Nữ bác sĩ cải tiến kỹ thuật tìm bệnh nấm
Với mong muốn có một quy trình tìm nấm Malassezia ngắn gọn, dễ hiểu, giúp đồng nghiệp thao tác và nhận định nấm chính xác cũng như giúp bệnh nhân tiết kiệm chi phí tiền bạc, thời gian,… TS.BS Trần Cẩm Vân đã không ngừng học, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật tìm nấm Malassezia để điều trị cho bệnh nhân.
TS.BS Trần Cẩm Vân nghiên cứu khoa học (Ảnh: Linh Trần)
Cải tiến kỹ thuật soi trực tiếp và quy trình nuôi cấy định danh Malassezia
Theo TS.BS Trần Cẩm Vân, Trưởng Khoa xét nghiệm Vi sinh- Nấm- Ký sinh trùng (BV Da liễu TƯ) nấm Malassezia là nấm men ưa Lipid, thường hiện diện trên vi hệ da người và sống ký sinh ở đó.
Malassezia có một loạt hệ thống Enzym thủy phân chất béo của cơ thể vật chủ để tổng hợp dinh dưỡng thiết yếu cho quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng mà không gây bệnh. Tuy nhiên, khi gặp điều kiện thuận lợi chúng lại trở thành tác nhân gây bệnh.
Hiện nay, khoa học đã xác định nấm Malassezia liên quan đến nhiều bệnh lý như lang ben, viêm da dầu, viêm da cơ địa, viêm nang lông, vảy nến, thậm chí ung thư da. Thương tổn có thể gặp bất kỳ vùng nào trên cơ thể, nhưng thông thường khu trú vùng nhiều bã nhờn như da đầu, lưng, ngực, mặt. Ngoài ra, có thể gặp ở nếp kẽ, nang lông, vùng móng.
Tại BV Da liễu TƯ, bệnh nhân đến khám và làm xét nghiệm tìm nấm điều trị bệnh rất đông. Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 40 triệu lượt đến khám và xét nghiệm tìm nấm. Kết quả cho thấy, tỷ lệ dương tính khoảng 60%, trong đó tỷ lệ nhiễm Malassezia trong lang ben cao nhất là 1,45%. “Bệnh da do nhiễm nấm malassezia không tử vong, nhưng gây phiền toái, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Đặc biệt, nếu không điều trị đúng và kịp thời sẽ diễn biến dai dẳng, tiến triển mạn tính nặng nề”, bác sĩ Vân chia sẻ.
TS.Trần Cẩm Vân cho biết, trước đây việc xác định nấm bằng phương pháp trực tiếp, đó là lấy bệnh phẩm vảy da bằng dao cùn. Tuy nhiên, phương pháp này gây tâm lý sợ hãi, không hợp tác của trẻ nhỏ thậm chí hiệu quả không cao ở một số vị trí thương tổn như mặt, cơ quan sinh dục,… Vì thế, chị cùng cộng sự đã nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật soi trực tiếp tìm malassezia, bằng cách thay đổi hóa chất và dụng cụ thao tác lấy mẫu bệnh phẩm.
TS.BS Trần Cẩm vân thăm khám cho người bệnh (Ảnh: Linh Trần)
TS. Vân phân tích: Trong kỹ thuật soi trực tiếp tìm malassezia, hóa chất được dùng là KOH với nồng đồ từ 10 đến 30% pha trộn với mực Parker ink với tỷ lệ thích hợp. Dung dịch này có vai trò không những làm phân rã keratin ở lớp sừng qua đó làm trong, mềm lớp sừng, mà còn có ái tính với tế bào nấm nên bộc lộ hình thái nấm malassezia rõ nét, có thể quan sát ngay. Từ đó, giúp kỹ thuật viên dễ dàng phát hiện nấm nói chung và nấm malassezia nói riêng.
Về kỹ thuật lấy mẫu bệnh phẩm. Nếu như trước đây kỹ thuật viên thường lấy bằng dao cùn, thì với kỹ thuật này kỹ thuật viên sẽ sử dụng băng dính trong bán trên thị trường. Băng dính này có thể sử dụng trong nhiều trường hợp mà trước đây phương pháp lấy bằng dao cùn gặp khó như thương tổn ở mặt, nếp kẽ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ thường sợ hãi, thậm chí gây tổn thương. Với việc sử dụng băng dính trong, sẽ khắc phục được những khuyết điểm trên, đồng thời không gây đau đớn, nguy hiểm cho trẻ.
