Nụ cười Triều Tiên và tai tiếng mới về người Mỹ
Không có chuyện Bình Nhưỡng đơn phương từ bỏ vũ khí hạt nhân, Bình Nhưỡng muốn Washington xây dựng mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau
Triều Tiên sẽ không tự giơ lưng chịu đòn
Phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 29/9, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho đã thẳng thừng chỉ ra nguyên nhân khiến lộ trình phi hạt nhân bán đảo Triều Tiên rơi vào bế tắc.
Theo ông Ri Yong-ho, Mỹ đang áp dụng phương pháp cưỡng chế và ngăn chặn việc xây dựng lòng tin giữa hai chính phủ.
“Bản thân Washington đã vi phạm việc thực hiện tuyên bố chung hồi tháng 6 giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un, mà trong đó Mỹ cũng có nhiều lợi ích”.
Sự thiếu tin tưởng lẫn nhau chính là lý do dẫn đến sự thất bại của mọi nỗ lực bình thường hóa quan hệ trước đó giữa Bình Nhưỡng và Washington, cũng như nỗ lực giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, ông Ri nói.
“Sẽ không có chuyện chúng tôi đơn phương từ bỏ vũ khí trước trong khi Mỹ vẫn coi chúng tôi là kẻ thù. Chúng tôi chưa nhìn thấy dấu hiệu hợp tác từ Mỹ và Triều Tiên chưa thể có lòng tin với Mỹ” – Ngoại trưởng Triều Tiên cho biết.
Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho phát biểu trước Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc
Khúc mắc duy nhất trong vấn đề phi hạt nhân bán đảo Triều Tiên nằm ở chỗ Washington muốn Bình Nhưỡng công bố toàn bộ số vũ khí hạt nhân mà họ đang sở hữu từ các đầu đạn đã chế tạo, chưa chế tạo, các thiết bị phóng di động cùng với bản đồ chi tiết các địa điểm phóng hạt nhân cố định, các bãi thử hạt nhân… Ngoài ra, Washington còn muốn Bình Nhưỡng công bố chi tiết kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhân từ ngày đầu tiên cho đến nay.
Trong khi đó, quan điểm mà Bình Nhưỡng thể hiện trong thông cáo ngày 29/9 của Ngoại trưởng Triều Tiên không phải là lần đầu tiên được nhắc đến. Gần đây nhất, Bình Nhưỡng cũng đã đề cập đến vấn đề phi hạt nhân trong cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hồi 19/9 rằng sẽ chỉ giải giáp vũ khí hạt nhân nếu Mỹ ngừng coi Triều Tiên là kẻ thù.
Cụ thể, chỉ khi Washington ký hiệp định hòa bình với Bình Nhưỡng và chấm dứt các biện pháp trừng phạt, Triều Tiên mới tiến hành đầy đủ các yêu cầu của Mỹ về những vấn đề loại trừ kho vũ khí hạt nhân của mình.
Video đang HOT
Nụ cười của Kim Jong-un đang khiến nước Mỹ ‘việt vị’
Không chỉ Triều Tiên đưa ra lời cáo buộc với vai trò của Mỹ trong vấn đề hòa bình của bán đảo này, ngay sau khi trở về từ Bình Nhưỡng, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng đã đăng đàn bênh vực Triều Tiên và dồn trách nhiệm về phía Mỹ.
“Triều Tiên đã phá hủy bãi thử hạt nhân Punggye-ri. Nếu phá hủy tiếp bãi thử động cơ và bệ phóng tên lửa Tongchang-ri, họ sẽ không thể tiến hành các cuộc thử nghiệm hạt nhân hay phóng tên lửa… Điều đó có nghĩa Triều Tiên đang từ bỏ năng lực hạt nhân tương lai của mình”, Tổng thống Hàn Quốc cho biết.
“Để đạt tới mục tiêu phi hạt nhân hóa hoàn toàn, Triều Tiên cần phá hủy vĩnh viễn các cơ sở hạt nhân, bao gồm cả những cơ sở ở Yongbyon và các đầu đạn, tên lửa họ đang nắm giữ… Việc này chỉ có thể được giải quyết trong các cuộc đàm phán Mỹ – Triều”, Tổng thống Hàn Quốc nhấn mạnh.
