“Nữ cao thủ bẻ khóa Hà Nội” và chuyện có hai đứa con với hai sát thủ
“Em ở nhà một ngày, ông ấy chửi 10 tiếng… Mà ông ấy còn bắc loa điện để chửi cho to cơ”
Ngay từ đầu câu chuyện, Tươi đã có vẻ từng trải đến… lọc lõi: “Em nói thật với các bác là không ai ác như bụi đời, không ai tởm như bụi đời và những người đi bụi đời là những người có vết thương lòng rất nặng, họ yêu đương dang dở, người đi tù xong ra tù thì gia đình tan vỡ. Như em đây một nách hai đứa con nhưng em lại… chẳng có vết thương lòng nào cả”.
Tươi có phần thẳng thắn: Em có hai đứa con, con Tý lớn thì em gửi về quê bà ngoại nuôi, con Tý nhỏ này thì lang thang cùng em. Hai con Tý là con của hai thằng đàn ông khác nhau. Em chả giấu bác làm gì. Thời còn con gái, bố mẹ em nhắm cho em được một anh chàng cùng xã, hiền lành, chịu khó.
Chàng ta kém em đến 4 tuổi nhưng vẫn rất thích em. Em cãi lời bố mẹ, nhất quyết không lấy, đơn giản chỉ vì không thích. “Cả làng chả hiểu em chê anh kia ở điểm gì. Em cũng chả nói bao giờ, nhưng với bác em chả giấu, em không thích cái anh kia vì đàn ông gì mà hiền lành quá”.
Tươi bỏ quê lên Hà Nội, cũng bảo đi rửa bát thuê như “bài” của nhiều “thành phần bất hảo” khác. Đến năm 28 tuổi, Tươi phải lòng một người đàn ông đẹp mã. Không rõ anh ta đẹp thế nào mà đến khi ngồi nói chuyện với chúng tôi, Tươi vẫn nức nở: “Bố con Tý lớn đẹp giai lắm, các bác không tưởng tượng được đâu. Em thì bấy giờ chỉ mong có đứa con nên theo nó, chứ nó có vợ có con ở quê Bắc Ninh rồi, bảo là ly thân thôi chứ chưa ly dị”.
Gặp anh ta rồi, Tươi mới thuê nhà trọ sống cảnh vợ chồng hờ. Gần đến ngày khai hoa nở nhụy, anh chồng hờ lấy của Tươi 900 nghìn đồng bỏ lên Lạng Sơn. Tươi biết, trên đó anh ta cũng còn một “cô bồ” nữa. “Em biết chứ, nó không chỉ có mình em đâu. Cái mặt thì rõ đẹp mà cái lòng thì trái ngược hoàn toàn”. Đúng hôm Tươi sinh cái Tý lớn thì nghe tin chồng bị bắt vì tội giết người. “Nó phải đi 7 năm bác ạ, còn 2 năm rưỡi nữa thì nó về”.
Chị Tươi và con có giấc ngủ tạm bợ trên vỉa hè
Bố cái Tý nhỏ là người Nam Định, anh ta làm cửu vạn ở chợ Long Biên, rượu chè bê bết, thế nhưng thấy bảo bố mẹ, anh chị em là những người đàng hoàng, tử tế. Thế nên khi biết cậu con trai có con và đòi cưới một người hơn mình 9 tuổi, vừa lang thang, vừa thuộc loại “nạ dòng”, cả nhà cậu ta phản đối quyết liệt.
PV: Quê em ở đâu?
Tươi: Quê em ở Hà Nam , phủ Lý Nhân, nhưng mà bác đừng nói thật cho các người ở đây người ta biết nhé, toàn dân lưu manh, lừa đảo.
Video đang HOT
PV: Nhà chồng không ưa thì em về quê với bố mẹ, chứ ai lại để cái Tý lang bạt thế này?
