NTD bủn rủn chân tay khi phát hiện băng vệ sinh nhái Kotex tại Hà Nội
Vỏ bên ngoài có màu xanh giống hệt băng vệ sinh nhãn hiệu Kotex chính hãng, tuy nhiên, khi bóc vỏ ra, phía bên trong mặt băng lại có chữ Kalex, chứ không phải Kotex.
Kotex giả như thật
Đem 2 lốc băng vệ sinh nhái nhãn hiệu Kotex đặt trước mặt phóng viên để làm chứng, chị Nguyễn Thu Hà (cư ngụ tại Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội) chia sẻ với báo Giáo Dục Việt Nam: Chị mua sản phẩm này tại một siêu thị mini trên đường Nguyễn Chí Thanh, ngay cạnh nhà mình. Nhìn bề ngoài thì chị Hà cũng như nhiều người tiêu dùng khác không thể nào nhận biết được đây là hàng giả.
Trên mặt bao bì vẫn đề chữ “Kotex – Style” như bình thường, kèm theo hình ảnh một cô gái đeo tràng hạt và tóc búi cao. Phía dưới cùng có đề nhãn mác tên công ty sản xuất TNHH Kimberly-Clark kèm địa chỉ tại quận Phú Nhuận, Tp. HCM.
Nhìn bế ngoài, người tiêu dùng khó có thể nhận biết được đâu là giả, đâu là thật (Ảnh băng vệ sinh Kotex giả bên trái, được đánh dấu, so sánh với băng vệ sinh thật bên phải)
“Tôi là một người cũng khá cẩn thận, đã tìm mua băng vệ sinh ở siêu thị mini thay vì ở các quầy tạp hóa bán lẻ. Tôi đã nhìn rất kỹ trước khi trả tiền, thấy đúng là Kotex – Style với giá 11.000 đồng một gói. Thậm chí, tôi còn hỏi nhân viên thu ngân: Hàng có chính hãng không đấy? Đến khi họ bảo: Chị đừng lo, bên em có người của hãng đưa hàng tới, tôi mới yên tâm. Nhưng khi về nhà, bóc gói băng vệ sinh ra, tôi mới giật mình vì trên miếng băng vệ sinh ghi chữ Kalex thay vì chữ Kotex tôi vẫn thường thấy” – Chị Hà nói.
Kiểm tra lại sản phẩm và so sánh với băng vệ sinh Kotex thật, chị Hà mới ngớ người vì nhiều sự khác biệt.
Trước hết là về đường nét trên vỏ bao bì không được sắc nét, các lớp màu không khớp nhau, bị lem ra ngoài.
Phần dưới ghi địa chỉ nhem nhuốc, nhòe mờ, khó đọc được chữ viết, phần để cắt vỏ nhăn nhúm, nhìn rất xấu. Khi đưa bao bì lên ngửi có mùi nhựa tái chế, khá khó chịu.
Phần thông tin nhà sản xuất ghi lem luốc, chữ nhòe mờ ở băng vệ sinh Kotex giả (phía trên)
Lần theo những địa chỉ mà khách hàng trên bật mí, phóng viên báo Giáo Dục Việt Nam đã phát hiện ra nơi bán loại băng vệ sinh giả này. Một siêu thị nhỏ nằm trong ngõ giáp ranh giữa Nguyễn Chí Thanh và đường Huỳnh Thúc Kháng (Hà Nội). Hàng dãy dài băng vệ sinh nhái Kotex vẫn được đặt ngay ngắn trên kệ, người bán hàng vẫn ngang nhiên chỉ chỗ để Kotex cho người mua khi khách hàng hỏi. Thậm chí, bản thân nhân viên bán hàng cũng vô tình hay cố ý tỏ ra ngơ ngác khi phóng viên vạch rõ đây là hàng giả.
Video đang HOT
Nhà sản xuất cũng “bó tay” trước vấn nạn hàng giả?
Trao đổi với báo Giáo Dục Việt Nam, trưởng nhãn hàng Kotex của công ty TNHH Kimberly-Clark có trụ sở tại Tp. HCM chia sẻ: Trên thị trường hiện nay, có nhiều đơn vị làm hàng nhái, không thể ngăn chặn hết được.
Theo vị đại diện của nhãn hàng Kotex này: Nguyên nhân khiến nhà sản xuất cũng đành “bó tay” trước vấn nạn hàng giả, nhái là do chế tài của nước Việt Nam chưa nghiêm.
