Nữ CEO xinh đẹp của startup xét nghiệm máu ‘cú lừa thế kỷ’ tự nhận mắc bệnh ‘tâm thần’ nhằm kháng án
Sau khi bị cáo buộc gian lận lừa đảo, nữ CEO từng được ca ngợi là “Steve Jobs phiên bản nữ” tự nhận mình “mắc bệnh tâm lý”.
Nguồn tin từ thung lũng Silicon cho biết, cựu CEO Theranos là Elizabeth Holmes hiện đang muốn kiểm tra để xác định mắc một “bệnh tâm lý” nhằm làm bằng chứng chống lại phiên tòa cáo buộc cô này tội gian lận, lừa đảo.
Khả năng về tình trạng kể trên được tiết lộ vào ngày thứ 4 khi tòa án đang xem xét vụ việc và chỉ đạo rằng các công tố viên có thể trực tiếp kiểm tra vấn đề tâm lý của Holmes. Chỉ thị mới nhất được đưa ra nằm trong quá trình xét xử vụ án cáo buộc kế hoạch của nhà sáng lập startup thử máu cho kết quả sai sự thật, lừa dối người tiêu dùng, nhà đầu tư. Trước đó, Holmes được cho là đưa ra bằng chứng về mình bị mắc một căn “bệnh tâm lý” hay một tình trạng tâm lý khác khiến cô này “gây ra vấn đề về sai phạm”.
Holmes ban đầu nhắm tới việc nhận được xác nhận mắc bệnh tâm lý từ Mindy Mechanic – một nhà tâm lý học tại Đại học bang California ở Fullerton. Mechanic là chuyên gia về chấn thương tâm lý, tập trung vào những hành động bạo lực chống lại phụ nữ và thường cung cấp những xác nhận chuyên môn về những trường hợp liên quan tới “vi phạm giữa các cá nhân với nhau”.
Tuy nhiên tòa án quận nơi thụ lý vụ án của Holmes là Edward j. Davila đã bác bỏ ý định sử dụng kết quả kiểm tra tư nhân của Holmes và yêu cầu cô này buộc phải đệ trình kiểm tra tâm lý bởi các chuyên gia chính phủ.
“Tòa án đã đồng ý rằng các chuyên gia của chính phủ phải là đơn vị thực hiện và đưa ra kết quả kiểm tra vấn đề tâm lý của Holmes”.
Holmes và bạn trai cũ của cô này, cũng là cựu chủ tịch Theranos là Rames Sunny Balwani đã bị buộc tội công bố thông tin sai về thiết bị của công ty có thể gây ra những xét nghiệm máu với chỉ một vài giọt máu và lừa nhà đầu tư, bác sỹ cũng như bệnh nhân về độ chính xác của kết quả. Theranos – trước đó thu hút được rất nhiều nhà đầu tư tên tuổi rót tiền vào đây đẩy giá công ty lên 9 tỷ USD trước khi bị phát hiện về hành vi sai trái.
Davila đã quyết định vào tháng 3 rằng Holmes và Balwani phải đối mặt với những phiên tòa riêng biệt.
Phiên tòa của Holmes đã bị hoãn vì dịch Covid-19 và hiện đang dự kiến diễn ra vào tháng 3. Trong khi đó phiên tòa xét xử Balwani sẽ diễn ra sau đó.
Kevin Downey và Lance Wade – luật sư đại diện của Holmes không đưa ra phản hồi từ Bloomberg.
Từng được ca ngợi là “Steve Jobs phiên bản nữ”
Những ngày đầu mới thành lập Theranos, Holmes được ca ngợi như phiên bản nữ của Steve Jobs với ý tưởng kinh doanh vô cùng thu hút. Với tầm nhìn chiến lược dựa trên ý tưởng sử dụng công nghệ độc quyền vào việc thử máu và chỉ cần dùng một mẫu máu nhỏ, CEO Elizabeth Holmes đã trở thành một hiện tượng, thậm chí được lên trang bìa của các tạp chí kinh doanh lớn. Còn start-up Theranos được ca ngợi là bước đột phá trong thị trường công nghệ thử máu và được định giá lên tới 9 tỷ USD.
