Nữ cán bộ y tế có tâm
Dù không phải địa bàn công tác, nhưng với lòng tận tâm với nghề, hay tin xảy ra vụ sạt lở núi vùi lấp hàng chục người dân ở nóc Ông Đề (xã Trà Leng, H. Nam Trà My, Quảng Nam), chị Phạm Thị Thanh Thái (1979, trú xã Trà Dơn, H. Nam Trà My) – Trạm trưởng Trạm Y tế xã Trà Dơn cùng các nhân viên của trạm lội bộ gần 15km đường rừng, băng qua hơn 10 điểm sạt lở kịp thời sơ cứu cho các nạn nhân.
Chị Thái lội bộ gần 15km đường rừng, băng qua hơn 10 điểm sạt lở để tiếp cận hiện trường cứu người ở nóc Ông Đề.
Tiếp cận hiện trường vụ sạt lở tại nóc Ông Đề, chúng tôi xúc động trước hình ảnh các cán bộ y tế tận tình chăm sóc vết thương cho hàng chục người dân bị vùi lấp đang tập trung tại Trường TH xã Trà Leng. Qua trò chuyện, chúng tôi biết được họ là các cán bộ Trạm Y tế xã Trà Dơn, nghe tin đã bất chấp hiểm nguy băng qua 10 điểm sạt lở đến hiện trường để cứu người. Sơ cứu vết thương cho các nạn nhân xong, một nữ cán bộ y tế mới có thời gian rảnh ngồi nghỉ ngơi. Gương mặt chị hiện rõ sự mệt mỏi. Chúng tôi bước đến mời chị uống ngụm nước và vài chiếc bánh, chị vui vẻ nhận lấy. Chị cười bảo: “Lúc sáng đi vội nên quên mua nước và thức ăn mang theo”.
Hỏi chuyện mới biết chị tên Phạm Thị Thanh Thái, là Trạm trưởng Trạm Y tế xã Trà Dơn. Khi nghe tin xảy ra vụ sạt lở, chị Thái cùng các đồng nghiệp đã chủ động vào hiện trường để cứu chữa cho các nạn nhân. Chị Thái kể, sáng 29-10, trong lúc dọn dẹp do sạt lở đất đổ tràn vào nhà chị nghe người dân thông tin ở xã Trà Leng xảy ra sạt lở vùi lấp hàng chục người dân. Do sóng điện thoại không có, chị không thể liên lạc được người quen xác minh thông tin đành chạy xe máy vào xã Trà Leng hỏi thăm. Đến cầu Nước Xa, chị thấy lãnh đạo UBND huyện, các lực lượng Quân đội, Công an ở đây rất đông. Chị đến hỏi thì biết thông tin đó là chính xác liền gọi điện cho cấp trên xin vào hiện trường cứu người nhưng mất sóng không liên lạc được.
“Biết thông tin là đúng, tôi liền chạy về nhà lấy các dụng cụ, vật tư y tế. Sau đó, tôi đến Trạm y tế xã thông báo sự việc và vận động 3 cán bộ của trạm đi theo. Chúng tôi gói các loại thuốc, vật tư y tế cần thiết ở trạm, ngoài ra tôi còn ra quầy thuốc mua thêm hơn 20 túi dung dịch nước. Chạy qua cầu Nước Xa được một đoạn thì sạt lở núi làm tắc đường, xe máy không qua được. Thế là chúng tôi quyết định đi bộ băng qua các điểm sạt lở. Hơn 4 giờ cuốc bộ, chúng tôi đã đến khu vực bị sạt lở. Những người bị thương được đưa đến Trường TH Trà Leng cách khu vực bị sạt lở khoảng 100m. Có nhiều người bị thương rất nặng đã ngất xỉu. Nhìn thấy cảnh tượng đó chúng tôi ai cũng đau xót. Cố nén cơn đau, chúng tôi chia nhau sơ cứu vết thương cho các nạn nhân, truyền nước rồi để người dân cõng ra đường lộ đưa đi cấp cứu”, chị Thái kể lại.
Video đang HOT
Chị Thái băng bó vết thương cho một chiến sĩ Công an bị thương khi làm nhiệm vụ.
Hoàn thành việc sơ cứu cho nạn nhân, chị Thái cùng đồng nghiệp vẫn túc trực hiện trường để kịp thời sơ cứu những nạn nhân được tìm thấy và các lực lượng chức năng bị thương trong lúc làm nhiệm vụ. Xế chiều, chúng tôi cùng chị Thái bắt đầu rời khỏi hiện trường. Chị trải lòng: “Tôi biết ở xã Trà Leng bị sạt lở nhiều nơi, các cán bộ Trạm Y tế xã Trà Leng sẽ không đủ sức để cứu chữa hết. Việc làm của tôi chưa được cấp trên đồng ý, nếu xảy ra chuyện bất trắc gì sẽ bị kiểm điểm. Nhưng nghĩ đến những người dân bị thương cần được cứu chữa kịp thời, tôi quyết định đi cứu người trước, sau đó sẽ chịu mọi trách nhiệm nếu cấp trên khiển trách”.
