Nữ bác sĩ nha khoa đánh khách hàng bị phạt 10 triệu đồng
Trước việc một nữ bác sĩ là chủ của một phòng khám nha khoa đánh một khách hàng, Sở Y tế Đắk Lắk đã xử phạt 10 triệu đồng và tước chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh 2 tháng.
Chiều 2/7, ông Cao Văn Thành – Phó Chánh Thanh tra, Sở Y tế Đắk Lắk – xác nhận, đơn vị đã làm việc với bác sĩ Nguyễn Kiều Nhi (chủ Phòng khám Nha khoa Khánh Kiều, địa chỉ tại huyện Ea Kar, Đắk Lắk) liên quan đến việc đánh nữ khách hàng tại phòng khám.
Người chồng tranh cãi với chủ phòng khám nha khoa về việc vợ mình bị đánh tại đây (Ảnh: Cắt từ clip).
Theo ông Thành, chủ phòng khám đã xuất trình đầy đủ giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. Nhưng với hành vi đánh khách hàng, Thanh tra Sở đã lập biên bản xử phạt hành vi lạm dụng nghề nghiệp để xâm phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể người bệnh.
Số tiền bị xử phạt là 10 triệu đồng và kèm theo hình phạt tước chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh 2 tháng.
Trước đó, vào ngày 25/6, chị Đ.T.G. (24 tuổi, xã Ea Đah, huyện Ea Kar) đến Phòng khám Nha khoa Khánh Kiều để khám vết thương ở răng định kỳ. Đến trưa cùng ngày, chị G. gọi điện thoại chồng đến đón và khóc nói bị bà Nhi dùng điện thoại đánh vào mặt.
Video đang HOT
Lực lượng công an nhanh chóng có mặt tại phòng khám xử lý vụ việc (Ảnh: Cắt từ clip).
Nghe tin, anh Nguyễn Thành Linh (33 tuổi, chồng chị G.) vội vàng chạy tới phòng khám và tra hỏi chủ phòng khám sao đánh vợ anh, nhưng người này tỏ thái độ thách thức nên anh Linh rất bức xúc.
Liên quan vụ việc, Công an thị trấn Ea Kar cũng nhanh chóng vào cuộc, làm rõ thông tin.
Thời điểm trên, người nhà anh Linh có quay lại toàn bộ sự việc và đăng tải lên mạng xã hội Facebook. Ngay sau đó, đoạn clip nhanh chóng nhận được hàng trăm ngàn lượt bình luận; trong đó, nhiều người bày tỏ bất bình trước cách cư xử của chủ phòng khám.
Trao đổi với PV, anh Linh cho biết thêm, vào tháng 7/2020, vợ anh bị té ngã vùng má và bị chấn thương răng miệng. Sau đó, chị G. đến Phòng khám Nha khoa Khánh Kiều để khám và được chỉ định làm mới 4 chiếc răng trị giá gần 12,8 triệu đồng.
Tuy nhiên, vết thương ở răng sau đó vẫn sưng và có mủ rất đau nên cứ khoảng 2 tháng vợ anh lại đến phòng khám này để tái khám, điều trị.
Khi biết vợ bị đánh, anh Linh đã to tiếng với chủ phòng khám nhưng đã kiềm chế không đánh phụ nữ.
Đến ngày 1/7, bà Nhi đã đến nhà xin lỗi chị G. và trả lại 12,8 triệu tiền làm răng cùng một ít tiền hỗ trợ xăng xe để chị G. đến nha khoa khác chữa trị.
CDC khắp cả nước xin giảm nhẹ hình phạt cho nguyên giám đốc CDC Hà Nội
Trong phiên phúc thẩm, tòa cho biết đã nhận đơn của CDC khắp các tỉnh thành cả nước xin giảm nhẹ hình phạt cho nguyên giám đốc CDC Hà Nội và cấp dưới. Ngoài ra, một số nhà khoa học, tổ chức cũng có đơn tương tự.
Các bị cáo tại phiên phúc thẩm . ẢNH TRẦN CƯỜNG
Sáng 24.6, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội mở phiên phúc thẩm, xét đơn kháng cáo của các bị cáo trong vụ án "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", xảy ra tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội) vào năm 2020.