Tuy nhiên, đầu tháng 2/2015, phóng viên điều tra John Carreyrou của tờ Wall Street Journal, đã có một vài thông tin về Theranos và sau đó ông liên lạc với một giám đốc phòng thí nghiệm cũ tại Theranos – người này đã nói với ông về những thực hành phi đạo đức và có hại tại công ty. Những âm mưu bắt đầu bị bại lộ kể từ đó.
các nhà khoa học đã bắt đầu nêu lên một số câu hỏi về các công nghệ của công ty và phóng viên Carreyrou hé lộ câu chuyện về cuộc điều tra chống lại công nghệ xét nghiệm máu của Theranos. Sau đó, CEO Elizabeth phải lên sân khấu và xuất hiện trên truyền hình để bảo vệ công ty trong những tuần sau đó.
Theranos liên tục đối mặt với hàng loạt cáo trạng về pháp lý khác, khi bị FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm) kiểm tra phòng thí nghiệm và nói rằng công ty đang vận chuyển một “thiết bị y tế không rõ ràng”. Còn trung tâm dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe đã trích dẫn những lo ngại rằng một trong những phòng thí nghiệm của Theranos đặt ra “nguy cơ tức thì” cho bệnh nhân.
Theranos không chỉ là một phi vụ lừa đảo xôn xao dư luận mà đằng sau đó còn là sự tham vọng của các nhà đầu tư vào dự án của Thung lũng Silicon. Bởi ngay từ khi ra đời đã thu hút sự chú ý đông đảo từ nhiều giới, chứ không riêng giới công nghệ và trở thành một “miếng bánh béo bở” đầy hấp dẫn về khởi nghiệp.
CEO startup triệu USD ở Silicon Valley: 'Làm thuê không có nét riêng'
Qua 3 lần gọi vốn, Elsa đã huy động được 12 triệu USD. Phía sau startup này là một người phụ nữ Việt đầy đam mê và khát vọng.
Video đang HOT
Tôi gặp Văn Đinh Hồng Vũ, CEO ứng dụng Elsa tại nhà riêng ở Quận Phú Nhuận, TP.HCM. Hồng Vũ là một phụ nữ có thân hình nhỏ nhắn, giọng nói nhẹ nhàng, đôi mắt sáng và nguồn năng lượng khởi nghiệp dồi dào.
Văn Đinh Hồng Vũ hiện là đồng sáng lập và CEO của Elsa, ứng dụng học phát âm tiếng Anh bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo và nhận diện giọng nói. Ứng dụng này được xếp top 5 ứng dụng AI do trang Research Sniper đề cử.
Cuối tháng 2/2019, startup Elsa đã gọi vốn thành công vòng A tại Silicon Valley với số tiền 7 triệu USD. Đây là lần gọi vốn thứ ba của dự án khởi nghiệp này, với tổng số tiền đầu tư đến nay là 12 triệu USD.
Ngoài ra, Hồng Vũ còn sở hữu hồ sơ dày cộp với những thành tích ấn tượng. Vũ từng là người châu Á đầu tiên làm trợ lý tổng giám đốc Maersk, tập đoàn vận tải có chi nhánh khắp 136 quốc gia với hàng chục nghìn nhân viên.
Bên cạnh đó, Hồng Vũ từng giữ vị trí trưởng dự án cấp cao cho Booz & Company - 1 trong 4 tập đoàn tư vấn đứng đầu nước Mỹ.
Cô có hành trình hơn 10 năm lập nghiệp từ Đan Mạch đến Mỹ với 2 học bổng Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh và Giáo dục của ại học Stanford.
