Nữ điệp viên quốc tịch Việt Nam sử dụng trong vụ ám sát Kim Jong-nam chất độc hơn cyanide
Một nguồn tin trong ngành cảnh sát nói rằng chất độc mà các nữ điệp viên sử dụng trong vụ ám sát Kim Jong-nam, con trai cả của nhà cựu lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il là một chất độc hơn cyanide nhiều lần, cổng thông tin Hồng Kông “Dongfang” (Đông Phương) cho biết hôm thứ Tư.
Nguồn tin từ chối nêu tên chất độc này, nhưng ám chỉ rằng chất này đã từng được sử dụng để thực hiện vụ ám sát khác.
Nữ điệp viên quốc tịch Việt Nam sử dụng trong vụ ám sát Kim Jong-nam chất độc hơn cyanide
Hôm thứ Hai, Kim Jong-nam con trai cả của nhà cựu lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il đột nhiên bị trúng độc tại Malaysia và chết. Báo Malaysia Orientaldaily (bằng tiếng Trung Quốc) trích dẫn một nguồn tin cảnh sát cho biết hai nữ nghi phạm không phải công dân CHDCND Triều Tiên hoặc Hàn Quốc, mà là người có quốc tịch Việt Nam.
Theo hãng truyền thông Sputnik của Nga
Video đang HOT
Những bức ảnh hiếm về ông Kim Jong Nam
Từng được giao nhiệm vụ phát triển công nghệ, giữ chức vụ quan trọng trong quân đội nhưng ít ai biết Kim Jong Nam lớn lên trong bí mật và phải sống lưu vong trong nhiều năm.
Cái chết của ông được báo chí Hàn Quốc công bố vào hôm 14/2. Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Jong Nam tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur, Malaysia, hiện vẫn chưa được làm rõ.
Năm 2001, Kim Jong Nam bị bắt ở sân bay Nhật Bản vì giả hộ chiếu của Cộng hòa Dominica. Sai lầm này khiến ông bị thất sủng. Ảnh: Getty.
Kim Jong Nam (áo trắng, ngồi) sinh ra ở Bình Nhưỡng vào tháng 5/1971, là con cả của cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il với bà Song Hye Rim, một diễn viên gốc Hàn Quốc. Jong Nam ra đời khi mẹ ông mắc nhiều chứng bệnh về thể chất, tinh thần và phải ra nước ngoài để chữa trị. Bức ảnh của nhà lãnh đạo Kim Jong Il và con trai cùng những người họ hàng được chụp khoảng năm 1981. Ảnh: Reuters.
Kim Jong Nam (giữa) dự tiệc Giáng sinh cùng anh chị họ hồi còn nhỏ. Jong Nam được cho là có quan hệ gần gũi với người chú Jang Song Thaek, người đàn ông quyền lực thứ hai ở Triều Tiên trước khi bị tử hình vào năm 2013. Ông không dự đám tang cha vào cuối năm 2011. Ảnh: Atlas Press.
Jong Nam (phải) trên bãi biển ở Wonsan, Triều Tiên. Sau hơn 10 năm sống lưu vong ở nước ngoài, như Macau (Trung Quốc), Singapore..., người đàn ông 45 tuổi này đã chết tại Malaysia. Triều Tiên hiện chưa đưa ra bình luận nào. Ảnh: Atlas Press.
Kim Jong Nam mặc bộ quân phục và chụp ảnh cùng bà ngoại vào tháng 1/1975. Ông từng phục vụ trong Quân đội Nhân dân Triều Tiên và được bổ nhiệm vào một vị trí cấp cao, dấu hiệu cho thấy ông sẽ trở thành một lãnh tụ tương lai. Ảnh: AFP.
Anh trai lãnh đạo Triều Tiên chụp ảnh cùng một đầu bếp tại nhà hàng Italy ở Jakarta, Indonesia. Theo lời cô ruột của Kim Jong Nam, ông là người nóng nảy và yêu nghệ thuật giống cha. Ảnh: Dailymail.
Trước đó, dư luận đồn đoán ông Kim Jong Il muốn chọn Jong Nam làm người kế nhiệm. Tuy nhiên, ông Jong Nam nhiều lần phủ nhận tin đồn này. "Tôi hy vọng em trai mình sẽ làm hết sức vì cuộc sống thịnh vượng của Triều Tiên", ông Kim Jong Nam nói với kênh truyền hình Nhật Bản Asahi vào năm 2010. Ảnh: AP.
Theo NTD
Bí mật 2 vũ khí lợi hại của nữ điệp viên Triều Tiên Để trở thành nữ điệp viên Triều Tiên, các cô gái được tuyển chọn kỹ càng về ngoại hình, trí tuệ, thể chất cũng như lý lịch gia đình. Sau khi trở thành các nữ sát thủ chuyên nghiệp, sắc đẹp và các loại vũ khí "độc" là 2 yếu tố lợi hại giúp nữ sát thủ Triều Tiên thủ tiêu đối thủ,...