyển đến nơi khô ráo, che chắn cẩn thận để tránh hư hại.
Ngoài việc phòng chống lũ, các giáo viên tại Quảng Bình cũng đang hỗ trợ, đảm bảo an toàn cho học sinh.
Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ, thực hiện sự chỉ đạo của tỉnh và Sở GD-ĐT Quảng Bình, các trường học, cơ sở giáo dục tại địa phương này đã tổ chức lực lượng trực 24/24 giờ, thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ".
Mặt khác, phối hợp chặt chẽ với chính quyền và Ban chỉ huy PCTT-TKCN địa phương, các lực lượng chức năng thực hiện hiệu quả công tác phòng chống, khắc phục hậu quả mưa lũ; sẵn sàng dọn dẹp vệ sinh môi trường, sắp xếp trường lớp để đón học sinh trở lại học khi nước lũ rút.
Giáo viên nghỉ hưu tự tử vì bị nghi ăn trộm điện thoại ở Hà Nội Lãnh đạo UBND xã Thạch Hòa (Quốc Oai, Hà Nội) ngày 7/10 cho biết, trên địa bàn xã vừa xảy ra sự việc ông V.H.T. (67 tuổi) tử vong sau khi treo cổ tự tử vì bị nghi ăn trộm điện thoại. Theo vị lãnh đạo xã Thạch Hòa, trước đó một người phụ nữ (hàng xóm của ông T.) gửi đơn kèm...