Từ bỏ nhiều cơ hội tại các công ty lớn, người phụ nữ từng có ước mơ trở thành đại sứ LHQ quyết định khởi nghiệp, tạo ra Elsa. Cô làm điều này với đam mê dành cho giáo dục và mong muốn để lại gì đó có ảnh hưởng tích cực cho cuộc sống.
- Đang đảm nhận những vị trí mơ ước trong các tập đoàn lớn, động lực nào khiến chị bỏ tất cả đi khởi nghiệp?
- Đam mê đã thúc đẩy tôi làm việc đó. Tôi nghĩ làm công ty nào mình cũng sẽ cống hiến 16 giờ mỗi ngày nhưng ảnh hưởng tới xã hội lại quá nhỏ.
Khi làm thuê cho người khác, sản phẩm ra đời không phải đứa con tinh thần của mình. Thường mọi người đi làm thuê chủ yếu vì môi trường an toàn, tiền lương cao hoặc khả năng của họ phù hợp để làm vị trí đó.
Làm cho công ty lớn thì sự va chạm và trải nghiệm bản thân sẽ bị giới hạn. Ví dụ khi tôi muốn đưa ra một ý tưởng, sản phẩm mới nhưng sếp không thông qua thì tôi không áp dụng được. Nếu mở công ty riêng, tôi sẽ tự do thực hiện những ý tưởng của mình. Tầm ảnh hưởng của tôi trong tổ chức của mình sẽ lớn hơn.
Nhiều người lo ngại thất bại khi khởi nghiệp. Nhưng với tôi, đến một lúc nào đó, khởi nghiệp sẽ không quá rủi ro. Sẽ có lúc bạn nghĩ kiếm nhiều tiền cũng không biết để làm gì. Lúc đó, bạn sẽ nghĩ đến việc đưa công sức của mình vào nơi mình cảm thấy hạnh phúc hơn.
- Đã bao giờ chị nghĩ mình sẽ bán Elsa chưa? Nếu có thì giá là bao nhiêu?
- Ngay từ những ngày đầu xây dựng Elsa, tôi đã nghĩ mình không làm ra nó để bán quá sớm.
Vì sao chúng tôi làm ra Elsa? Không phải Google và Amazon không làm được. Họ có rất nhiều người giỏi và nhiều tiền. Thế nhưng, việc tạo ra một ứng dụng dành cho người tập nói tiếng Anh không phải sứ mệnh của họ.
Đa phần kỹ sư của họ là người Mỹ. Họ không gặp phải khó khăn trong việc nói tiếng Anh. Việc học nói tiếng Anh không phải sứ mệnh của các công ty lớn nên nếu làm, tôi sẽ làm tốt hơn họ.
Chúng tôi thấy tiềm năng của thị trường còn rất xa và còn rất nhiều thứ để làm với công nghệ của mình.
Tuy vậy, tới khi Elsa phát triển mạnh mẽ và tôi không còn là chủ sở hữu hoàn toàn, tôi sẽ phải đưa ra quyết định có lợi cho mọi người chứ không phải cho bản thân mình. Tuy vậy, tôi vẫn đang là người có phần quyết định lớn trong công ty nên tôi sẽ không bán.
- Cùng một vấn đề về phát âm tiếng Anh, Elsa có gì để "phòng thân" nếu chẳng may bị các ông lớn sao chép?
- Đương nhiên khi đưa ra vấn đề lớn mà cả thế giới ai cũng thấy thì sẽ có nhiều người nhảy vô. Tuy nhiên, khi làm việc với startup, câu đầu tiên nhà đầu tư hỏi là "khả năng tự bảo vệ của dự án là gì?"
Mỗi người sẽ có một cách để bảo vệ riêng. Với Elsa là công nghệ nhận diện giọng nói trí tuệ nhân tạo. Nó không dễ để có thể làm theo. Công nghệ này cần thời gian và dữ liệu để cải thiện.
