Nữ đạo diễn Đặng Thái Huyền thử sức với phim kinh dị
Sau khi “Người trở về” chính thức công chiếu, cái tên Đặng Thái Huyền trở nên quen thuộc với khán giả cả nước. Mới đây, cô vừa quyết định thử sức với thể loại phim kinh dị.
Không chỉ được biết đến như một nữ đạo diễn trẻ xinh đẹp của điện ảnh quân đội, Đặng Thái Huyền còn không ngại khó, đã thổi hồn và làm nên những thước phim lãng mạn, nhẹ nhàng cũng hết sức tình cảm với đề tài chiến tranh. Xưa nay, nhiều người vẫn nghĩ đề tài phim chiến tranh chỉ dành cho các cuộc thi, liên hoan phim, dành cho những người sành nghệ thuật. Đặng Thái Huyền đã làm điều ngược lại khi đưa một bộ phim tưởng chừng khó nhằn này đến với đông đảo khán giả cả nước, đặc biệt là các bạn trẻ chưa từng biết đến chiến tranh là gì. Phim đã thành công nhưng Đặng Thái Huyền không dừng lại ở đó, cô tiếp tục khẳng định tên tuổi của mình cũng như muốn được thử sức với thể loại phim kinh dị.
- Đang gặt hái được nhiều thành công trong thể loại phim chiến tranh, giờ chị lại chuyển sang cả thể loại phim kinh dị. Điều gì đã khiến chị chọn thể loại phim này mà không phải là tiếp tục gắn bó với thể loại phim đã làm nên tên tuổi của mình?
- Tôi rất may mắn khi khai thác thể loại phim khó ít người khai thác, thành công của “Người trở về” là sự cố gắng không ngừng của cả một ê kíp. Tôi đánh giá cao điều đó. Tuy nhiên như nhiều người nói, việc gắn liền với một đề tài phim duy nhất sẽ khiến người đạo diễn bị “đóng khung” với thể loại đó. Cá nhân tôi vẫn còn khá trẻ và tôi cũng muốn được thử sức với nhiều đề tài khác nhau. Đây chính là lý do tôi muốn làm một bộ phim chiếu rạp về đề tài tâm lý kinh dị.
- Đang làm phim chiến tranh mà “nhảy” sang phim kinh dị, nghe chừng bước nhảy này của chị xa quá?
- Không ai biết đây là đề tài mà tôi rất mê và nghiên cứu lâu lắm rồi. Tôi sưu tập gần như trọn bộ phim của đạo diễn Alfred Hitchcock làm về dòng phim kinh dị. Tôi rất ấn tượng với cách làm phim kinh dị của ông, đi sâu vào khai thác tâm lý và bản năng con người, đấy mới là điều khán giả đang rất quan tâm và tôi cũng muốn thử làm theo cách đó. Hiện giờ các phim kinh dị ở Việt Nam có cái khó là các rạp tràn ngập phim thể loại này của nước ngoài nên hay bị đem ra so sánh là “chưa tới”. Đấy thực sự cũng là áp lực cho tôi. Nhưng với dự án nào, tôi cũng muốn tự tạo ra áp lực cho mình để có sự chuẩn bị chu đáo. Cảm giác chinh phục được những điều tưởng chừng như không tưởng giúp tôi có tinh thần chiến đấu hết sức mình.
- Dự đoán năm 2016 là một năm khá bận rộn với chị khi chị ôm ấp nhiều dự án phim như vậy. Chị có thể bật mí một chút về bộ phim chiếu rạp dự đoán sẽ khởi chiếu trong năm 2017 với sự hợp tác cùng kênh StyleTV?
Video đang HOT
- Hiện tại, phim vẫn đang trong quá trình thai nghén, còn rất nhiều việc cần phải làm. Vì lý do bảo mật nên tôi cũng không thể chia sẻ nhiều hơn được nhưng đây chắc chắn sẽ là một sản phẩm chất lượng bởi nó là sự lao động miệt mài và hết sức nghiêm túc của mọi người từ đạo diễn, nhà sản xuất cho đến các diễn viên…Từ khi còn ngồi trên giảng đường đại học, tôi đã rất thích thể loại phim kinh dị. Đặc biệt, tôi mê phong cách làm phim kinh dị của Alfred Hitchcock. Có thể nói là tôi cũng rất có duyên khi được hợp tác cùng với kênh StyleTV ở một thể loại phim mới này. Nhưng tôi tin tưởng mình sẽ làm tốt bởi đó là những gì tôi đang muốn làm lúc này.