“Chúng tôi có thuê hẳn một công ty luật phụ trách về việc giải quyết hàng giả, hàng nhái. Khi phát hiện ra đầu mối làm hàng giả, hàng nhái, bộ phận luật của công ty cùng với công an đã đi làm việc với họ. Chế tài nhà nước mình chỉ phạt ít tiền đối với đơn vị làm giả đó và bắt họ cam kết không tái phạm nữa. Nhưng rất nhiều trường hợp: công an đã tới lập biên bản, họ hứa không làm nữa nhưng một thời gian sau lại thấy họ lặp lại. Do đó, chúng ta phải xác định: đối diện với thực tế đó, là vấn nạn của Việt Nam mình” – đại diện của nhãn hàng Kotex thừa nhận.
Nhãn hàng Kotex cũng cho biết: Không thể thống kê nổi một con số cụ thể: có bao nhiêu sản phẩm giả, nhái trên thị trường vì vừa bắt xong, bắt họ cam kết không vi phạm nữa thì họ lại tái sản xuất dưới một hình thức khác.
Mặt bên trong của hàng giả, không đề chữ Kotex mà là Kalex.
“Quá nhiều đến mức chúng tôi không thể thường xuyên thay đổi vì chi phí cao. Do vậy, không hẳn là “sống chung với lũ”, nhưng Kotex đã, đang và sẽ cố gắng hết sức, vì chế tài của nhà nước mình chưa đủ mạnh để răn đe các công ty làm giả, hàng nhái trên thị trường” – đại diện của nhãn hàng Kotex nói.
Với mục đích hạn chế tối đa hàng giả, hàng nhái, Kotex đã nhờ các anh em, đại lý thân cận, các đối tác, thậm chí là cả khách hàng ráo riết tìm và phát hiện, báo về cho công ty để nhanh chóng xử lý.
Đối với người tiêu dùng, đại diện của nhãn hàng Kotex khuyên: Hãy nhìn kỹ bao bì trước khi mua. Thường thì họ chỉ giả bao bì chứ không thể giả ruột vì họ sẽ phải đầu tư thêm rất nhiều, chi phí đội lên, họ sẽ không thể bán giá rẻ. Khách hàng cần để ý kỹ sản phẩm đó, xem chữ có bị mờ không, có in hoa văn và logo Kotex ở mặt sau của miếng băng không?.
“Khi mua hàng giả về, phát hiện ra đó là đồ giả, nhái, chị em phụ nữ tuyệt đối không nên dùng vì chất lượng không an toàn. Bộ phận của phụ nữ rất nhạy cảm sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu” – đại diện của nhãn hàng Kotex nhắc nhở.
Ngoài ra, cách tốt nhất để mua đúng hàng thật, bảo vệ quyền lợi của mình, các khách hàng nên mua ở các đại lý lớn, uy tín hoặc những nơi thân cận, quen biết với mình. Đối với các công ty sản xuất lớn nên lập hẳn một đội truy tìm và chống hàng giả, hàng nhái.
“Tất cả các công ty hãy tự bảo vệ mình bẳng cách đó để giảm tối thiểu “sự cố” cho người tiêu dùng và giảm doanh số bán hàng của mình” – đại diện của nhãn hàng Kotex kết luận.
Khảo sát của Kimberly Clark cho thấy các sản phẩm giả mạo, “nhái” nhãn hiệu của Kimberly Clark chủ yếu là nhãn hàng băng vệ sinh (BVS) Kotex. Các sản phẩm “nhái” được bày bán công khai, tiêu thụ khắp các tỉnh, thành và thường được sản xuất tại Hà Nội, Bắc Ninh và TP. Hồ Chí Minh.
Tháng 6/2011, lực lượng quản lý thị trường huyện Nho Quan (Ninh Bình) đã phát hiện trên thị trường tỉnh này xuất hiện nhiều loại BVS mang nhãn hiệu “Koteir” tương tự gây nhầm lẫn với sản phẩm BVS Kotex của Kimberly Clark. Các sản phẩm này được xác định do cơ sở sản xuất BVS An Tâm có địa chỉ tại 39 Hà Huy Tập- Yên Viên- Gia Lâm- Hà Nội sản xuất.
Tháng 7/2011, Công an tỉnh Bắc Ninh cũng phát hiện và xử lý 01 xe ô tô đang trên đường vận chuyển 31.200 gói BVS mang nhãn hiệu “Koteir” tương tự gây nhầm lẫn với sản phẩm BVS Kotex.
