NTK Nguyễn Minh Tuấn tham gia tình nguyện tại bệnh viện hồi sức Covid
Cũng như các anh chị nghệ sĩ khác, NTK Nguyễn Minh Tuấn tham gia tình nguyện tại bệnh viện hồi sức Covid-19, chăm sóc F0.
Những ngày qua có rất đông anh chị em nghệ sĩ tham gia tình nguyện viên chống dịch Covid-19 với nhiều hoạt động khác nhau, mỗi người đều hy vọng có thể đóng góp một chút sức lực để TP.HCM vượt qua giai đoạn khó khăn vì dịch bệnh. Trong đó, câu chuyện nhà thiết kế Nguyễn Minh Tuấn đăng ký tham gia tình nguyện tại bệnh viện hồi sức Covid-19 – khoa hồi sức 4A, khoa chuyên chữa trị cho các bệnh nhân F0 trung bình và nặng được nhiều người trân quý, xúc động.
NTK Nguyễn Minh Tuấn tham gia tình nguyện tại bệnh viện hồi sức Covid-19 – khoa chuyên điều trị F0.
Mới đây, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện ngắn cùng với NTK Nguyễn Minh Tuấn nhân lúc anh vừa hoàn thành ca làm trở về chỗ nghỉ.
Điều gì đã khiến anh quyết định tham gia tình nguyện viên và đặc biệt là một công việc khá nguy hiểm?
Tuấn sẽ trả lời câu hỏi này qua bài thơ sau do chính Tuấn và một người bạn đồng hành cùng sáng tác.
“Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời
Con đã được học những vần thơ hay như thế, mẹ ơi!
Nay Đất Nước cần, nhân dân mình khổ
Chỉ bởi vì Covid-19 mọi nơi
Kiếm bó rau, miếng thịt thời nay vậy mà khó
Bao người thất nghiệp, bao nhà túng thiếu
F0, F1, F2,…làm gia đình xa cách mỗi nơi
Nghe tiếng gọi từ con tim thổn thức
Video đang HOT
Hôm nay, con lên đường đi chiến đấu
Không cần đạn, súng chẳng vác trên vai
Hành trang là tình thương và trí tuệ
Để rồi con tận mắt thấy
Từng hơi thở thoi thóp trên giường bệnh
Họ cũng cần được sống, được về với gia đình thân yêu
Hàng trăm bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch
Cùng đội hậu cần túc trực ngày đêm
Những bạn tình nguyện như con: không màng địa vị thấp cao, bất kể tôn giáo nào
Cống hiến sức mình cho tổ quốc, nhân dân
Các đoàn thiện nguyện khắp nơi: chẳng tiếc bạc tiền, của cải xa hoa
Để đóng góp
Để cứu lấy từng sự sống, duy trì từng nhịp đập nơi tim
Của đồng bào mình, anh em mình đó, mẹ ơi!
Trái tim con sẽ hòa cùng những trái tim khác
Cùng nhau viết tiếp trang sử hào hùng”.
Anh quyết định đăng ký tham gia tình nguyện viên vì muốn góp một chút sức lực để chống dịch Covid-19.
Bản thân anh sẽ phải chăm sóc cho các bệnh nhân F0, anh có lường trước những khó khăn hay nguy hiểm khi tham gia?
Tuấn hiểu rất rõ nguy cơ mà mình sẽ gặp phải khi tham gia hỗ trợ các y bác sĩ tuyến đầu chống dịch. Vì thế trước khi đi Tuấn đã lên lịch tập luyện thể thao tại nhà rèn luyện sức khỏe để chiến đấu hết sức mình. Và Tuấn tin rằng với sự kỹ lưỡng, cẩn thận của mình trong quá trình tham gia cũng sẽ hạn chế thấp thấp nguy cơ bị nhiễm bệnh.
Tuấn cũng đã chuẩn bị sẵn tinh thần nếu trong trường hợp xấu nhất là mình sẽ bị F0 rồi. Nhưng không sao. Tuấn vẫn vui vẻ chấp nhận và vượt qua nó vì Tuấn hiểu rằng mình đang làm những điều tốt đẹp cho cuộc đời này.
Những ngày qua công việc của anh như thế nào?
Hiện tại, Tuấn đang tham gia tình nguyện viên tại bệnh viện hồi sức Covid-19 (Bệnh viện ung bướu. Quận 2) – Khoa hồi sức 4A, đây là khoa chữa trị cho các bệnh nhân trung bình và nặng.