Thuật toán chỉ là một phần, quan trọng là đối thủ phải đánh bại độ chính xác của Elsa trong một thời gian ngắn. Trong thời gian ai đó copy thì Elsa đã tiến đi xa hơn.
Theo tôi, nếu sản phẩm mình tốt thì cạnh tranh là điều cần có, chứ không phải lo sợ công ty kia sẽ diệt công ty mình. Nó có lợi cho người dùng và có lợi cho các công ty. Các công ty sẽ tận dụng lẫn nhau để phát triển.
Nếu thị trường mà không ai nhảy vào thì cái bánh đó không ngon. Nhưng khi họ nhảy vào thì mình phải có giải pháp để tự bảo vệ.
Có nhiều sản phẩm nhưng mới tận dụng lại các nền tảng công nghệ nhận diện giọng nói cũ như Google, Alexa. Họ có thể xây những app rất hay, rất vui nhưng chưa thể giải quyết được nhu cầu của người dùng là cho họ biết họ sai ở đâu và cần chỉnh ở đâu.
Một công ty lớn ở Trung Quốc có thể trở thành đối thủ của Elsa. Tuy vậy khả năng là rất thấp bởi họ chỉ tập trung vào thị trường Trung Quốc. Thông thường các công ty Mỹ sẽ không nhảy vào Trung Quốc và ngược lại.
- Elsa là một startup nhỏ, vậy bằng cách nào chị chiêu dụ được nhân sự trong lĩnh vực mà chị cho là ít người giỏi?
- Có nhiều nhóm người giỏi khác nhau. Có người lựa chọn môi trường là những công ty có nguồn lực để hỗ trợ họ nghiên cứu. Có những nhóm người đã dành thời gian dài để nghiên cứu và họ muốn đưa kỹ thuật của họ vào ứng dụng để thay đổi thế giới.
Trong hai loại người trên, Elsa thu hút được những người giỏi muốn thực hành.
Elsa không có môi trường để người giỏi làm nghiên cứu quá lâu bởi không có nguồn lực tài chính. Nhưng Elsa có khả năng đưa những nghiên cứu của họ vào môi trường thực tiễn. Ví dụ như CTO của Elsa đã làm nghiên cứu 15 năm, viết rất nhiều bài nghiên cứu và có nhiều bằng sáng chế nhưng đa phần chỉ mới dừng lại ở nghiên cứu.
Khi tôi gặp người này để lôi kéo về Elsa, tôi nói sản phẩm của anh sẽ tác động đến 1,5 tỷ người trên toàn thế giới. Ngoài ra, ứng dụng này sẽ thay đổi sự tự tin và cho mọi người những cơ hội việc làm tốt hơn, đi nước ngoài, học những trường tốt hơn. Elsa sẽ được tạo ra để thay đổi cuộc đời của một con người chứ không dừng lại ở việc bạn viết được bao nhiêu bài nghiên cứu.
Tôi không thể thu hút con người bằng việc trả lương cao vì mình không đủ lực như Google. Google có thể trả lương cao gấp 10 lần nhưng mình chỉ có thể nói về tầm ảnh hưởng.
Ngoài ra, một người giỏi làm ở Google chỉ là con chốt nhỏ trên bàn cờ lớn nhưng khi làm startup ở giai đoạn ban đầu thì vai trò của người đó rất lớn. Một đóng góp nhỏ cũng có thể thay đổi diện mạo của cả một công ty. Sẽ có những con người đi tìm tầm ảnh hưởng như vậy.
Bên cạnh đó, người giỏi họ sẽ theo người giỏi. Như CTO của tôi, về làm Elsa là bởi anh ta nghe tôi mời được huyền thoại của ngành nhận diện giọng nói làm cố vấn. Sau khi bạn đó tham gia đội ngũ của tôi, bạn ấy kéo thêm được những bạn trẻ hơn muốn làm việc.