Tháng 8/2011, PC46 Công an Hà Nội và Thanh tra Bộ Khoa học & Công nghệ đã phối hợp tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất băng vệ sinh An Tâm và phát hiện một số lượng lớn sản phẩm vi phạm nhãn hiệu “Kotex” của công ty Kimberly Clark. Tại đây, đoàn kiểm tra còn phát hiện 1 cuộn/quả lô ny lông có gắn/dập/in nhãn hiệu “Kotex” được sử dụng để đóng gói các sản phẩm Kotex giả.
Theo GDVN
Người "lạ" bán dạo ở Sài Gòn
Thỉnh thoảng trên một số tuyến đường, quán xá, khu dân cư tại TP.HCM, lại thấy xuất hiện một số người Trung Quốc nói tiếng Việt lơ lớ tiếp xúc với nhiều người Việt để bán dạo.
Người nước ngoài đang gạ bán vải
Ăn mặc lịch sự đi bán vải
Không chỉ ở TP.HCM Theo thông tin trên báo chí, cuối năm 2011, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ Công an tỉnh Quảng Nam ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Jin Hong Hui (SN 1969, quốc tịch Trung Quốc) về hành vi kinh doanh hàng kém chất lượng, không có hóa đơn chứng từ. Theo đó, trưa 22.12.2011, Công an huyện Đông Giang kiểm tra ô tô tải BKS 23C-001.00 do ông Phạm Văn Linh (ngụ thị trấn Việt Giang, Bắc Giang) làm chủ và phát hiện hàng hóa trên xe gồm chén bát, xoong nồi, bút bi, bàn chải đánh răng... có xuất xứ từ Trung Quốc được ông Jin Hong Hui, đem sang Việt Nam bán dạo. Theo lời khai của ông Jin Hong Hui, trước khi bị xử phạt đã bán hàng cho một số người dân ở TP.Hội An, huyện Đông Giang. Nhiều người dân cho biết, các hàng hóa trên có giá rẻ nhưng chất lượng rất kém.
Giữa tháng 1.2012, trên địa bàn Q.1, TP.HCM xuất hiện một người đàn ông ăn mặc lịch sự đi giới thiệu để bán vải. Người đàn ông này tự xưng là du khách Trung Quốc, đi đến đâu ông cũng cầm trên tay một xấp vải giới thiệu bập bẹ bằng tiếng Việt: "Đến Việt Nam du lịch có mang vài miếng vải loại một để biếu người quen làm quà. Nhưng do thiếu tiền nên bán để kiếm chi phí về nước". "Tháp tùng" vị du khách nọ là người chạy xe ôm. Mỗi lần tới con phố đông đúc, vị du khách người Trung Quốc kia lại bước xuống đi bộ và giới thiệu bán hàng. Xe ôm chở người đàn ông kia qua các con đường như Đề Thám, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thái Học.... đến đường Bùi Thị Xuân, khi phát hiện chúng tôi đi theo chiếc xe ôm chạy luồn lách qua các con hẻm, đường nhỏ và mất hút.
Một ngày giữa tháng 3, nhóm chúng tôi gồm 4 người đang ngồi uống cà phê thì một người nước ngoài xuất hiện. Người đàn ông tuổi trung niên đi bộ, ăn mặc bảnh bao, xách theo một túi nylon bên trong có 5 xấp vải, gạ bán. Người này vừa nói tiếng Việt lơ lớ pha tiếng Anh, tiếng Hoa và cả làm dấu cố giải thích để chúng tôi hiểu rằng anh ta từ Hồng Kông sang. "Hết tiền ăn phải đi bán vài xấp vải để mưu sinh và gom chút tiền mua vé máy bay về nước", người đàn ông vừa nói, vừa ra hiệu. Khi chúng tôi hỏi tên, hộ chiếu hoặc những vấn đề khác người này tìm cách lảng tránh hoặc giả bộ không hiểu.
Trong bộ dạng đau khổ, người đàn ông cố gạ bán cho chúng tôi 5 xấp vải. Theo người này, 1 xấp vải có thể may được 1 bộ vest, hoặc 2 chiếc quần tây giá 200 ngàn đồng/1 xấp, nếu mua 5 xấp thì 800 ngàn đồng. Sau nhiều lần trả giá, giá được giảm xuống chỉ còn 75 ngàn đồng/xấp. Vừa bán xong túi vải này cho một hộ dân, người đàn ông đi bộ ra đầu đường rồi lát sau quay lại với túi nylon vải khác tiếp tục gạ bán cũng bằng chiêu thức cũ.