Tươi: Em nói thật là ông già em lắm lời, em ở nhà một ngày, ông ấy chửi 10 tiếng, em đau đầu em mới đi. Mà ông ấy còn bắc loa điện để chửi cho to cơ… Nhưng ông ấy chửi cũng phải, đời em hai đứa con của hai thằng…
PV: Bây giờ mà chúng tôi giúp được Tươi vào trung tâm học nghề, được ăn ở miễn phí, thì có muốn đi không?
Tươi: Vào trung tâm học nghề thì thà em về quê chăn gà chăn vịt còn hơn. Em chả bao giờ có tiền nhưng cũng chả giấu bác làm gì, em có ít tiền để dành đấy. Cuối năm nay em về nhà ngoại, … xây nhà!
Tươi xổ toẹt: “Em định đẻ đứa con trai cơ nhưng lại thành ra con Tý bé này. Em cũng nói thẳng với bố nó là em chỉ kiếm đứa con chứ em chả yêu thương gì. Bây giờ lục phủ ngũ tạng của nó sắp hỏng rồi, nó về quê nhà nó ở Nam Định. Bố mẹ nó nhắn em về, nhưng em chả về. Lúc nó khỏe thì xua đuổi em, giờ nó đau yếu mới bảo em về để em chăm sóc nó cho nhẹ gánh chứ gì, em biết thừa”.
Cái Tý bé nhà Tươi cũng đen trũi giống mẹ, gần hai mươi tháng mà bé quắt quéo. Mấy tháng nay, cái Tý với mẹ nó hay trú ở mái hiên một cửa hàng phải đóng cửa vì ế khách, cái cửa hàng nằm ngay điểm cắt nhau của đường Nguyễn Thái Học và Điện Biên Phủ.
Mái hiên này chỉ có Tươi là thân đàn bà, còn lại 5 – 6 người đàn ông cũng ngày lang thang khắp chốn, tối về cuốn thân tròn như “tổ sâu” trên hè phố mà ngủ. Cái Tý đang tuổi học đi, học chạy nên thoắt cái nó đã nhào ra đường, cũng may là Tươi chọn được cái góc có ít xe cộ qua lại này.
Tươi bảo em không ở đâu cố định hay lâu cả, nay em ở chỗ này, mai em ở chỗ khác, cũng chả có giờ giấc gì cả, thế mà mấy lần bác đều gặp được em, cũng gọi là có duyên đấy nhỉ.
Ban ngày, có lúc mẹ con Tươi ngồi ở đây, có lúc Tươi cho cái Tý vào thùng xốp, trong thùng xốp có cả quần áo của hai mẹ con, cứ thế Tươi đạp xe đi khắp các ngõ ngách phố xá.
Chiều tối thì lủi vào bệnh viện M. để tắm: “Nước ở bệnh viện ấy là thoải mái nhất. Mẹ con em phải tắm vội vàng, chứ mà người ta phát hiện ra thì mất… chỗ tắm”.
Ban đêm, chúng tôi nhiều lần trở lại chỗ mẹ con Tươi nằm, tôi vẫn thấy cô nàng chong mắt. Hỏi thì Tươi bảo: “Ban đêm em ít ngủ lắm, nhỡ mà lúc em chợp mắt, người ta ôm cái Tý đi mất thì em biết kêu ai. Em không dám ở đâu lâu cũng là vì thế”.
Hóa ra, bên trong con người mang tính cách bạo liệt, nhiều phần “bất hảo” ấy vẫn còn lương tâm và cái gọi là tình mẫu tử. Không biết đến khi tuổi đã xế chiều, có bao giờ Tươi ân hận về những lầm lỗi của mình như chị Mai không? Ngoài những chuyện có thể xác minh, một số chuyện Tươi từng tâm sự với chúng tôi nó cứ “quay tít như đèn cù”.
Từ nguồn tin mà chúng tôi bước đầu tìm hiểu được, anh chồng mà Tươi bảo là đầu tiên – bố của cái Tý lớn từng phạm tội giết người. Anh ta cùng một nhóm người nữa giết chết anh thợ sửa xe đạp ngồi ngay cái “vườn hoa” chỗ ngã tư Hàng Bông.