Chị Phạm Thị Thanh Thái được đồng nghiệp nhận xét là người giàu sự nhiệt huyết và có tâm với nghề, năng nổ trong công việc. Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam, chị Thái về công tác tại Trạm Y tế xã Trà Dơn. Với sự nhiệt huyết và tận tâm của mình, chỉ gần 2 năm công tác chị được cấp trên bổ nhiệm làm Trạm trưởng Trạm Y tế xã Trà Dơn. Năm 2013, chị tiếp tục học lên Y sĩ Đa khoa và đang học liên thông đại học. Nhiều năm liền chị được UBND H. Nam Trà My và Sở Y tế tỉnh Quảng Nam tặng Giấy khen.
Dự báo bão số 10 suy yếu, các địa phương vẫn lên kế hoạch ứng phó
Dù bão số 10 đang được dự báo suy yếu, nhưng chính quyền các tỉnh Phú Yên, Bình Định kêu gọi người dân không được một phút chủ quan; các địa phương lên kịch bản để chủ động ứng phó với các diễn biến của thời tiết.
Đến ngày 5-11, lực lượng chức năng ở tỉnh Phú Yên đã triển khai di dời 4.050 người dân có ô lồng/bè trên các đầm vịnh, ven sông, biển. Ngoài ra, Phú Yên chủ động sơ tán gần 3.000 người dân ở vùng xung yếu, nguy cơ ngập lụt, sạt lở, lũ quét đến nơi an toàn.
Ngư dân tỉnh Phú Yên tháo máy tàu đưa về nhà cất giữ, bảo quản trước bão số 10
Ông Trần Hữu Thế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết, địa phương vẫn duy trì, tập trung chỉ đạo công tác ứng phó với mưa lũ. Nếu bão đổ bộ, lượng mưa có thể sẽ rất lớn, nguy cơ gây ra lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất rất cao nên người dân không được lơ là.
Ông Thế đề nghị các ngư dân, người nuôi trồng thủy sản không được chủ quan.
Người dân nuôi trồng thủy sản trên đầm Cù Mông
Chiều 5-11, ông Vũ Thế Quang, Giám đốc Cảng vụ Quy Nhơn cho biết, đơn vị đã có đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam điều tàu Sar 412 vào cảng Quy Nhơn.
Hiện tàu Sar 412 cùng với trên 20 cán bộ, chiến sĩ tìm kiếm, cứu nạn đang trực chỉ tại cảng Quy Nhơn để thực hiện các công tác cứu hộ, cứu nạn.
Các tàu cứu hộ, cứu nạn đang ứng trực trên cảng Quy Nhơn chiều 5-11
Theo ông Quang, cơn bão số 10 được dự báo đang suy yếu, nhưng đơn vị vẫn chủ động thông báo đến các tàu thuyền lai vãng di chuyển đi tránh trú ở nơi khác. Một số tàu hàng vãng lai, được hướng dẫn di chuyển sâu vào đầm Thị Nại.
"Đến chiều nay, chúng tôi tiến hành cắt cầu cảng đề nghị các phương tiện vận tải biển cần dừng việc bốc dỡ hàng tại cảng Quy Nhơn", ông Quang cho biết.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định thông báo cho người dân nuôi lồng bè ven biển cần chủ động di dời
Đến chiều 5-10, Bình Định vẫn giữ nguyên kế hoạch sơ tán dân, dự kiến dời gần 4.300 người dân.
Nhiều địa phương ở khu vực miền núi, như huyện An Lão, Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định) cũng đang lên phương án bảo vệ các khu vực dân cư có nguy cơ sạt lở núi, lở đất nếu bão gây mưa lớn...
Theo ông Bùi Tấn Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định), địa phương đã lập danh sách cảnh báo vùng nguy cơ sạt lở núi tại địa bàn.
Qua đó, xã Vĩnh Kim là địa phương có nguy cơ sạt lở núi cao, đặc biệt là thôn O3 và thôn Đắk Tra. Riêng tại thôn Đắk Tra có khoảng 20 hộ nằm trong diện có nguy cơ chịu ảnh hưởng nếu sạt lở núi xảy ra. Còn thôn O3 có 38 hộ nằm trong vùng bị ngập lụt khi có mưa lớn.
Tương tự, tại thôn Trà Cong (xã An Hòa, huyện An Lão, Bình Định), gần 200 hộ dân cũng đang sống dưới núi đá nguy có nguy cơ sạt lở. Hiện, chính quyền địa phương đang lên phương án cảnh báo, di dời dân.
Quảng Nam: Tạm dừng tìm kiếm nạn nhân mất tích ở Phước Sơn Nhằm phòng tránh bão số 10 sắp đổ bộ, lực lượng chức năng đã quyết định tạm dừng tìm kiếm 4 nạn nhân còn mất tích sau 2 vụ sạt lở khiến 13 người bị vùi lấp ở xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Tạm dừng tìm kiếm người mất tích tại xã Phước Lộc để phòng tránh bão số...