Nữ đạo diễn trẻ Trần Hoàng Minh Đức: “Nhà làm phim cần nhiều mắt mở to”
Cao như người mẫu, mặt sáng, đầu đội mũ lưỡi trai, tác phong rất lẹ, Hoàng Trần Minh Đức thoạt trông giống một cậu bé hơn là một thiếu nữ. Và câu chuyện với Đức mở đầu khi tôi nói về cảm giác xem “ Tôi ba mươi”…
“Tôi ba mươi” là tâm trạng của những cô gái U.30 như Mai luôn muốn nổi loạn, bứt phá khỏi những ràng buộc gia đình, luân lý, nên cạo trọc đầu, xăm mình, chụp ảnh khỏa thân… Và kết phim, cô gái trọc đầu, bước ra ban công ngắm thành phố bình minh là…?
- Là kết mở. Một cảnh không hiện thực. Cô gái muốn thoát ra, bay đi, nhưng con đường phía trước không biết như thế nào, cô đơn độc, không ai bảo vệ cô.
“Nỗi buồn trên cây của người đàn bà không tuổi. Không niềm tin. Không hoài niệm” (lời thơ “Nỗi buổn trên cây”). Hình ảnh chiếc lá khô trên cây nói lên điều gì?
- Đó là cái kén, cô gái trong phim như cố vẫy vùng thoát ra khỏi cái kén, nhưng cuối cùng thì cái kén hình như là kén khô rồi…
Vì sao phải đưa yếu tố tôn giáo vào phim?
- Cô gái giống như bị mắc vào một cái kiềng ba chân: Gia đình, xã hội và các mối quan hệ (trong đó có tôn giáo). Cô ấy chưa bao giờ sống cho bản thân mình. Công giáo như một niềm tin của gia đình áp vào cô. Cô chưa biết niềm tin của mình có chính xác và đạt được hay không.
“Tôi luôn muốn làm phim về những người tôi đã gặp, về những cái họ muốn, họ làm được và không thể làm được”.
“Tôi ba mươi” có những cảnh mang tính ẩn dụ, giàu chất thơ như cảnh cô gái chơi đàn giữa đồi cát mênh mang hay chới với trên cát, với những tờ giấy trắng bay lả tả… Bạn muốn một bộ phim giàu chất thơ?
- Đúng vậy, thay vì một bài văn, tôi muốn nó phải là một bài thơ. Cũng chính vì thế mà tôi đã phải cất công tìm kiếm một người dựng phim ở Pháp để được đồng cảm. Không phải bạn dựng ở VN không giỏi, nhưng lại thiên về kỹ thuật nhiều hơn. Bạn Pháp, như tôi muốn, tập trung vào nội dung nhiều hơn.
Bạn nghĩ gì khi nhà sản xuất Francois Serre (Pháp) khen phim bạn có trình độ rất cao, đại diện cho làn sóng mới của điện ảnh Việt?
Video đang HOT
- Lời khen đó khiến tôi sợ và ngại, vì khi làm phim, tôi không nghĩ đến cái gì to tát quá như vậy. Ở mình còn cả cộng đồng làm phim độc lập. Nhiều bạn cùng cố gắng từng ngày, từng giờ làm phim tốt đấy thôi!
Nhưng “Tôi ba mươi” có vẻ hơi giật cục, không liền mạch. Để cắt 24 phút bản phim đầu tiên “Nỗi buồn trên cây” thành “Tôi ba mươi” 13 phút, bạn đã mất bao nhiêu thời gian?
- Mất hơn 6 tháng, thực ra bản 24 phút tôi toàn làm online, bên kia dựng phim rồi gửi về, 100% trao đổi, làm việc trên skype. Còn khi dựng lại thành “Tôi ba mươi” 13 phút, tôi trực tiếp sang làm bên đó nên dễ hơn. “Tôi ba mươi” mang phong cách châu Âu nhiều hơn nên khán giả Việt dễ xem “Nỗi buồn trên cây” hơn.
Bạn thấy trào lưu làm phim trẻ hiện nay thế nào?
- Các bạn làm phim dễ dàng hơn, với nhiều chất liệu hơn, tầm nhìn mở hơn. Nhưng tôi lo rằng, đôi khi quá mở thì con đường tốt để lựa chọn sẽ bị hẹp lại hoặc bị lấp đi.
Bạn nghĩ làm phim đa quốc tịch hay không quốc tịch (chỉ mượn con người, bối cảnh VN, còn câu chuyện toàn cầu) thì tốt hơn?
- Năm đầu tiên tôi học ở Trường Sân khấu Điện ảnh TPHCM, đạo diễn Vinh Sơn có nói với tôi: Có hai điều người làm phim nên lưu ý, đó là cái tôi và tính quốc tế. Cái tôi thì tôi biết, nhưng tính quốc tế thì suốt mấy năm học, tôi không hiểu. Tới lúc qua Pháp, làm một phim nhỏ về cảm xúc của mình, lại được thầy giáo người Pháp nhắc tới tính quốc tế. Tôi dần hiểu và đang đi tìm nó trong các phim của mình.
Học công nghệ thông tin, rồi đâm đơn học diễn viên và nhảy sang làm đạo diễn, bạn cũng loay hoay như Mai trong “Tôi ba mươi”?
- Làm đạo diễn – đó mới là mơ ước thực sự của tôi. Nhưng năm tôi thi, Trường Sân khấu Điện ảnh TPHCM chỉ tuyển duy nhất mỗi ngành diễn viên. Nên tôi học cũng là để tích lũy kinh nghiệm. Tôi đóng không tới 10 phim, không vai nào là vai chính, nhưng nhân vật của tôi nhiều màu. Vì thế sau này, khi làm việc với diễn viên, tôi có thể hiểu được họ.