Một ngày làm việc thường sẽ chia làm 3 ca: Ca 1: 8h – 15h, ca 2: 15h – 10h, ca 3: 10h – 8h sáng hôm sau Tuấn và các tình nguyện viên sẽ luân phiên nhau trực 3 ca như thế. Trong suốt ca trực phải mặc đồ bảo hộ vì thế sẽ không được ăn và uống trong suốt thời gian làm việc, do trong tình trạng rất nóng, ngộp thở và đau đầu nên rất dễ mất sức khi làm việc.
Tuấn và các tình nguyện viên sẽ đóng ba vai trò: Thứ nhất: sẽ là một công nhân vệ sinh đúng nghĩa, lau chùi, dọn dẹp tất cả rác thải trong bệnh viện. Vì lý do nguy hiểm, rủi ro cao do phải tiếp xúc với các bệnh nhân F0 covid-19 nên tất cả các lao công đều nghỉ việc và không dám làm nữa.
Thứ 2: Trợ lý cho các y bác sĩ, điều dưỡng, quan sát các chỉ số cơ bản như sp02 (Chỉ số đo nồng độ Oxy), chỉ số huyết áp,… của bệnh nhân để báo kịp thời cho bác sĩ khi có tình trạng nguy kịch. Vì mỗi Khoa như thế có đến 60 bệnh nhân nhưng lực lượng y, bác sĩ còn thiếu và họ cũng đã chiến đấu bằng hết khả năng, sức lực của mình rồi. Khi tận mắt chứng kiến các y, bác sĩ giành lấy sự sống cho bệnh nhân từ tay của tử thần, mình thật sự ngưỡng mộ.
Thứ 3: Mình sẽ đóng vai trò là người thân của bệnh nhân để thay gia đình họ chăm sóc và an ủi trong thời gian họ cô đơn một mình chống chọi lại bệnh tật bên cạnh sự đau đớn, khủng hoảng. Từ những công việc nhỏ nhất, có thể bẩn nhất như: Thay tã, lau chùi phân cho bệnh nhân khi họ đi đại tiện, đổ nước tiểu, lau mình, đút cho họ ăn hoặc truyền thức ăn qua ống cho những người hôn mê,… mình cũng phải làm.
Bên cạnh đó, mình cũng chia sẻ, động viên và khích lệ tinh thần để họ vững tin chiến đấu với bệnh tật. Điều mình tưởng chừng rất đơn giản nhưng bây giờ đối với họ hết sức khó khăn đó là: tập thở mỗi bệnh nhân là một câu chuyện, có những người chỉ nằm thoi thóp với hàng đóng dây và máy móc xung quanh mình, chỉ cần nhìn thấy thôi là Tuấn đảm bảo các bạn sẽ không kìm nổi những giọt nước mắt của mình đâu, đôi khi là những câu hỏi mà thật sự Tuấn phải lặng người và không biết phải trả lời họ như thế nào.
Những lời động viên, vỗ về, an ủi tinh thần và xem bệnh nhân như chính cha mẹ của mình để vực dậy tinh thần của họ lúc này là rất quan trọng để họ tiếp tục chiến đấu với bệnh tật. Và sau ca trực khoảng 8 tiếng từ bệnh viện trở về thì việc đầu tiên mà Tuấn và các bạn tình nguyện viên làm đó là giặt đồ bằng tay và tắm rửa lại ngay rồi mới ăn cơm và ngủ ngay 1 giấc để lấy lại sức tiếp tục chiến đấu.
Rất vui và hạnh phúc vì luôn được các anh bên Thành Đoàn, các lãnh đạo quan tâm sát sao về mọi mặt trong quá trình tham gia.
Công việc mỗi ngày sẽ gặp trực tiếp các bệnh nhân F0 và hỗ trợ đội ngũ y bác sĩ tại bệnh viện chăm sóc các bệnh nhân.
Gia đình, bạn bè có phản đối khi anh quyết định chọn công việc khá nguy hiểm?
Khi nghe tin Tuấn đăng ký ba mẹ rất lo lắng nhưng phản đối thì không. Vì ba Tuấn cũng là một thương binh trong chiến tranh, nên chắc có lẽ Tuấn cũng được duy truyền tinh thần yêu nước và đồng cảm trước cái khổ của mọi người từ ba mình. Trước khi đi còn dặn dò Tuấn là “phải giữ gìn sức khoẻ và cố gắng làm việc có khoa học” nữa mà.
Mỗi ngày chứng kiến những bệnh nhân do mình chăm sóc NTK Nguyễn Minh Tuấn đã không ít lần bật khóc vì xúc động.
