Nữ bệnh nhân tử vong ở phòng khám Maria do sốc thuốc
Để điều trị viêm lộ tuyến tử cung cho chị Nguyễn Thị Thu Phong, bác sĩ Trung Quốc ở phòng khám Maria đã gây mê, truyền kháng sinh, sử dụng dao laze Leep…
Ngày 28/8, Viện Pháp y Quân đội kết luận về nguyên nhân cái chết của chị Nguyễn Thị Thu Phong, 35 tuổi, ở quận Hà Đông, Hà Nội, tại Phòng khám đa khoa Maria (phố Thái Thịnh) tối 14/7 là sốc phản vệ do truyền thuốc.
Kết luận này được chuyển cho Công an quận Đống Đa. Trao đổi với báo giới, Đại tá Bùi Văn Đại, Trưởng công an quận Đống Đa cho biết căn cứ vào kết luận pháp y, cơ quan này sẽ xem xét các yếu tố sai phạm, từ đó mới có thể đưa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hay không.
Theo tường trình của Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư An Thịnh (chủ đầu tư phòng khám Maria), khoảng 19h30 tối 14/7, chị Phong đến phòng khám này. Kíp trực khi đó gồm 10 người, trong đó có 3 bác sĩ Trung Quốc trực tiếp điều trị là: Châu Kiện Kiều (Zhou Ji Anjao), Đặng Cẩm Chi (Deng Qin Zhi) và Trương Lệnh Công (Zhang Ling Gong).
Video đang HOT
Ảnh: Nam Phương.
Sau khi khám và soi tử cung cho chị Phong, bác sĩ Châu Kiện Kiều chẩn đoán bệnh nhân bị viêm lộ tuyến tử cung độ 3 và tư vấn điều trị bằng kỹ thuật Laze bán dẫn (dao Leep). Bệnh nhân được đưa lên tầng 6 để bác sĩ Đặng Cẩm Chi làm thủ thuật, đồng thời chỉ định truyền một chai Gluco 5% 100 ml. Sau khi làm thủ thuật, bệnh nhân có hiện tượng ngạt mũi nên được bác sĩ chỉ định tiêm 2 ống Dexamethazone 4mg/1ml.
Tiếp đó, chị Phong được chuyển xuống tầng 5 giao cho y tế theo dõi, chăm sóc truyền chai Gluco và một chai Negatidazol 0,4g/100ml. Lúc mới xuống tầng 5, bệnh nhân hơi mệt nhưng vẫn nói chuyện bình thường. Khoảng hơn 21h chị Phong gọi điện thoại về cho gia đình.
Khi truyền đến chai Levofloxaxin (một loại kháng sinh), bệnh nhân mệt, phát ban ở tay, vai và có biểu hiện phản ứng thuốc. Y tá trực tiếp liên hệ với bác sĩ tiến hành cấp cứu, dừng truyền kháng sinh và thay bằng chai Gluco 5% 100 ml. Bệnh nhân có hiện tượng khó thở nên được kíp trực bóp bóng, ép ngực, tiêm 2 ống Dexamethazone 4mg/1ml trực tiếp vào tĩnh mạch, sau đó liên hệ với Cấp cứu 115.
Sức khỏe bệnh nhân không tiến triển nên được duy trì bóp bóng và tiêm 2 ống Adrenaline. 20 phút sau, cấp cứu 115 đến nơi tiếp tục phối hợp cùng y bác sĩ phòng khám cấp cứu nhưng bệnh nhân không qua khỏi.
Sau khi sự việc xảy ra, nhóm bác sĩ Trung Quốc liên quan đến việc khám, chữa bệnh của chị Phong đã bỏ trốn về nước. Phòng khám Maria tạm thời bị đình chỉ hoạt động chờ phục vụ điều tra.
Sau vụ chết người này, hàng loạt phòng khám có yếu tố Trung Quốc khác ở Hà Nội, TP HCM và một số tỉnh cũng bị phát hiện sai phạm sử dụng bác sĩ Trung Quốc không phép, áp dụng các kỹ thuật y tế không đăng ký và “chặt chém” người bệnh.
Theo VNE
Phòng khám có bác sĩ Trung Quốc lưu giữ thuốc lậu
Sáng 23.8, Thanh tra Sở Y tế Quảng Ngãi và Công an Quảng Ngãi phát hiện tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Vượng Phát (đường Phan Đình Phùng, TP.Quảng Ngãi) lưu giữ nhiều loại thuốc Đông y chưa được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại VN, không có số đăng ký lưu hành, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt.
Cụ thể, có 23 loại thuốc với hơn 1.000 lọ, hộp thuốc xuất xứ từ Trung Quốc (ảnh). Thanh tra Sở Y tế Quảng Ngãi tịch thu toàn bộ số thuốc trên và sẽ xử lý nghiêm. Phòng khám này do các bác sĩ Trung Quốc trực tiếp khám, chữa bệnh. Ông Nguyễn Thái Sơn, Chánh thanh tra Sở Y tế Quảng Ngãi, cho biết, phòng khám này được Sở Y tế Quảng Ngãi cấp phép hoạt động từ tháng 5.2008 với chức năng khám, chữa bệnh ngoại trú bằng phương pháp y học cổ truyền nhưng không được kinh doanh thuốc, dược liệu.
Từ đầu năm 2012 đến nay, Thanh tra Sở Y tế Quảng Ngãi đã 3 lần kiểm tra phòng khám nhưng cả 3 lần bác sĩ Trung Quốc đều vắng mặt.
Theo VNE
Phòng khám Trung Quốc sử dụng thuốc cấm Phòng khám TQ sử dụng thuốc không được đăng ký lưu hành Sáng 23.8, Sở Y tế và Công an tỉnh Quảng Ngãi phối hợp kiểm tra đột xuất Phòng Chẩn trị y học cổ truyền Vượng Phát (nhà 292, đường Phan Đình Phùng, TP. Quảng Ngãi) nơi có sử dụng bác sĩ người Trung Quốc. Lực lượng chức năng đã phát hiện...