Nữ bác sĩ đầu tiên cảnh báo về nCoV ‘mất tích’
Bác sĩ Ai Fen của Vũ Hán – người đầu tiên chia sẻ nghi ngờ về loại virus mới với nhóm đồng nghiệp, trong đó có bác sĩ Lý Văn Lượng – ‘biến mất’ sau khi công khai sự việc trên báo chí.
Bác sĩ Ai Fen – trưởng khoa cấp cứu của Bệnh viện Trung ương Vũ Hán. Ảnh: Weibo.
Theo 60 Minutes Australia, bác sĩ Ai Fen, trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Trung ương Vũ Hán, có thể đã mất tích, chỉ hai tuần sau khi cô trả lời phỏng vấn của People, chỉ trích ban quản lý bệnh viện vì bác bỏ những cảnh báo sớm về nCoV.
Việc không tìm thấy bác sĩ Ai được khui ra cùng lúc chính phủ Trung Quốc bị tố cáo nói dối và che đậy thông tin xung quanh đại dịch. Ban đầu, Bắc Kinh được cho là cố gắng che đậy sự bùng phát của dịch bệnh bằng cách phạt những nhân viên y tế phát hiện sớm, rồi sau đó phủ nhận việc virus có thể lây từ người sang người và trì hoãn phong toả các khu vực bị ảnh hưởng – làm giảm cơ hội kiểm soát nhanh Covid-19.
Trong cuộc phỏng vấn trước khi biến mất, bác sĩ Ai cho biết cô ‘hối hận vì không truyền đi nhiều thông tin hơn’ sau khi bốn đồng nghiệp của cô, bao gồm cả bác sĩ Lý Văn Lượng, đã bị nhiễm bệnh và qua đời. “Nếu tôi biết trước chuyện xảy ra, tôi sẽ không quan tâm đến lời khiển trách. Tôi sẽ nói với bất cứ người nào, chỗ nào tôi muốn”, bác sĩ Ai nói.
Bác sĩ Ai Fen trong cuộc phỏng vấn đầu tháng 3. Ảnh: Weibo.
Video đang HOT
Trước đó, vào ngày 30/12/2019, Ai nhận được báo cáo của một bệnh nhân được dán nhãn “SARS coronavirus”. Cô kể rằng mình đã toát mồ hôi khi đọc đi đọc lại kết quả thí nghiệm bởi dịch SARS 17 năm trước đã lây nhiễm cho hơn 8.000 người trên toàn thế giới và lấy đi mạng sống của hơn 800 người.
Nữ bác sĩ nhanh chóng quanh tròn chữ SARS và gửi ảnh chụp bản báo cáo cho một trong những bạn học cũ và một nhóm chat trong khoa của cô. Ai Fen cũng báo cho chính quyền về vụ việc. “Sau buổi tối hôm đó, nội dung được chia sẻ khắp nơi kèm ảnh chụp màn hình báo cáo khoanh tròn màu đỏ của tôi, trong đó có nhóm chat mà Lý Văn Lượng đã chia sẻ thông tin. Lúc đó tôi đã nghĩ chuyện tồi tệ có thể sắp xảy ra”.
Hai ngày sau, Ai bị người đứng đầu Ủy ban kiểm tra kỷ luật của Bệnh viện Trung ương Vũ Hán triệu tập. Cô cho biết phải đối mặt với “những khiển trách vô cùng gay gắt, chưa từng có” và bị các quan chức bệnh viện buộc tội “truyền bá tin đồn”.
Ai nói trong cuộc phỏng vấn với People: “Tôi bị sốc. Tôi đã làm gì sai nào? Khi biết có một loại virus đáng sợ được tìm thấy trên bệnh nhân, sao tôi có thể nói rằng mình không biết khi có một bác sĩ khác hỏi chứ?”. Sau cuộc họp với ban lãnh đạo, Ai về nhà và nói với chồng rằng anh có thể sẽ phải một mình nuôi con nếu có chuyện gì xảy ra với cô.
Bác sĩ Lý Văn Lượng – một trong những người cảnh báo sớm về nCoV trước khi mất. Ảnh: Weibo.
Bác sĩ khoa mắt Lý Văn Lượng là một trong số 8 người đã chia sẻ ảnh của bác sĩ Ai trước khi bị cảnh sát khiển trách và cáo buộc truyền bá tin giả vì cảnh báo người dân về “dịch SARS tại chợ hải sản Vũ Hán” trên mạng xã hội. Vị bác sĩ 34 tuổi sau đó lây bệnh từ bệnh nhân và qua đời hồi đầu tháng 2.
Bác sĩ Ai nói cô không nghĩ đến bản thân khi tiết lộ thông tin này. Ai nói: “Tôi chính là người đã tiết lộ sớm về virus. Vụ việc này cho thấy rằng mọi người cần có ý chí độc lập, cần người bước lên để nói ra sự thật. Và thế giới cần thêm nhiều tiếng nói khác nữa”.
Bài gốc về buổi phỏng vấn của Ai trên People đã bị xoá ngay sau khi đăng tải nhưng người dùng mạng đã copy, chụp lại được màn hình và chia sẻ không ngừng. Tuy nhiên, để tránh bị kiểm duyệt gỡ bài, họ phải dùng các biểu tượng để che chữ hoặc cố tình gõ sai chính tả.
