Nữ giám đốc 24t lương 50tr/tháng bị người yêu 8 năm “cắm sừng”, chị em an ủi thì ít mà ném đá thì nhiều
Xinh đẹp, có tiền bạc, địa vị, lo lắng yêu chiều người yêu chẳng thiếu thứ gì, ấy thế mà cô gái này vẫn bị người yêu từng đi cùng nhau gần chục năm thanh xuân cắm sừng một cách phũ phàng.
Trong thời buổi hiện nay, người ta dễ dàng nghe thấy những câu chuyện nhiều cặp đôi yêu nhau dăm ba tháng lại cưới nhau. Nhưng cũng có không ít cặp đôi yêu nhau 5 năm, 7 năm hoặc thậm chí là 10 năm nhưng lại chia tay một cách dễ dàng.
Việc đàn ông thay lòng đổi dạ là điều mà chị em phụ nữ lo sợ nhất khi yêu. Việc này đôi khi nằm ngay trong ý thức, nội tại của chính người đó. Đàn ông thích cái đẹp, thích những cô gái trẻ đẹp là chuyện dễ hiểu. Tuy nhiên, tùy vào ý thức và sự kiên định của mỗi người mà có thể vượt qua những cám dỗ bên ngoài hay không. Việc một chàng trai thay lòng đổi dạ vì tìm được một người con gái khác “hợp hơn” để rồi sẵn sàng phản bội lại cô gái đã gắn bó với mình gần chục năm tuổi trẻ là điều vẫn thường bắt gặp ngay trong chính đời sống hằng ngày.
Mới đây, trên một diễn đàn lớn dành cho hội chị em, một cô gái trẻ cũng đã chia sẻ câu chuyện buồn về của mình khi đã dành hết 8 năm thanh xuân để kề cận, hy sinh nhiều thứ, nhưng cuối cùng lại nhận về toàn sự phản bội chua chát của bạn trai.
Tâm sự của cô gái khiến nhiều chị em đồng cảm.
Em 24 tuổi, hiện đang là giám đốc một công ty BĐS, lương tháng hơn 50 triệu, em cũng thuộc dạng ưa nhìn, cao ráo, em có tất cả những thứ mà mọi người mơ ước, gia đình yêu thương, người yêu cưng chiều, có nhà riêng, ô tô riêng, đất đai, tài khoản tiết kiệm tiền tỷ.
Cuộc sống tưởng chừng viên mãn, thế mà đùng một phát, em phát hiện người yêu 8 năm của em cắm em cả chục cái sừng, lúc em phát hiện thì nó nói vì em chỉ lo làm ăn không quan tâm tới nó, trong khi đó nó vẫn ăn xài tiền của em, lấy tiền em dẫn mấy cô kia đi du lịch.
Em quyết định chia tay, nó khóc lóc, đòi sống đòi chết, đòi nhảy cầu tự tử, thế mà chỉ sau 3 ngày em dứt khoát chia tay nó đã dẫn ngay cô khác về ra mắt cả dòng họ. Lúc chia tay, em có tuyên bố với nó là em không chịu đựng được nó nữa, em sẽ yêu người khác và sẽ không có ai yêu nó như em. Thế mà trớ trêu thay, chia tay được 6 tháng rồi, em thì suốt ngày vẫn nhớ đến nó, vẫn chưa yêu ai, còn nó thì đang hạnh phúc với người yêu mới.
À trước khi đi em có để lại cho nó một số vốn để làm ăn, hy vọng nó sẽ làm lại cuộc đời, thế mà bây giờ em mới biết nó dùng tiền đó để mua xe mô tô rồi suốt ngày chở con bé kia đi phượt.
Cả thanh xuân của em đã dành trọn cho nó. Nó thì ngoài chuyện hay gái gú và vòi tiền em ra thì chăm sóc em cực kỳ tốt. Giờ thấy nó chăm sóc người khác mà em đau lòng quá. Em có nên cho nó cơ hội lần cuối và quay lại không các chị?