Hai ông bố của Tý lớn và Tý bé chỉ là hai trong số rất nhiều người đàn ông đi qua cuộc đời giang hồ của Tươi. Và cũng như Nguyễn Thị Mai, Tươi từng lang chạ với rất nhiều người đàn ông, không hẳn là mại dâm nhưng hễ ai cho tiền là “đi”. Dân bụi đời còn truyền tai nhau rằng Tươi là cao thủ bẻ khóa.
Theo soha
"Bị chuột chạy vào... bụng" rồi lần lượt sinh 4 đứa con!
Sống "đầu đường xó chợ" làm mất mỹ quan thành phố, tạo ra cảm giác một Hà Nội "lầm than", nhưng bản thân người cô gia cư rất tự tin vào "nghề" của họ.
Vỉa hè nơi 4 đứa con của chị Mơ lần lượt ra đời. (Ảnh minh họa)
Lại nhớ câu chuyện được cán bộ coi là "hết sức tiêu biểu" ở trung tâm. Chị tên là Trần Thị Duyên (tức Mơ), SN 1964, ở thôn Mơ Uông, xã Lệ B., huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, dân tộc Sán Chỉ. 9 năm trước, bấy giờ đang 40 tuổi, chị cùng 4 đứa con trứng gà trứng vịt đen nhẻm bùn đất được "thu gom" vào đây, sau một đợt truy quét những người lang thang, ăn xin ở vỉa hè, làm ảnh hưởng đến mỹ quan và trật tự đô thị Hà Nội. Người ta hết sức ngạc nhiên, thấy chị mang theo 4 đứa con gồm: Trần Thị Thuật, 14 tuổi; Trần Văn Tường, 13 tuổi; rồi Trần Thị Luyến, 10 tuổi; Trần Thị Mùi, 3 tuổi. Như con gà mẹ 40 tuổi, chị Mơ dắt theo một đàn gà con lơ ngơ, non tơ, lít nhít, đói khát. Ảnh chụp hồi ấy, gần 10 năm trước, để làm hồ sơ "nhập trung tâm", thì gương mặt chị Mơ không phải là không duyên dáng, có chút nhan sắc, với tóc dài đen nhánh, với khăn mũ len nâu của mùa đông năm 2004. Sơn nữ dân tộc Sán Chỉ mà.
Chị bảo, con của chị tất tật lấy họ mẹ (họ Trần), bố của chúng thì mỗi đứa một ông. Các "ông" ấy hầu hết chị không nhớ mặt, toàn gặp ngoài bến tàu bến xe, có khi ngoài công viên... Đám trẻ, giờ có một cháu đi làm, hai cháu học tại trường làng gần Trung tâm bảo trợ xã hội 4, cả hai đều đạt học sinh giỏi, xinh xẻo, chăm ngoan khiến đồng chí Bằng, giám đốc hết sức cảm kích. Mỗi đứa mang một gương mặt, một nguồn gen của những ông bố "bí ẩn" kia. Trò chuyện với chúng tôi, với chúng tôi, với gương mặt tuổi già của một người cả đời bị cuộc sống lang thang đày đọa, răng gẫy lởm chởm, tóc còn vài cái lưa thưa, chị Mơ thở dài: " Nằm ở xó nào đấy, con chuột nó chạy vào... chỗ bụng dưới của mình, thế là đẻ thôi mà". Mấy đứa đầu, chị còn tự cắt rốn, để ở nơi hoang vu tội nghiệp lắm. Hỏi lũ trẻ, chúng chỉ nhớ: Cháu sinh ra, biết nhớ biết nghĩ thì đã thấy mình ở vỉa hè rồi. Không có "bố" nào qua lại hết. Chị Mơ đỡ lời con: " Họ đến đem "chuột chạy vào bụng mình" rồi họ đi, có khi đêm tối mình còn không nhìn rõ mặt người đàn ông ấy nữa cơ mà".