Vì vậy tôi nghĩ những người đầu tiên được tuyển vào công ty khởi nghiệp rất quan trọng. Họ sẽ là hạt giống bước đầu giúp công ty thu thập thêm người tài.
- Khởi nghiệp ở Silicon Valley, "cái rốn công nghệ thế giới" có gì đặc biệt hơn những nơi khác?
- Đầu tiên phải nói đến những bất lợi của môi trường khởi nghiệp ở Silicon Valley. Ở đó có rất nhiều công ty giỏi ra đời và tôi cạnh tranh với rất nhiều thiên tài.
Để nhà đầu tư chọn mình, tôi phải cạnh tranh với cả trăm công ty, cái nào cũng tài và xuất chúng. Khó khăn là làm thế nào để mình nổi bật hơn trong một nhóm đông như vậy.
Tiếp theo là việc tuyển người. Khi ở Silicon Valley, các công ty lớn thu hút hết người tài. Những kỹ sư trẻ thường muốn làm ở các công ty lớn để xây dựng hồ sơ và tên tuổi của họ. Trong khi đó, công ty của mình có thể chết bất cứ lúc nào làm sao có thể tuyển người.
Tuy vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp của Silicon Valley lâu đời và rất dễ để hoạt động. Từ chính sách đến luật pháp mọi thứ đều rất rõ ràng. Đúng là đúng, sai là sai. Như thể có một cuốn playbook hướng dẫn startup biết được ở giai đoạn nào thì cần làm gì, cần gặp ai. Tôi không bao giờ sợ sai miễn sao tôi làm theo luật.
Bên cạnh đó, vì người giỏi rất nhiều nên khi startup tôi không biết vấn đề nào tôi có thể gọi cho một người bạn ở gần đó. Họ sẽ nói cho tôi toàn bộ kinh nghiệm của họ, cả sai cả đúng. Khi ở một nơi ít người khởi nghiệp, mọi người sẽ không chia sẻ nhiều kinh nghiệm như ở Silicon Valley.
Ở Silicon Valley, có những người bạn của tôi đã bán 2-3 công ty, thất bại nhiều lần. Cho nên khi gặp những người đó họ sẽ chia sẻ tất cả kinh nghiệm xương máu với tôi. Ở Việt Nam, có rất nhiều người khởi nghiệp nhưng rất ít người thành công và rất ngại nói về thất bại.
- Theo chị muốn làm startup công nghệ thì cần bắt đầu từ đâu?
Theo tôi, khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ phải tập trung vấn đề chứ đừng tập trung việc mình có giải pháp. Vì tập trung vào giải pháp sẽ quên mất nhu cầu có đủ lớn hay không.
Đương nhiên có nhiều bạn kỹ thuật làm ra sản phẩm rất tuyệt vời thì sẽ được các công ty mua lại. Nhưng về bản chất, vấn đề thì luôn tồn tại còn giải pháp có thể thay đổi theo nhiều giai đoạn.
Mỗi người làm startup sẽ có mục tiêu riêng. Nhiều người làm ra để hy vọng người khác mua lại nhưng tỷ lệ rất thấp. Việc bạn làm ra một sản phẩm khiến người khác phải mua lại là rất khó.
Giữa mùa Covid, startup xe đạp in 3D của cựu CEO Facebook Việt Nam Lê Diệp Kiều Trang gọi thêm thành công 25 triệu USD Ngoài vòng gọi vốn 25 triệu USD, dự án xe đạp in 3D của bà Lê Diệp Kiều Trang đã gọi vốn thành công hơn 3,9 triệu USD từ cộng đồng, gấp 39 lần con số kỳ vọng ban đầu. Hồi tháng 7, Lê Diệp Kiều Trang - cựu CEO Facebook Việt Nam, Goviet, cho biết startup Arevo mà bà cùng chồng Sonny...