Cô người yêu mới là lúc em và thằng kia còn quen nhau tụi nó đã lén lút qua lại rồi, tụi nó làm cùng công ty, thằng này thường xuyên dẫn em đi ăn với công ty nó nên con bé đó thừa biết em nhưng vẫn lén lút sau lưng em. Em đã nhắn tin nói nó đừng qua lại với người yêu em rồi mà nó vẫn vậy. Giờ thì tụi nó đường đường chính chính tới với nhau rồi, em đau lòng quá!”.
Video đang HOT
Dòng tin nhắn níu kéo của bạn trai cô gái sau khi bị cô “bóc mẽ” vì ngoại tình.
Việc phát hiện ra chuyện người yêu lăng nhăng, cắm sừng vốn không quá lạ lẫm nhưng câu chuyện của cô gái trẻ có nickname H.V vẫn khiến dân mạng bàn tán không ngớt. Đa số cũng sốc không kém cô gái và hết lời an ủi cô, đồng thời cho rằng cô gái này đã khá may mắn khi phát hiện ra sự việc sớm hơn trước khi lún sâu, hay kết hôn với gã bạn trai họ Sở.
Tài khoản Hoa Lan Tím bình luận: “Khổ thân em, xinh đẹp, thông minh mà cuối cùng vẫn bị phản bội. Thật sự chẳng biết nên tin vào điều gì nữa. Hy sinh 8 năm thanh xuân bên người ta giờ nói chia tay cũng không đành, nhưng may mắn là em đã nhận ra anh ta họ Sở sớm. Chúc em sớm ổn định tinh thần”.
Thành viên Nga Trần thì phân tích: “Đời còn dài bạn ơi. Xinh đẹp, có nhan sắc, có tiền, có học vấn lại có kinh tế vững chắc thì sao mà lo gì nữa. Tình yêu không mất đi, chỉ là chuyển từ người này sang người khác thôi. Dũng cảm bỏ qua đi bạn, đàn ông thế không xứng đâu. Từ giờ yêu thương mình hơn, làm đẹp hơn nữa rồi đầy anh xin chết, trong đó chắc chắn có người bù đắp trọn vẹn thanh xuân cho bạn”.
Xinh đẹp, có kinh tế nhưng yêu 8 năm cô gái này vẫn bị bạn trai “cắm sừng”
Ngoài ra, số khác tỏ ra hoài nghi về tính xác thực của câu chuyện vì cho rằng, mới 24 tuổi mà yêu 8 năm thì cô gái này có vẻ yêu từ khá sớm. Hơn nữa, lại giới thiệu làm giám đốc nên có gì đó “sai sai”: “Em năm nay 24 tuổi. Em đang lam giam đôc 1 công ty bât đông san. Lương trung bình 50 triệu 1 thaluận Co nha, ôtô, tiêt kiêm 1 ty. Vâng xin thưa vơi em la em hoc Đại học mât 4 năm. Ra trương la 22 tuổi, 2 năm đi lam. Môi năm 600 triệu. 2 năm em chưa đu kinh nghiêm va nguôn lưc đê leo lên giám đốc. Em hay tâp cho minh thoi quen la bơt chém gió lại đi. Đọc anh thấy có phần hư cấu đấy. Trừ phi nhà em giàu sẵn và công ty đó là bố mẹ bỏ tiền ra gây dựng cho em”, tài khoản Mai Anh Mai bình luận.
Nhiều chị em cũng cho rằng, nếu lời giới thiệu của cô ấy là sự thật, giỏi giang giàu có như thế, rất có thể anh chàng kia chỉ là kẻ đào mỏ chứ chẳng yêu thương gì. Đó không phải là người đàn ông nên nuối tiếc.
Chẳng ai biết thực hư câu chuyện sau đó ra sao, vì sau khi bị quá nhiều người bóc mẽ mắng mỏ, cô nàng đã vội vàng xóa bài viết, khiến bao nhiêu người an ủi, hỏi han chưng hửng.