Các bị cáo trong vụ án gồm: Nguyễn Nhật Cảm, nguyên Giám đốc CDC Hà Nội; Nguyễn Vũ Hà Thanh, nguyên Trưởng phòng Tài chính CDC Hà Nội; Nguyễn Thị Kim Dung, nguyên Trưởng phòng Tổ chức CDC Hà Nội; Đào Thế Vinh, nguyên Giám đốc công ty MST; Nguyễn Trần Duy, Tổng giám đốc công ty định giá và bán đấu giá Nhân Thành; Nguyễn Ngọc Quỳnh, nguyên Trưởng phòng kế hoạch nghiệp vụ CDC Hà Nội.
Bị cáo Nguyễn Nhật Cảm, nguyên Giám đốc CDC Hà Nội tại phiên tòa . ẢNH TRẦN CƯỜNG
Trong phần thủ tục, thẩm phán Đặng Đình Lực, Chủ tọa phiên tòa, cho biết đã nhận qua đường bưu điện nhiều đơn xin giảm nhẹ cho các bị cáo nguyên là cán bộ của CDC Hà Nội. Các đơn này được gửi từ CDC của 30 tỉnh thành và một số tổ chức liên quan ngành y tế; các nhà khoa học...
Ngoài ra, vợ của bị cáo Cảm đã nộp đơn của 42 giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ cùng 430 bác sĩ tại các tỉnh thành xin giảm nhẹ cho chồng mình.
Theo thẩm phán Lực, các đơn này sẽ được giao cho kiểm sát viên xem xét theo quy định. Ngoài ra, tại toà, các bị cáo, luật sư và những người liên quan có quyền xuất trình thêm chứng cứ để tòa đánh giá, nhưng chứng cứ phải là bản gốc hoặc công chứng từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trước đó, tháng 12.2020, Tòa án nhân dân TP.Hà Nội tuyên án sơ thẩm bị cáo Cảm 10 năm tù, bị cáo Thanh 6 năm 6 tháng tù, Dung 6 năm tù, Vinh 6 năm 6 tháng tù, Duy 6 năm tù, và Quỳnh 5 năm tù.
Bản án sơ thẩm quy kết, lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, từ tháng 2.2020, các bị cáo vì động cơ vụ lợi đã thỏa thuận gian lận, nâng giá mua bán thiết bị xét nghiệm. Bị cáo Cảm, với tư cách là Giám đốc CDC Hà Nội, phải lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, xây dựng giá kế hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, theo quy định của luật Đấu thầu, nhưng không thực hiện quy định trên mà trực tiếp bàn bạc, chỉ đạo các bị cáo khác để gian lận, nâng khống hệ thống máy Realtime PCR tự động của hãng Qiagen của Cộng hòa Liên bang Đức với giá 7 tỉ đồng, bảo hành 36 tháng. Thực tế, hệ thống máy xét nghiệm Covid-19 này khi nhập khẩu về chỉ có giá hơn 2 tỉ đồng.
Bị cáo Cảm đã chỉ đạo cán bộ dưới quyền tại CDC Hà Nội là các bị cáo Thanh, Dung và Quỳnh hoàn tất hồ sơ chỉ định thầu, ấn định Công ty MST là đơn vị trúng thầu.
Để hợp thức hóa việc lựa chọn nhà thầu với giá được ấn định từ trước, CDC Hà Nội thuê Công ty Cổ phần định giá và đấu giá tài sản Nhân Thành lập khống chứng thư thẩm định giá và hoàn thiện các thủ tục chỉ định thầu.
Nhóm bị cáo đã ấn định giá thiết bị trước khi chỉ định thầu thông thường. Bị cáo Cảm còn thông đồng giả mạo hồ sơ, chỉ đạo cấp dưới hoàn thiện các thủ tục trái quy định để thực hiện sai phạm.
Hà Nội: Rao bán căng tin Bệnh viện 108, bác sĩ rởm kiếm 330 triệu đồng "Nổ" là bác sĩ Bệnh viện 108, Nguyễn Văn Mạnh rao bán suất bán hàng trong căng tin bệnh viện, từ đó chiếm đoạt của một bị hại số tiền 330 triệu đồng. Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đang hoàn tất hồ sơ truy tố đối tượng Nguyễn Văn Mạnh (SN 1992, trú...