- Có phải chị đã từng nói: “Càng bị áp lực, tôi càng tỉnh táo”?
- Đúng. Tôi thích làm việc trong điều kiện và môi trường nhiều áp lực. Càng bị áp lực thì tôi càng tỉnh táo để xả thân cho những tác phẩm của mình.
- Thường thì trong đề tài phim chiến tranh, chị vừa là đạo diễn vừa là người viết kịch bản luôn. Trong phim kinh dị mới này thì sao?
- Có lẽ vẫn không ngoại lệ, phim mới tôi hợp tác cùng StyleTV lần này cũng sẽ do chính tôi viết kịch bản, tôi muốn tạo một phong cách làm phim riêng, xoáy sâu vào sự hoảng sợ trong tâm lý, nội tâm của nhân vật chứ không gây sợ bằng những cảnh hiển hiện, lộ liễu. Nội dung phim lần này sẽ kể về mối hận thù vì tình truyền kiếp vẫn chưa thể hóa giải, chắc chắn sẽ rất ly kỳ, hấp dẫn và đầy sự bất ngờ.
- Chị có thể cung cấp thêm thông tin về bộ phim này được không?
- Dự kiến phim bấm máy vào tháng 6 năm nay và ra mắt khán giả cả nước vào đúng dịp Tết 2017. Vào ngày 5/5 này tại Trung tâm Hội nghị Tiệc cưới Queen Plaza, 218A29-33 Thành Thái, phường 15, quận 10, TP HCM sẽ diễn ra buổi casting để chọn diễn viên cho phim. Tôi hy vọng buổi casting sẽ nhận được sự tham gia của đông đảo các diễn viên để chúng tôi có thể chọn được những vai diễn phù hợp nhất.
Theo Zing
Kinh Quốc nhớ đạo diễn Châu Huế như một ân nhân
Tri của phim "Hướng nghiệp" coi đạo diễn là ân nhân của đời mình. Nhờ Châu Huế tin tưởng giao vai Tri, Kinh Quốc mới giành giải HTV Adwards và được nhìn nhận là diễn viên thực lực.
Hai ngày qua, Kinh Quốc túc trực liên tục ở nhà đạo diễn Châu Huế. Anh cùng con trai đạo diễn lo việc tang lễ, đón tiếp khách. Đối với Tri của phim Hướng nghiệp, đạo diễn quá cố là người thầy, ân nhân của anh.
Kinh Quốc và đạo diễn Châu Huế. Ảnh: NVCC
Đạo diễn khó tính, khắt khe
Trước khi làm phim truyền hình, chú Châu Huế đã nổi tiếng với nhiều phim nhựa như Đời hát rong, Đứa con người lính... Vì vậy, chú đem cả những nguyên tắc, cách làm chỉn chu từ điện ảnh sang truyền hình. Là người may mắn được chú dìu dắt từ khi còn trẻ, tôi học hỏi và trưởng thành nhiều nhờ chú. Nếu không có chú, tôi hay các bạn diễn như Khương Thịnh, Như Phúc, Tiết Cương... không có được ngày hôm nay.
Ai cũng nghĩ làm phim truyền hình thì phải nhanh, kiểu ăn xổi nhưng chú Châu Huế trau chuốt từng góc máy, khung hình. Khi ra trường quay, mọi thứ dường như đã có sẵn trong đầu. Đến máy quay phim, chú đã định sẵn máy quay đặt chỗ nào. Từng làm phó đạo diễn cho chú vài phim, tôi còn được vào phòng dựng xem cách làm việc của chú. Từng frame hình được chú cắt rất kỹ.
Kém chú tới 30 tuổi nhưng tôi có cảm giác mình phải vắt chân lên chạy mới theo kịp chú. Trong thời gian làm phim, chú ngủ rất ít, tối thức khuya nhưng sáng thức dậy sớm. Tôi phải than: "Chú cho cháu ngủ thêm, chứ ngủ ít vậy cháu không làm việc được". Nói vậy thôi chứ thấy chú sùng sục với đạo cụ, tôi không thể tiếp tục ngủ.