Theo Tri Thuc Tre
Phải giữ kỳ thi THPT quốc gia để tránh cán bộ giáo dục "tra chân vào cùm"?
Chỉ có THI mới tránh được bóng ma thành tích ảo; Chỉ có Thi mới ngăn được cán bộ giáo dục vi phạm pháp luật, nặng có khi lại "tra chân vào cùm", ngành giáo dục vừa mất người, vừa bị mang tiếng như năm nay.
Câu chuyện gian lận thi cử ở Hà Giang, Sơn La, Hòa bình... đã dần đến hồi kết thúc. Qua theo dõi tinh hình, tôi xin có mấy vấn đề cần nêu:
Thi cử - nhức nhối của ngành giáo dục
1- Vấn đề gian lận trong thi cử năm nào cũng có, có từ xưa đến nay nhất là trong giai đoạn gần đây. Câu chuyện "xưa như trái đất". Đã là con người có vợ, có con nhất là có con đi học đến hồi đi thi các cấp học. Ai cũng lo, nhiều khi mất ăn, mất ngủ.
Họ tìm đủ mọi cách: cho đi học thêm, gửi gắm bạn bè thân quen, mua chuộc, đút lót, tạo cho con có những phương tiện tối tân nhất để nhắc nhở cách làm bài ... Xin thử hỏi đã có ai dám dửng dưng với cuộc thi cử của con cái ??
Những người có vai vế trong xã hội nhất là những vị có địa vị càng cao càng chịu áp lực lớn từ gia đình. Tuy nhiên mỗi người có cách xử trí khác nhau sao cho khéo, cho đẹp, cho kín kẽ, cho hợp tình, hợp lý thì không phải ai cũng làm được? Sai một li đi một dặm ...Vấn đề gian lận thi cử ở Hà Giang, Sơn la, Hòa Bình...đang được giải quyết và quyết tâm giải quyết đến cùng sự việc.
Bộ giáo duc đào tạo và Bộ Công an đang thụ lý để tìm cho ra manh mối của vấn đề. Một mình ông Vũ trọng Lương -dù "có điên" cũng không thể và không dại dột gì để tự mình "giết' mình như vậy!! Phải có cả một chủ trương, một quyết định. Cần tìm cho ra!
2. Vấn đề về cơ chế
Tiếng là giáo viên do ngành giáo dục đào tạo quản lý, nhưng khi giáo viên được phân bố về các địa phương thì mọi quyền lợi, lương bổng, đề bạt đều do địa phương quyết định. Đã mấy ai không thích được nâng lương, đề bạt?
Còn nhớ trong những năm trước, khi nhà trường phải thực hiện kế hoạch của địa phương giao cho, bất kể chất lượng học tập của học sinh ra sao nhà trường phải cho lên lớp hết để thực hiện kế hoạch, cho nên đã xảy ra bao chuyện "cười ra nước mắt": học sinh lớp 6 của một trường chuẩn quốc gia mà không biết đọc, biết viết. Việc sửa diểm đại trà ở đây để cho con em các vi lãnh đạo, những người có chức, có quyền có tiền ...ở địa phương này cũng là một dạng của vấn đề.
Ông Vũ trọng Lương chịu sức ép của ai, cần phải được phanh phui để mong giải quyết tận gốc của vấn đề và làm gương cho những kẻ coi thường pháp luật. Không thể chỉ riêng những cá nhân vi phạm mà cần có cả kỷ luật đối với những cá nhân, địa phương nơi tổ chức kỳ thi .
Hiên nay, hầu như những cải tiến trong vấn đề tổ chức thi THPT đều phần lớn xuất phát từ những cách đối phó của Bộ GD-ĐT đối với những chiêu trò của một bộ phận nhân dân, biết là sai nhưng vẫn cố tình vi phạm để bảo vệ cho con em mình đạt kết quả trong kỳ thi, để con em mình có tiền đồ trong tương lai nên mới có chuyện "người người lo thi, nhà nhà lo thi".