Chị Phan Thị Bích Ngọc, Phó Giám đốc Trung tâm, người sâu sát quản lý chăm sóc chị Mơ suốt bao năm, chỉ còn biết thở dài: Các cháu nhỏ nó kể, nó còn mấy đứa em nữa cơ. Lúc bé nó vẫn nhìn thấy, giờ đi đâu không rõ. Chắc những đứa trẻ đó đã được "chuyển đi". Vậy là số lần sinh nở "vỉa hè bến xe" của người đàn bà tội nghiệp với các "giấc mơ" chuột chạy vào ... bụng dưới này không dừng lại ở con số 4. Hy vọng, các cháu sẽ gặp cái kịch bản bớt đau khổ hơn, ấy là đang được làm con nuôi, được chăm sóc ở một gia đình tử tế nào khác.
Để độc giả có một cái nhìn đầy đủ và đa chiều hơn về thảm trạng người vô gia cư ở Hà Nội, nhóm phóng viên đã có cuộc trò chuyện chính thức với ông Lê Tuấn Hữu - Giám đốc Sở Lao Động - Thương binh và xã hội Thành phố Hà Nội.
Nhiều người quyết tâm "vô gia cư" ở Hà Nội
- Thưa ông riêng nhóm từ thiện mang tên "Ấm" mà chúng tôi đi cùng, mỗi lượt đi đêm thăm hỏi người vô gia cư, đều đặn họ đã tặng 65 suất quà, mà số lượng người được giúp đỡ còn rất nhiều. Riêng số người xuất thân từ "vô gia cư" mà một trung tâm của quý Sở (đóng tại Ba Vì) đang chăm sóc đã là 346. Xin được hỏi, thời gian vừa qua, các đội trật tự xã hội (TTXH) của Hà Nội có đưa được nhiều người lang thang lên trung tâm để chăm sóc giúp đỡ không?
-Ông Lê Tuấn Hữu: Đối tượng của đội TTXH chỉ có người lang thang ăn xin thôi, tức là đội TTXH chỉ được phép thu gom những người này. Còn những đối tượng nằm ngủ ở bến tàu bến xe, chúng tôi cũng biết, nhưng họ không có biểu hiện gì là lang thang cả, họ chỉ ngồi đấy, như bà già ở Bách hóa Thanh Xuân (mà báo chí cũng viết nhiều - PV), bà ấy ngồi với cái cân để người ta đi qua cân thử trọng lượng của mình, bao nhiêu năm mà quận cũng... không biết xử lý ra sao. Vì bà ấy không làm gì để mình phải "thu gom" cả. Không tâm thần, không sai, mà chỉ ngồi ai đến bước lên cân thì cho bà tiền thôi. Rất nhiều những trường hợp như thế, không phải chúng tôi không biết, mà là không biết phải làm sao. Còn thì bảo là nếu họ ngồi ở chỗ nào gây mất cảnh quan đô thị, như Hồ Gươm chẳng hạn, thì lại là nhiệm vụ của TTXH quận Hoàn Kiếm, họ sẽ xử lý.
- Tóm lại thì hiện nay, ai lực lượng nào sẽ quản lý các đối tượng lang thang vô gia cư với cuộc sống nhếch nhác, vạ vật, lấm láp, bệnh tật cảu một "Hà Nội lầm than" như thế?
- Ông Lê Tuấn Hữu: Trên mạng có một nhóm thanh niên từ thiện với người vô gia cư, chúng tôi rất ủng hộ và trân trọng, vì sự chăm sóc này là cần thiết. Nhưng tại làm sao mà chúng ta không gom được những đối tượng này là như thế, vì chúng ta không đủ căn cứ để gom. Nhưng nếu là phường gom rồi rồi làm hồ sơ gửi lên thì chúng tôi nhận ngay. "Tuyên truyền" vận động lần 1, lần 2 không được thì thu gom lại. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao ở xã, phường họ lại không làm việc đó? Nếu họ làm được, họ mời đội trật tự đến đưa người vô gia cư đi trung tâm, bất kể họ là người của địa phương nào cũng được, không cứ gì phải là người có hộ khẩu Hà Nội.