Để so sánh hiệu quả của phương pháp lấy mẫu bệnh phẩm bằng dao cùn và kỹ thuật cải tiến, nhóm nghiên cứu đã thực nghiệm với hàng trăm bệnh nhân. Kết quả cho thấy, phương pháp soi trực tiếp tìm malassezia có nhiều ưu điểm hơn. Đó là thời gian trả kết quả, thời gian lấy mẫu nhanh hơn, và nhận định kết quả dễ dàng chính xác hơn, nhất là đối tượng trẻ em, từ đó giúp quá trình điều trị hiệu quả. Đặc biệt, giúp người bệnh tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức, TS.BS Vân thông tin.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo bác sĩ Vân, phương pháp này cũng có hạn chế. Đó là do hình thái vi nấm đa dạng, kích thước rất nhỏ, xuất hiện bộ nhiễm thứ phát nhiều nhóm bệnh lý khác nhau. Ngoài ra, tùy thuộc vào trình độ, tay nghề kỹ thuật viên. Hơn nữa, nếu gặp những trường hợp nấm thoái hóa do bệnh nhân dùng các thuốc không rõ trước đó thì kết quả không rõ ràng. Do đó, thời gian tới bác sĩ Vân và đồng nghiệp tiếp tục nghiên cứu, cải tiến về thời gian, hiệu quả. Đồng thời, tiến hành chuyển giao cho cơ sở tuyến dưới qua đào tạo liên tục, Đề án 1816…
Bên cạnh đó, với nỗ lực và mong muốn xây dựng tiêu chuẩn đánh giá số lượng Malassezia riêng của người Việt Nam, TS. Vân và cộng sự đã dày công nghiên cứu, phân tích đánh giá tùng trường hợp cụ thể trên cả nhóm bệnh nhân và nhóm người khỏe mạnh tình nguyện.
Lý giải cho vấn đề này, TS.Vân chia sẻ: Malassezia là nấm men thuộc vi hệ da người và động vật. Do đó, có sự khác nhau về hình thái vi nấm và sự phân bố loài rất đa dạng, phong phú cũng như độc lực và khả năng gây bệnh của chúng khác biệt giữa các vùng dịch tễ trên thế giới bởi tùy thuộc nhiều điều kiện về tự nhiên, xã hội và chủng tộc.
Kết quả nhóm nghiên cứu đề tài thành phố Hà Nội năm 2018 đã xây dựng thành công bộ tiêu chuẩn về chỉ số gây bệnh của Malassezia cho người Việt Nam. Điều này không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn mang tính thực tiễn rất cao giúp ích rất nhiều cho công tác thực hành lâm sàng và cận lâm sàng trong chẩn đoán và điều trị bệnh da liên quan đến Malassezia. Hiện tại, BV đã và đang hợp tác với các tổ chức quốc tế để tiến hành công bố các chỉ số về nấm Malassezia của người Việt với thế giới.
TS.BS Trần Cẩm Vân (Ảnh: Linh Trần)
Gồng gánh hai vai
TS. Vân tốt nghiệp Đại học Y khoa năm 2005 và từng làm việc tại Đại học Y Hà Nội. Năm 2006, chị về công tác tại BV Da liễu TƯ với hai vai trò vừa tham gia công tác lâm sàng và cận lâm sàng: là bác sĩ chuyên khoa Da liễu và chuyên ngành nấm- ký sinh trùng.
Công việc hàng ngày thường bắt đầu từ 5h30 cho đến khuya bằng việc đến khám bệnh, trực đêm, đi buồng bệnh, hội chẩn ca bệnh nhân nghi nhiễm nấm khó rồi nghiên cứu khoa học, giảng viên dạy kiêm nhiệm bộ môn Da liễu Trường ĐH Y Hà Nội. Ngoài khám bệnh tại BV, trường hợp bệnh nhân hay đồng nghiệp tuyến dưới cần tư vấn, chị sẵn sàng hỗ trợ giúp đỡ chia sẻ kiến thức chuyên môn trong xét nghiệm và thăm khám điều trị bệnh. Nhờ sự nỗ lực, tận tâm nên bác sĩ Vân được bệnh nhân và đồng nghiệp tin tưởng, yêu mến.