Phải chăng đó cũng là nguồn gốc của tiêu cực xảy ra hàng năm trong các cuộc thi cử nhất là thi THPT và cũng là điểm nhức nhối nhất của ngành GD.
Không cần phải tổ chức kỳ thi vào đại học vừa tốn kém, gây căng thẳng cho xã hội.
Không thể không thi
3- Có nhiều ý kiến cho rằng nên bỏ kỳ thi THPT quốc gia và giao cho trường THPT cấp giấy chứng nhận để đỡ tốn kém nhiều mặt sau khi học sinh đã học đủ 12 năm.
Nếu thực hiện kế hoạch này thì sẽ xảy ra nhiều tiêu cực hơn. Ai cũng hiểu muốn đánh giá chất lượng của học sinh không thể không THI. Có thi thì học học sinh mới chịu khó học hành, mới dễ dàng bộc lộ trình độ, năng lực bản thân và dễ dàng cho việc tuyển sinh.
Ai cũng biết chất lượng giữa các trường THPT khác nhau và nhất là với các trường miền núi, nơi có vô vàn điều kiện khó khăn, nơi học sinh dễ dàng bỏ học. Vậy lấy gì để thể hiện trình độ chung, cơ sở rất quan trọng để đào tạo tiếp, để cung cấp những con người đủ trình độ phục vụ cho tương lai phát triển của đất nước.
Chỉ có THI. Không thi nhưng vẫn có giấy chứng nhận học đủ 12 năm thì lại xảy ra cảnh mua chuộc, lo lót để sửa học bạ cho đầy đủ điềù kiện xác nhận, không học thành có học, học dốt thành học khá, học yếu kém thành học giỏi... Bóng ma thành tích ảo lai trở lại nguyên hình. Rồi nhiều vấn đề không thể giải thích nổi. Rồi lại có biết bao cán bộ giáo dục, nếu không giữ được mình lại vi phạm pháp luật , nặng có khi lại "tra chân vào cùm", ngành giáo dục vừa mất ngưới, vừa bị mang tiếng như năm nay.
Cho nên, chỉ cần tổ chức một kỳ thi - kỳ thi này, Ban chỉ đạo thi của Bộ GD&ĐT đúc kết tất cả các ưu, khuyết điểm, các đề án coi thi và chấm thi của những năm qua để tổ chức thi bằng hình thức trắc nghiêm, chấm thi vào một mối, không còn sợ sơ xuất, bảo đảm công bằng tuyệt đối. Như vậy không cần phải tổ chức kỳ thi vào đại học vừa tốn kém, gây căng thẳng cho xã hội.
Như vậy, học sinh có bằng tốt nghiêp phổ thông sẽ vào các trường đại học, cao đẳng theo ý họ muốn nếu được các trường đại học chấp nhận. Còn nếu không, với tấm bằng đó, họ có đủ điều kiện vào các trường dạy nghề.
Cho nên chủ trương của Bộ GD-ĐT đề ra trong dịp tổng kết năm hoc 2017-2018 và hướng năm hoc 2018-2019 về việc thi cử trong những năm học sau là rất chuẫn xác, rất có trách nhiệm và tâm huyết.
Nhà giáo Nguyễn Thìn Xuân
Theo Dân trí
Sau tuổi 60, chúng ta mới thấu hiểu những đạo lý này Ngày tháng cứ lặng lẽ trôi qua từng ngày. Sau tuổi 60 mới đột nhiên hiểu thấu về số phận, kim tiền, địa vị, sự nghiệp, hôn nhân, gia đình và bè bạn... 60 năm đã là một hoa giáp, nửa đời người bất giác cũng trôi qua. Sếp, đồng nghiệp và các bạn học năm xưa giờ này đều bước vào cái...