Nữ cảnh sát Nga tham gia bảo vệ hòa bình ở Cyprus
Bộ Nội vụ Nga đã cử 3 nữ cảnh sát tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình ở Cộng hòa Cyprus, theo TASS ngày 12.3.
Nữ cảnh sát Nga – Ảnh: AFP
Ngày 12.3, ba nữ cảnh sát Nga đã có mặt tại trụ sở Lực lượng vũ trang gìn giữ hòa bình LHQ tại Cyprus. Người đứng đầu Lực lượng, bà Lisa Buttenheim cho biết Nga là quốc gia thứ 12 “tài trợ” cảnh sát cho LHQ và là một trong 35 nước tham gia duy trì hòa bình tại Cyprus.
Video đang HOT
Được biết, ba nữ cảnh sát này đến từ ba vùng khác nhau của Nga. Họ đã qua những khóa đào tạo đặc biệt và một quá trình lựa chọn khắc nghiệt ở đẳng cấp quốc tế. Để được thực hiện sứ mệnh ở Cyprus, họ phải thông thạo tiếng Anh, biết tiếng Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ ở mức trung bình.
Từ năm 1974, sau cuộc can thiệp vũ trang của Thổ Nhĩ Kỳ, Cyprus bị chia thành hai phần lãnh thổ theo sắc tộc. Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát được khoảng 37% lãnh thổ, lập nên Cộng hòa Bắc Cyprus năm 1983 và trở thành quốc gia bảo trợ cho Bắc Cyprus. Phần phía nam của hòn đảo nằm dưới sự kiểm soát của Cộng hòa Cyprus, chủ yếu gồm dân cư gốc Hy Lạp. Những cuộc đàm phán để tiến tới thống nhất hai miền đã kéo dài nhiều thập niên dưới sự bảo trợ của LHQ.
Phạm Bá Thuỷ
Theo Thanhnien
Israel nỗ lực bình thường hóa quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố sẽ tiếp tục nỗ lực bình thường hóa quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng cho biết còn phải vượt qua nhiều khó khăn.
Thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu (phải) và Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras tại Jerusalem ngày 27.1.2016 - Ảnh: Văn phòng Thủ tướng Israel
Quan hệ giữa Ankara và Tel Aviv đổ vỡ từ năm 2010, sau khi quân đội Israel chặn bắt đội tàu Tự do của Thổ Nhĩ Kỳ, giết chết 9 người, nhưng Thủ tướng Netanyahu nói rằng Israel không có lỗi trong việc này.
Theo RIA (Nga) ngày 28.1, Israel và Thổ Nhĩ Kỳ trong quá khứ là những đối tác chiến lược, nhưng dần rời xa nhau do sự tái định hướng chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ để hội nhập châu Âu và tăng cường vị thế trong thế giới Ả Rập Hồi giáo. Đỉnh điểm bất hòa là sự cố với đội tàu Tự do xảy ra vào năm 2010, khi các tàu dân sự Thổ Nhĩ Kỳ bị Israel chặn bắt do vi phạm lệnh phong tỏa Dải Gaza, và giết chết 9 thành viên thủy thủ đoàn.
"Thổ Nhĩ Kỳ và Israel trong những năm trước đây từng có một mối quan hệ tuyệt vời. Chúng tôi không muốn mối quan hệ ấy bị đổ vỡ, và chúng tôi đã không có lỗi trong chuyện này. Chúng tôi luôn hoan nghênh bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ", Thủ tướng Netanyahu nói với các phóng viên sau cuộc họp tại Jerusalem với Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras.
Thủ tướng Netanyahu cũng cho biết rằng những nỗ lực ngoại giao nhằm bình thường hóa quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ không phụ thuộc vào sự phát triển hợp tác giữa Israel với Hy Lạp và Cyprus. Hôm nay 28.1, Thủ tướng Netanyahu có cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo hai nước này theo dạng thức ba bên.
Trước đó, truyền thông địa phương đưa tin rằng Israel và Thổ Nhĩ Kỳ đã chuẩn bị một dự thảo thỏa thuận về bình thường hóa quan hệ, mở lại các đại sứ quán và nối lại nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên. Bước đột phá đã đạt được trong cuộc hội đàm bí mật hồi năm 2015 ở Thụy Sĩ giữa ông Yossi Cohen, Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia (hiện nay là sếp tình báo Israel, Mossad), và Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Feridun Sinirlioglu.
Phạm Bá Thủy
Theo Thanhnien
Nga đề nghị dùng căn cứ ở Cyprus để đánh IS Theo Tân Hoa Xã, Đại sứ Stanislav Osadchiy cho báo chí biết, Nga đã đề nghị dùng căn cứ ở Cyprus để đánh IS. Hôm 7/12, Đại sứ Nga tại Cyprus, ông Stanislav Osadchiy cho hay, chính phủ Nga vừa đề nghị d ùng căn cứ ở Cyprus đánh IS. Cụ thể, theo lời ông Osadchiy, Moscow đã liên lạc với chính quyền...