Trong nghiên cứu khoa học, đến nay chị đã có nhiều đề tài khoa học đăng tải trên các báo trong nước và quốc tế… được đánh giá cao cũng như nhận giải thưởng sáng tạo tuổi trẻ lần 23; giải nhất chuyên ngành Vi sinh ký sinh trùng và được ứng dụng ngay tại BV, góp phần chữa khỏi cho nhiều bệnh nhân. Điển hình là sáng kiến cải tiến quy trình xét nghiệm Demodex, Candida, Malassezia.
Ngoài công việc chuyên môn, TS.BS Trần Cẩm Vân còn là Ủy viên BCH Công đoàn Y tế Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn BV Da liễu TƯ. Thời gian qua, Công đoàn BV Da liễu TƯ đã phối hợp triển khai có hiệu quả nhiều hoạt động thiết thực tại BV, như tổ chức các lớp tập huấn về vệ sinh toàn lao động, bảo vệ môi trường; thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”. Đặc biệt, kêu gọi các đơn vị doanh nghiệp và Công đoàn y tế Việt Nam quan tâm, hỗ trợ các Đoàn viên hưởng phúc lợi cho đoàn viên và gia đình họ. Đồng thời, phối hợp Chính quyền phát động các chương trình bảo vệ nhân viên và bệnh nhân trong đại dịch COVID-19 vừa qua.
Cũng trong đại dịch COVID-19, Công đoàn BV đã tổ chức thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định; thực hiện phân luồng, sàng lọc đối với trường hợp nghi ngờ nhiễm COVID-19; thành lập Đội phản ứng nhanh nội viện ứng phó với bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona. Đồng thời, đảm bảo đời sống cán bộ nhân viên cả về tinh thần và vật chất, đảm bảo quyền và nghĩa vụ trong giai đoạn COVID-19 cũng như giai đoạn hậu COVID-19.
BS. Vân cho hay, để làm được điều đó, bản thân chị phải cố gắng sắp xếp quỹ thời gian hợp lý và khoa học để thực hiện tốt vai trò của bác sĩ chuyên môn và chức trách của một Chủ tịch Công đoàn BV…
Phòng ngừa 3 bệnh về da mùa thu
Thời tiết mùa thu khi không khí hanh khô, da con người dễ bị mất nước do lượng tiết mồ hôi cũng giảm, điều này khiến lớp ẩm trên da dễ bị bay đi trong khi chất bã nhờn lại tích tụ gây ra các bệnh về da vào mùa thu tăng.
Thời tiết lạnh hơn, nhiều người thay đổi thói quen sưởi ấm, ngồi điều hòa với nhiệt độ cao và bắt đầu tắm bằng nước nóng. Đối với thói quen này có thể làm cho chất nhờn giữ ẩm cho da tan biến.
Bên cạnh đó, trường hợp lười tắm, gội đầu hay vệ sinh thân thể khi thời tiết lạnh cũng gây ra tình trạng vi trùng, vi khuẩn và virus tích tụ nhiều hơn trên da. Điều này làm tăng nguy cơ mùa thu dễ mắc bệnh như: vảy nến, mề đay và chàm.
1. Bệnh viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa hoặc bệnh chàm thể tạng thường gặp ở những người bị dị ứng và bệnh hen suyễn. Bệnh có biểu hiện tổn thương da ở mặt, da chân, bị tróc vảy và có màu đỏ trên da.
Trong khi đó những ngày lạnh, thời tiết hanh của mùa thu dễ mắc bệnh, khiến bệnh viêm da cơ địa tiến triển nặng hơn. Các trường hợp viêm da cơ địa thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và có thể tự khỏi khi trẻ khoảng 7 đến 8 tháng tuổi. Tuy nhiên, những trường hợp bệnh viêm da dị ứng ở trẻ không tự khỏi thì sau đó bệnh sẽ chuyển thành mạn tính.