Phát biểu này của Tổng thống Hàn Quốc tương ứng với một lời quy chụp trách nhiệm với đồng minh Mỹ rằng họ đã làm hết tất cả những gì có thể, nếu Washington thực sự có thiện chí, ít nhất hãy chứng tỏ bằng hành động để xây dựng lòng tin cho Bình Nhưỡng.
Những hình ảnh thân thiện chưa từng có của lãnh đạo Triều Tiên và Hàn Quốc
Những nụ cười của Kim Jong-un với Hàn Quốc, không khoe vũ khí hạt nhân trong diễu binh, những lời kêu gọi giúp đỡ để Triều Tiên có cuộc sống ấm no, hòa bình… đã thực sự không chỉ làm siêu lòng Seoul mà cả Tokyo.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc rằng ông sẵn lòng gặp mặt trực tiếp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un để hai nước có thể giải quyết vấn đề con tin bị bắt cóc và thúc đẩy việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Nhật Bản sẵn sàng hỗ trợ Triều Tiên trong công cuộc xây dựng kinh tế đất nước sau này.
… Ngoài ra, Triều Tiên cũng nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Nga và Trung Quốc, vốn là những quốc gia luôn được cho có sự ủng hộ cả công khai và âm thầm với chính quyền Bình Nhưỡng.
Có thể thấy, Triều Tiên đã xây dựng cho mình một hình ảnh thân thiện bậc nhất trong lịch sử lập nước tới nay. Hình ảnh này đủ để các quốc gia dù là đồng minh với Mỹ phải tin tưởng, và cùng chờ đợi, thậm chí là thúc đẩy các bước đi tiếp theo của Washington để mang lại hòa bình, an toàn cho cả khu vực.
Washington khó có thể tin Kim Jong-un?
Mắt xích lớn nhất ở đây là việc Mỹ muốn Triều Tiên công khai toàn bộ chương trình hạt nhân của nước này. Điều đó đồng nghĩa với việc Bình Nhưỡng phải thông báo rõ ràng cho Washington biết họ có bao nhiêu tên lửa liên lục địa, số tên lửa đó có thể bắn tới đâu, bao nhiêu bom hạt nhân cũng như vị trí của tất cả các cơ sở hạt nhân, bãi phóng, nhà máy sản xuất… để Mỹ có thể giám sát liệu Triều Tiên có thực sự giải giáp loại vũ khí này hay không.
Trong khi đó, Triều Tiên lại muốn Mỹ tuyên bố kết thúc chiến tranh và ký Hiệp ước hòa bình Mỹ – Triều trước.
Vấn đề lớn nhất còn tồn tại là cả Washington và Bình Nhưỡng không ai chịu nhượng bộ.
Jeffrey Lewis, học giả thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury, cho rằng việc cất kho vũ khí hạt nhân mà Bình Nhưỡng thực hiện hôm quốc khánh chỉ là việc áp dụng chiến lược “giấu mình” sau khi đã sở hữu vũ khí hạt nhân.
“Triều Tiên sẽ không từ bỏ vũ khí hạt nhân. Họ đang tìm cách làm theo cách làm của Israel, đó là không nhắc tới vũ khí hạt nhân sau khi đã sở hữu chúng. Bình Nhưỡng có thể phát triển và tích trữ kho hạt nhân tùy ý, nhưng họ sẽ không phô diễn chúng nữa”, Lewis nhận định.
Israel được cho là đã nghiên cứu và chế tạo một số đầu đạn hạt nhân để răn đe các quốc gia ở Trung Đông, nhưng Tel Aviv không thừa nhận cũng không bác bỏ và không bao giờ công khai đề cập đến vấn đề này trong các cuộc thảo luận quốc tế.