Là người làm việc nghiêm túc nên chú không chấp nhận diễn viên đến trường quay không thuộc thoại, không tận tâm với nghề. Nhiều diễn viên, thậm chí là ngôi sao cũng bị chú mắng, ôm mặt khóc giữa trường quay nếu làm chưa tốt. Bản thân tôi dù được chú ưu ái nhưng cũng chính là người bị chửi te tua nhất. Những tập đầu của phim Hướng nghiệp, tôi diễn mắt chưa tốt, chú chửi tối mặt, rồi còn nhắn nhủ: "Hãy nhìn các bạn diễn khác. Ai cũng làm tốt mỗi mày làm chưa tới".
Nếu người khác sẽ tự ái, muốn bỏ cuộc, tôi thì lao vào tập luyện nhiều hơn. Tôi biết tính chú xưa nay vẫn vậy, thẳng thắn góp ý để mong diễn viên tiến bộ. Tôi cảm ơn chú, nếu không có chú tin tưởng giao cho cơ hội, tôi sẽ không có cơ hội thể hiện được mình. Khi tôi được giao vai Tri trongHướng nghiệp, nhiều người hồ nghi, còn chú vẫn không thay đổi quyết định. Đến khi tôi giành HTV Adwards, chú bảo: "Đó sẽ là cú tát với những ai không tin tưởng Kinh Quốc".
Vì lẽ đó, nhắc đến đạo diễn Châu Huế là nhắc tới đạo diễn nóng tính, la mắng diễn viên nhiều nhất song diễn viên vẫn yêu quý chú vì chú la mắng xong là quên ngay. Trên trường quay, diễn viên vẫn thường bảo nhau: "Đạo diễn la cứ la, chúng ta giỡn cứ giỡn".
Các diễn viên của phim Hướng nghiệp gặp gỡ đạo diễn Châu Huế vào dịp Tết vừa qua. Ảnh: NVCC
Tình nghĩa với diễn viên qua thời
Nóng tính, thẳng thắn nên chú không có chuyện ưu ái ngôi sao. Thậm chí những người được chú giúp đỡ nhiều nhất lại là những người đã qua thời. Tôi, Tiết Cương, Khương Thịnh sau này ít đóng phim của chú nhưng những tên tuổi như Nguyễn Hậu, Nguyễn Đình Thơ... lại được chú mời đóng nhiều hơn.
Quan tâm đến mọi người là thế, còn phần chú, chú không muốn ai nhìn thấy nỗi đau, khó khăn của mình. 3 năm trước, chú mắc bệnh, tôi là người duy nhất chú kể chuyện và dặn dò không được nói với ai. Thế nhưng, tôi muốn mọi người chia sẻ với chú nên nói ra. Vì điều này chú đã giận tôi suốt 3 năm qua.
Sau này chú hiểu tôi nên chú cháu lại nói chuyện vui vẻ. Vào dịp Tết, tôi và các bạn diễn rủ nhau tới thăm chú. Vẫn giọng nói sang sảng, cách nói hài hước, chú không muốn ai lo lắng vì mình.
Vào tuổi đáng lẽ được nghỉ ngơi, chú vẫn say mê trên phim trường. Tiếc là chú ra đi quá đột ngột nên những ý tưởng chú ấp ủ bấy lâu như một bộ phim về Sài Gòn về đêm chưa thành hiện thực. Tuy vậy, tôi tin những thế hệ đi sau, được chú truyền lửa nghề và kinh nghiệm sẽ bước tiếp, làm những bộ phim có giá trị.
Theo Zing
Những câu chuyện chưa kể về cố đạo diễn Lê Dân Ba ngày sau khi mất, thi thể đạo diễn "Ông cố vấn" được an táng tại nghĩa trang Bình Dương sáng 29/2, hoàn thành mong ước được yên nghỉ bên phần mộ của vợ. Đạo diễn Lê Dân qua đời vào trưa 26/2 tại nhà riêng sau gần một tháng chống chọi với bệnh tật. Trước đó, ông được người thân đưa vào...