Khi thu gom họ xong, ban đầu chúng tôi đưa tất cả vào trung tâm 1 ở Đông Anh và trung tâm 2 ở Ứng Hòa. Họ được ở lại 1 tháng để cán bộ xác minh địa chỉ, quê quán ở đâu, sau đó báo người nhà đến nhận, đưa về. Sau 1 tháng không ai nhận thì chúng tôi chuyển lên Trung tâm bảo trợ xã hội 4 trên Bà Vì của Hà Nội. Tại đây, các cán bộ tiếp tục xác minh cho đến khi tìm được gia đình của người vô gia cư, còn không tìm được thì nuôi dưỡng ở đấy đến cuối đời. Chính sách thành phố là rõ ràng. Đối tượng cả ngành là thế nhưng trách nhiệm đầu tiên phải từ các đồng chí ở xã, phường.
Những đứa trẻ coi vỉa hè là nhà của mình.
Các đối tượng lang thang vô gia cư không vi phạm pháp luật mà chỉ làm mất cảnh quan đô thị và họ cứ vạ vật thế, khiến ta có cảm giác như thể xã hội này bỏ rơi họ. Nhưng bản thân họ, tôi không biết chắc như thế nào nhưng tôi thấy họ vẫn kiếm sống, vẫn sống được. Vận động họ về quê, họ không về đâu, họ bảo ở thành phố kiếm sống dễ hơn. Chúng tôi cũng đã phải tham mưu UBND thành phố ra văn bản hỗ trợ một số người vô gia cư có được áo ấm, rồi quà cáp trong dịp rét đậm, hại.
- Có phải vì muốn bám Hà Nội để kiếm sống vỉa hè, gâm cầu, góc chợ, nên họ đã ra vào các trung tâm bảo trợ xã hội nhiều lần?
- Ông Lê Tuấn Hữu: Có một số trường hợp vào rồi lại ra rất nhiều lần. Họ viết giấy hứa hẹn không đi lang thang vật vạ nữa. Gia đình cam đoan đón về rồi. Nhưng lần sau vẫn như thế, vẫn "tái phạm".
- Vậy thì chúng ta phải làm gì để bớt đi những thảm cảnh người vô gia cư sống quá khổ sở, bị lạm dụng, bị truyền bệnh do kẻ xấu?
- Ông Lê Tuấn Hữu: Việc đầu tiên là chính các địa phương phải có trách nhiệm với họ, tạo công ăn việc làm cho họ hồi hương. Bởi có đi đâu đi nữa thì sau này họ vẫn phải về quê hương, họ đi kiếm sống vài năm thì về. Đấy là mấu chốt từ gốc. Việc tiếp theo, đối với Hà Nội hay các thành phố lớn khác, cần có kế hoạch xử lý vấn đề hợp tình hợp lý. Có những người cả nhà ra Thủ đô, chúng tôi chỉ đạo trước hết đảm bảo an ninh trật tự, sức khỏe cho họ. Các cháu thì có quyền được chăm sóc học hành. Thực tế, các quận huyện đã tổ chức các lớp học tình thương lồng ghép cho trẻ em thuộc đối tượng này, khá hiệu quả.
Theo Xahoi
Người vô gia cư trên đất Hà Thành (Kỳ 7): Nguyên nhân của những góc tăm tối "Tao ra đây ngồi người ta còn thương, còn cho tao tiền chứ. Năm vừa rồi, tao góp được tiền về xây lại cái đường và tường ngõ vào nhà đấy nhé", Bà Loan nói. Người vô gia cư và những giấc ngủ vỉa hè. Chúng tôi vẫn phải lý giải nguyên nhân của bi khúc "người vô gia cư ở Hà Nội"...