Pha Lê bị thiếu ngủ và stress quyết định đi châm cứu 'chỗ quen', ai ngờ đầu lại sưng to 'bằng trái chanh'
Tin lời người quen giới thiệu, Pha Lê châm cứu để giảm mệt mỏi nhưng kết quả lại không như mong đợi.
Hậu kết hôn cùng bạn trai người Hàn Quốc, Pha Lê đã hạnh phúc chào đón con gái Ốc ra đời. Hiện tại, nữ ca sĩ không còn đi diễn nhiều mà tập trung chăm con và kinh doanh. Vất vả vì chăm con nhỏ nên Pha Lê bị thiếu ngủ, nháy mắt 2 tháng nay. Vì tin lời người quen giới thiệu đến cơ sở châm cứu không uy tín nên Pha Lê nhận cái kết đắng. Kết quả phần trán của nữ ca sĩ nổi cục to bằng "trái chanh".
Pha Lê mệt mỏi và thiếu ngủ vì phải chăm con gái nhỏ.
Pha Lê than thở:
"Nhật kí châm cứu đẫm nước mắt.
Mẹ Ốc bị nháy mắt cả 2 tháng nay rồi, đi khám các kiểu bệnh viện đều chỉ rút ra kết luận do thiếu ngủ và stress thôi nên ảnh hưởng thần kinh co cơ chứ không có vấn đề gì.
Uống thuốc tây 1 tháng không thấy đỡ, nghe mách đi bấm huyệt châm cứu cho thư giãn, thế là cũng đi!
Lần đầu thì đến 1 bác sĩ được giới thiệu nghe đồn giỏi lắm, lần thứ 1 châm cứu bấm huyệt xoa bóp các kiểu trơn tru ngon lành. Mà mỗi đợt phải đi 3-5 ngày liên tiếp mới hiệu quả. Qua ngày thứ 2 thì bác sĩ đó đâm 2 nhát mới vào được cái huyệt trên trán, bác hỏi sao hôm nay trán em có cái gì mà đâm kim không xuyên qua.
Em thật sự không biết trả lời như nào cho ngầu luôn. Về nhà thì nó tím bầm lại nên thôi không quay lại chỗ đó nữa! Mất hứng thật sự.
Qua bên 1 cô em cũng hay xoa bóp bấm huyệt, kể qua loa như vầy như vầy thì cô ấy la làng lên kêu sao không qua em, trời ơi em là chuyên gia, nhà em 3 đời châm cứu đông y mà, không thể nào châm cứu mà tím bầm vậy được, bla bla bla...
Nói chung nghe thuyết phục cũng ra gì lắm, nào là dây thần kinh số 7, vòng xoáy từ trường huyệt hiếc gì đó, người ta châm cứu nhiều kim chứ em là 4-5 cây chính xác là ổn không cần nhiều... Nói chung chuyên nghiệp lắm!
Ok thế là làm... xong giờ nó không những tím mà nó còn sưng to như trái chanh giữa mặt đây này (dùng app chụp mà còn rõ vậy đó là hiểu ha) Chưa biết chữa được bệnh không mà giờ là stress hơn lúc tới chữa bệnh nữa à! Chán...
...Liệu có bác sĩ nào châm cứu mà khẳng định 100% không đâm kim sai chỗ không à? Chứ em khổ quá nè".
Pha Lê chụp cận cảnh phần trán sưng to sau khi châm cứu.
Bên dưới nhiều người khuyên: "Em vô thẳng viện mà mua suất xoa bóp bấm huyệt thôi, đừng châm cứu và đừng đi lung tung bên ngoài", "Anh cũng bị như mày. Cứ ngủ sớm gần 1 tuần là nó đỡ đấy", "Lê ơi, do bị stress với khô giác mạc, em nhỏ nuoc nhỏ mắt nhân tạo hằng ngày, tối ngủ chườm nước ấm vô mắt, từ từ sẽ hết em nhé. Chị cũng từng bị như thế"....
Bảo Hân tiết lộ tình trạng của NSND Hoàng Dũng 1 tháng trước tại bệnh viện, xúc động lời tiễn biệt người quá cố Chia sẻ của diễn viên Bảo Hân sau khi NSND Hoàng Dũng đột ngột qua đời khiến nhiều người xúc động. Chiều ngày 14/2 tức mùng 3 Tết Tân Sửu, NSND Hoàng Dũng qua đời ở tuổi 65. Đông đảo nghệ sĩ trong showbiz bày tỏ đau xót trước sự ra đi của ông trùm Người Phán Xử . Trong đó đáng chú...