Grae Liu, chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chống phổ biến vũ khí James Martin ở Mỹ, cũng có chung quan điểm, khi cho rằng Triều Tiên đã đạt được mục tiêu chiến lược trong chương trình hạt nhân của mình và không cần phải tiếp tục thể hiện sự răn đe bằng cách tiếp tục phô diễn ICBM trong duyệt binh. Mặt khác, che giấu vũ khí hạt nhân sẽ khiến cộng đồng quốc tế ủng hộ và đẩy những tai tiếng về phía Washington.
Triều Tiên không bao giờ tự giải giáp vũ khí hạt nhân cũng như Mỹ không bao giờ tin tưởng đối phương
Một bằng chứng xác đáng hơn, các hình ảnh vệ tinh do công ty Planet Labs Inc công bố hôm 11/9 cho thấy có rất ít sự thay đổi tại bãi phóng tên lửa Tongchang-ri ở tây bắc Triều Tiên trong khoảng thời gian từ ngày 16/8 đến 10/9. Cũng theo những hình ảnh này, khu vực thử động cơ tên lửa gần bãi phóng này dường như cũng không có thay đổi đáng kể nào.
Trước đó, các bức ảnh vệ tinh với độ nét cao được phân tích bởi trang 38 North chuyên theo dõi tình hình Triều Tiên thuộc Viện Nghiên cứu Mỹ – Triều, Đại học Johns Hopkins cũng cho thấy không có hoạt động phá dỡ nào trong thời gian từ ngày 3/8 đến 16 /8 tại bãi phóng Tongchang-ri.
Một chuyên gia thuộc Đại học Stanford Mỹ nhận định Triều Tiên đã ngừng hoàn toàn việc tháo dỡ bãi Tongchang-ri. Do đó, bãi phóng này vẫn có khả năng hoạt động bởi các công trình bị phá hủy trong giai đoạn đầu chỉ là các cơ sở phụ, không ảnh hưởng đến khả năng phóng tên lửa.
Có thể Hàn Quốc đang nôn nóng chờ đợi những động thái từ phía Mỹ để hi vọng họ có thể cùng với người anh em miền Bắc chung sống hòa bình. Nhưng với Washington, ở tư thế của nước lớn, họ vẫn đóng vai ‘phản diện’ dù nếu vậy, sự hòa hợp hai miền Triều Tiên còn nằm ở tương lai rất xa.
Tân Phong
Theo baodatviet
Ngoại trưởng Triều Tiên từ chối gặp người đồng cấp Hàn Quốc tại Mỹ
Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha ngày 30/9 đã rời New York sau kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) lần thứ 73 mà không gặp người đồng cấp Triều Tiên.
Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha (trái) và người đồng cấp Triều Tiên Ri Yong-ho
Bà Kang Kyung-wha đã hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và các nhà ngoại giao hàng đầu của một số quốc gia khác trong thời gian bà ở đây.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho đã từ chối đề nghị trước đó của bà Kang Kyung-wha về một cuộc hội đàm cấp bộ trưởng ở New York.
Các nguồn tin từ chính quyền Hàn Quốc cho biết, bà Kang, người tháp tùng Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tới Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều ở Bình Nhưỡng trong tháng 9, đã nói chuyện với ông Ri Yong-ho về chuyến đi này và gợi ý hai bên gặp nhau bên lề kỳ họp ĐHĐ LHQ.
Theo các nguồn tin, Triều Tiên có thể không muốn thảo luận về phi hạt nhân hóa ở cấp ngoại trưởng, dù Tổng thống Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã thảo luận về vấn đề này tại ba cuộc gặp thượng đỉnh trong năm nay.
Việt Thùy
Theo baogiaothong
Triều Tiên không giải giới hạt nhân vì thiếu lòng tin với Mỹ Ngoại trưởng CHDCND Triều Tiên Ri Yong-ho cho rằng các lệnh trừng phạt kéo dài đang tiếp tục gây mất lòng tin đối với Mỹ. Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc AFP Reuters ngày 30.9 dẫn lời Ngoại trưởng CHDCND Triều Tiên Ri Yong-ho cho rằng các lệnh trừng phạt nhằm vào nước này...