Quan điểm nghệ thuật của bạn?
- Làm phim nghệ thuật phải ứng xử hoàn mỹ. Nhiều khi phải thỏa hiệp đến khi nào giữ được cái tôi của mình.
Bạn thích kể những câu chuyện như thế nào?
- Tôi rất thích quan sát và tò mò vào bên trong con người ta. Cái khó nhất là hiểu được con người và đồng cảm được với họ. Tôi luôn muốn làm phim về những người tôi đã gặp, về những cái họ muốn, họ làm được và không thể làm được.
Bạn có tham vọng?
- Ai làm phim chả có tham vọng. Tôi chắc chắn sẽ sống chết tới cùng, dù biết tất cả những gì mình có đều phải trả giá.
Bạn thích xem phim đạo diễn nước ngoài nào nhất, vì sao?
- Tôi mê đạo diễn Lars Vons Trier (Đan Mạch), người từng đoạt giải thưởng lớn tại Cannes với phim “Breaking the Waves” (Phá tan những con sóng) – 1996. Ông luôn tìm tòi những cái bên trong của con người. Con người luôn có hai mặt: Yếu đuối và xấu xa. Đưa cái xấu của con người ra, điều đó lại khiến chúng ta yêu thương đồng loại nhiều hơn.
Điều gì cần nhất cho một đạo diễn?
- Một nhà làm phim cần nhiều con mắt mở to.
Theo báo Lao Động
Bí mật phía sau sự hoành tráng của "Godzilla" 2014
Cùng tìm hiểu những sự thật đằng sau hình ảnh sống động của quái vật Godzilla cùng những cảnh quay mãn nhãn trên màn ảnh.
Một trong những yếu tố làm nên sự hấp dẫn đặc biệt của Godzilla 2014 so với 31 tập phim cùng về chủ đề này được làm trước đó, đó là việc áp dụng kĩ xảo điện ảnh với công nghệ IMAX 3D vào trong qua trình làm phim. Hình ảnh Godzilla và các quái vật khác xuất hiện trong phim dưới bàn tay tạo hình của ê kíp sản xuất đã trở nên sống động, gần gũi đến mức chân thực nhất có thể.
Godzilla 2014: Những chia sẻ thú vị về bộ phim
Không chỉ tính riêng bốn "phù thuỷ" từ Moving Picture Company để tạo nên hình dáng của con quái vật khổng lồ này, nó đòi hỏi 6 tháng ròng rã của các hoạ sĩ để tạo nên các lớp vảy sừng và xử lý lên đến 500,000 hình ảnh bằng công nghệ 3D. Ngoài ra họ còn hợp tác cùng với 762 nhân viên xử lý kỹ xảo khác xuyên suốt để hoàn thành bộ phim. Godzilla 2014 tổng cộng gồm có 960 cảnh kỹ xảo và 327 cảnh quay về Godzilla.
Tiếng gầm của Godzilla 2014 cũng là một điểm độc đáo nhất từ trước đến nay. Công ty Toho đã cung cấp cho các nhà làm phim Godzilla bản gốc của tiếng gầm năm 1954. Nhà thiết kế âm thanh Erik Aadahl cho hay "Tiếng gầm nguyên bản của Godzilla năm 1954 là một sản phẩm độc nhất vô nhị. Nó là biểu tượng của hiệu ứng âm thanh trong lịch sử làm phim". Từ đó, ông đã tạo ra một bản tuyệt tác tiếng gầm cho "Vua của các loài quái vật" trong phiên bản 2014.
Godzilla 2014: Tiếng gầm của Godzilla
Sau khi nghe tiếng gầm của Godzilla 2014, Thomas Tull nhà sản xuất của hãng Legendary Pictures phải thốt lên rằng: "Tiếng gầm của Godzilla 2014 rất khác với tất cả những cái gì tôi đã nghe từ bé". Trong khi đó, đạo diễn của bộ phim Gareth Edwards thích thú khi cho rằng: "Tiếng gầm của Godzilla sẽ văng vẳng bên tai bạn trong suốt quá trình xem phim".
Godzilla 2014 được xây dựng dựa trên hai bối cảnh chính. Bối cảnh thứ nhất là vào năm 1999 tại Nhật Bản và Philippines. Bối cảnh thứ hai là vào năm 2014 ở khu vực Bắc Mỹ. Nhà thiết kế sản xuất Owen Paterson đã tiến hành dựng trên 100 hoạt cảnh sẽ xuất hiện trong phim. Từ các cảnh về đời sống sinh hoạt bình thường ở các thành phố đến lúc bị tàn phá bởi các quái vật, cho đến các cảnh thay đổi không gian địa lý liên tục như ở Mỹ và Nhật Bản hay những cảnh có sự sai khác về niên đại thời gian. Tất cả đều được lên hình một cách tỉ mỉ và chi tiết. Ông cho hay, đây là số lượng lớn nhất các hoạt cảnh được thiết kế trong một bộ phim từ trước đến nay.
Godzilla 2014: Kỹ xảo hoành tráng trong phim
Godzilla phiên bản 2014 đã được khởi chiếu tại VN từ ngày 16/5.
Theo Trithuctre
Chàng Lố "Vừa đi vừa khóc" muốn yêu Ninh Dương Lan Ngọc "Chắc Hùng sẽ yêu người như Lan Ngọc ..." - Chàng Lố của "Vừa đi vừa khóc" bộc bạch tâm sự. Dường như vai Lố trong "Vừa đi vừa khóc" được Vũ Ngọc Đãng "đo ni đóng giày" cho riêng anh? Sau bộ phim Hot boy nổi loạn, đạo diễn Vũ Ngọc Đãng có nói rằng hài lòng về nhân vật của Hùng...