Do mùa thu dễ mắc bệnh như bệnh viêm da cơ địa. Vì vậy cần thực hiện một số biện pháp bảo vệ cơ thể nhất định như:
- Giữ ấm cơ thể.
Bệnh viêm da cơ địa xảy ra ở mùa thu - Ảnh Internet
- Ăn uống đủ dinh dưỡng, cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
- Nên tránh tiếp xúc với các loại chất tẩy rửa.
- Lựa chọn sử dụng các loại kem dưỡng ẩm phù hợp với da để khiến da không bị khô mùa thu.
Khi gặp các vấn đề về sức khỏe, người bệnh cần gặp bác sĩ để được chuẩn đoán và tư vấn sử dụng các loại thuốc đặc trị đem lại hiệu quả điều trị bệnh dị ứng.
2. Bệnh vảy nến
Vảy nến là bệnh về da rối loạn tự miễn thường gặp và rất dễ tái phát đặc biệt vào mùa thu. Bệnh vảy nến biểu hiện bởi những tổn thương trên da như các đám mảng đỏ kích thước khác nhau có thể từ vài mm cho đến vài chục cm.
Các vết vảy nến trên da xuất hiện hơi gồ cao, nền cứng cộm. Bệnh vảy nến trên da xuất hiện ở nhiều địa điểm như đầu gối, khuỷu tay và phần thân hoặc móng tay, móng chân.
Đặc biệt bệnh vảy nến cực kỳ dễ tái phát vào mùa thu. Vì đây là bệnh tự miễn nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu căn bệnh này. Người bệnh không nên tin tưởng những lời khẳng định đối với loại thuốc có thể đem lại tác dụng điều trị dứt điểm bệnh vảy nến vì có thể để lại những biến chứng nguy hiểm tới các bộ phận khác trong cơ thể.
Bệnh về da mùa thu xuất hiện như vảy nến gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh - Ảnh Internet
Người bệnh bị vảy nến nên chú ý và tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Ngoài ra tình trạng bệnh vảy nên trên da có thể bất thường, dai dẳng nên người bệnh cần kiên trì điều trị.
Vì mùa thu dễ mắc bệnh về da như vảy nến nên quá trình điều trị bệnh vảy nến cần tránh các loại rượu bia, thuốc lá, chất kích thích và căng thẳng để giảm triệu chứng và ổn định bệnh.
3. Mùa thu dễ mắc bệnh mề đay
Một trong số những nhóm bệnh về da thường gặp khi giao mùa là mề đay. Đây là bệnh tương đối nguy hiểm đối với người bệnh vì mề đay có thể gây ra phù nề thanh quản, chèn ép khí quan khiến bệnh nhân bị khó thở, thậm chí có thể tử vong nếu không kịp thời điều trị.
Bệnh mề đay biểu hiện với các nốt sẩn, to phù và ngứa, nổi rải rác trên mặt hoặc trên cơ thể. Cũng có thể xuất hiện triệu chứng sưng môi và cảm giác căng ngứa.
Thông thường các triệu chứng nổi sẩn phù nề kéo dài từ 15 phút đến 1 giờ và bệnh tái phát nhiều lần. Đối với người bệnh mề đay thời tiết lạnh mùa thu cần tránh ra gió, mặc ấm và đeo khẩu trang, quàng khăn. Khi xuất hiện cảm giác khỏ thở thì bệnh nhân cần nhập viện ngay.
Bệnh mùa thu là thời điểm các bệnh về da xảy ra thường xuyên, tái phát và nghiêm trọng hơn. Do đó mọi người cần tìm các biện pháp phòng tránh bệnh về da để bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Một trong những điều chị em khiếp sợ nhất trong mùa hè là vùng kín ngứa rát và nổi mẩn, đây là nguyên nhân và cách xử lý Nếu vùng kín bị kích thích, phát ban gây đau đớn trong thời gian dài, mọi người đừng nên ngại ngần đi khám để điều trị càng sớm càng tốt. Không ít người thấy hoảng sợ khi đột ngột phát hiện vùng kín sưng đỏ, ngứa rát và nổi mẩn, nhất là khi thời tiết mùa hè vô cùng nóng nực. Trên thực...