Hiện không ai biết bác sĩ Ai Fen ở đâu và mọi nỗ lực liên lạc với cô đều thất bại. Tuy nhiên, theo tài khoản truyền thông xã hội của Ai Fen, cô dự kiến xuất hiện trong một cuộc họp trực tuyến vào 2/4. Tờ 60 Minutes Australia cho biết sẽ cập nhật tình hình nếu Ai Fen xuất hiện.
Tùng Anh
Chống Covid-19 suốt 33 ngày không nghỉ, bác sĩ trẻ ở Trung Quốc qua đời vì kiệt sức
Sau 33 ngày làm việc không ngơi nghỉ trên tiền tuyến chống Covid-19, nam bác sĩ tại Trung tâm y tế thị trấn Linh Phong, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc đã tử vong vì kiệt sức.
Bác sĩ Zhong Jinxing ra đi ở tuổi 32 vì một cơn đau tim dữ dội lúc rạng sáng 28/2. Anh trải qua giây phút cuối đời tại phòng ký túc xá của mình ở Trung tâm y tế thị trấn Linh Phong, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Từ ngày 26/1 đến tận lúc qua đời, Zhong đã tình nguyện tham gia cuộc chiến chống Covid-19 mà không hề nghỉ ngơi một ngày nào. Giờ đây, nam bác sĩ đã vĩnh viễn ra đi, bỏ lại người vợ đau đớn chịu tang chồng cùng cô con gái mới tròn 6 tuổi.
Bác sĩ Zhong Jinxing ra đi khi còn quá trẻ.
Theo tin tức từ truyền thông địa phương, Zhong giữ chức Phó giám đốc tại Trung tâm y tế thị trấn Linh Phong, tỉnh Quảng Tây. Trước đó, anh từng là phó quản lý của đội ngũ nhân viên y tế chịu trách nhiệm kiểm soát và phòng ngừa virus SARS-CoV-2 tại cơ sở này.
Với cương vị đó, trách nhiệm trên vai nam bác sĩ 32 tuổi không hề nhỏ. Anh và đồng nghiệp phải kiểm tra tình hình cách ly của các cư dân trở về từ tỉnh Hồ Bắc, đo thân nhiệt của tài xế và hành khách trên đường cao tốc và đảm đương nhiều nhiệm vụ khác.
Bác sĩ Zhong (giữa) kiểm tra sức khỏe cho người dân.
Khoảng 23h ngày 27/2, Zhong còn mở cuộc họp cùng đồng nghiệp để thảo luận về cách ngăn chặn virus lây lan khi người dân địa phương trở lại làm việc. Chẳng ngờ, quay về ký túc xá chưa được bao lâu, anh đã bị đột quỵ dẫn đến tử vong. Bộ Nguồn nhân lực và An sinh xã hội Trung Quốc cho biết cái chết của Zhong được xem là tai nạn lao động. Do đó, người thân của anh sẽ được nhận trợ cấp 818.000 NDT (khoảng 2,7 tỷ VND).
Zhong không phải là nhân viên y tế duy nhất thiệt mạng khi làm việc tại tuyến đầu chống virus SARS-CoV-2. Bác sĩ Jiang Xueqing (55 tuổi) thuộc Bệnh viện Trung ương Vũ Hán cũng là một trong số đó. Nửa đêm ngày 1/3, ông qua đời tại Bệnh viện phổi Vũ Hán vì bị lây nhiễm chéo từ bệnh nhân của mình.
Bác sĩ Liu Zhiming cũng qua đời trong lúc chống dịch.
Từ khi dịch bệnh nổ ra vào tháng 12/2019, toàn Trung Quốc có 25 nhân viên y tế tử vong, trong đó có 12 người chết do bị lây nhiễm virus. Ngày 18/2, bác sĩ Liu Zhiming, Giám đốc Bệnh viện Vũ Hán, đã ra đi ở tuổi 51 vì nhiễm bệnh. Bác sĩ Li Wenliang, người từng bị chính quyền thành phố xử phạt vì lên tiếng cảnh báo về chủng virus mới, cũng qua đời hôm 7/2 vì bị lây Covid-19 từ bệnh nhân. Cái chết của anh đã khuấy động cơn phẫn nộ của vô số người dân Trung Quốc với cách xử lý vấn đề của chính quyền địa phương.
Cái chết của bác sĩ Li Wenliang đã khiến cộng đồng mạng Trung Quốc bất bình.
Virus SARS-CoV-2 đã giết chết ít nhất 2.912 người, đồng thời lây nhiễm cho hơn 80.000 người trong lãnh thổ Trung Quốc. Ngày 2/3, giới chức Hồ Bắc báo cáo số ca nhiễm bệnh tại tỉnh này đã tăng thêm 196 trường hợp, nâng tổng số bệnh nhân mới được ghi nhận trên toàn quốc lên 202. Số liệu thống kê cùng ngày cho thấy toàn Trung Quốc đã có thêm 42 ca tử vong mới.
Thanh Vân (Theo Dailymail)
Theo saostar.vn
Người vợ đang mang bầu của bác sĩ Lý Văn Lượng lần đầu lên tiếng Bà Phó Tuyết Khiết, vợ bác sĩ Lý Văn Lượng, đã lên tiếng cảm ơn sự quan tâm của công chúng trước cái chết của chồng, đồng thời dập tắt những tin đồn về tình trạng sức khỏe của bà. Bác sĩ Vũ Hán cảnh báo sớm về virus corona qua đời sau khi bị lây bệnh Bác sĩ Li Wenliang, người đã...