Trong một buổi sáng bám theo người đàn ông này, chúng tôi tìm hiểu được ông này từ Trung Quốc sang, thuê xe ôm chở đi bán hàng dạo. "Mỗi buổi sáng, ông ta đến khu vực chợ Bình Tây, thuê xe ôm tôi chở đi khắp nơi bán dạo. Còn ổng ở đâu thì tôi không biết. Theo ông ta nói, khu vực chợ Bình Tây xe ôm đều biết nói tiếng Hoa nên dễ giao tiếp", anh Nam tài xế xe ôm của người đàn ông này tiết lộ. Chỉ vào chiếc túi vải dù to đùng trước ba ga xe, anh xe ôm cho biết: "Mỗi ngày ổng trả cho tôi 200 ngàn đồng. Có khi ổng bán được cả túi vải này, gần cả trăm xấp. Tôi chở ổng đi lang thang khắp nơi. Đến chỗ nào ổng muốn bán thì tôi ngừng lại ở góc khuất chờ, còn ổng đi bộ bán hàng".
Tuy nói là mới đến Việt Nam lần đầu, nhưng người đàn ông này khá rành về tiền đồng và tiếng Việt. Khi thấy chúng tôi tiếp cận, thông báo giá vải cho những người đang muốn mua hàng, người đàn ông này trừng mắt, phất tay, phản ứng không cho nói.
Hàng chất lượng thấp
Chị Hoàng Thu Quỳnh (kế toán cho một công ty trên đường Nguyễn Cửu Đàm, Q.Tân Phú cho biết) chị cũng gặp hai người đàn ông nước ngoài đến gạ bán vải. "Thấy họ đáng thương, mấy anh, em ở công ty tôi xúm vào mua. Nhưng khi đem đi may thì hai cái quần chỉ may được 1, còn may một bộ vest thì không đủ vải và vải họ bán bị ra màu", chị Quỳnh than.
Tôi thường thấy họ nói lung tung với khách hàng, khi thì từ Hồng Kông, lúc thì Đài Loan, thậm chí là từ Singapore đến. Cứ chỗ nào tụ tập đông người là họ xà vào bán
Bác Hai (xe ôm ở Q.6, TP.HCM)
Nhiều ngày đến khu vực chợ Bình Tây tìm hiểu, chúng tôi cũng được cánh xe ôm ở đây cho biết, đội quân bán dạo người nước ngoài chủ yếu đến từ Trung Quốc nhưng họ rất ngại nói chính xác nơi họ đến. Thường thì họ sang Việt Nam theo nhóm từ 4 -5 người và được ông chủ lo hết chi phí ăn ở. Nhóm này về nhóm khác lại sang và rất bí mật nơi ở nên thường đón xe buýt hoặc đi xe ôm hai ba chặng mới đến nơi thuê xe ôm chở đi bán dạo, để tránh bị phát hiện.
"Tôi thường thấy họ nói lung tung với khách hàng, khi thì từ Hồng Kông, lúc thì Đài Loan, thậm chí là từ Singapore đến. Cứ chỗ nào tụ tập đông người là họ xà vào bán. Quán cà phê, quán nhậu, công ty, cửa hàng... chỗ nào họ cũng vào tiếp thị đủ loại hàng từ đồng hồ, mắt kiếng, điện thoại, laptop... Điều thường thấy nhất là họ ăn mặc rất lịch sự, chỉnh tề", bác Hai (xe ôm ở Q.6) cho biết. Cũng theo bác Hai, có lần thấy mấy người Trung Quốc bán vải quá rẻ (30 ngàn đồng/m) nên bác mua thử 1 xấp định chào hàng bán lại cho sạp vải ở chợ Soái Kình Lâm (Q.5) thì các tiểu thương nói đó là vải chất lượng kém, không mua.
Không chỉ có vải, chị Khánh (ngụ Q.12) cho biết chị cũng từng gặp một người nói là ở Singapore qua, gạ bán cho chị 1 cái điện thoại Nokia N9. Chị Khánh kể: "Người này trưng ra seri máy, nơi sản xuất là Hà Lan, thậm chí đưa cho tôi gọi thử, nghe tốt gạ bán có 2 triệu đồng, trong khi chiếc điện thoại này giá hơn chục triệu đồng. Tôi từ chối không mua thì ông ta năn nỉ mãi. Sau đó xin tôi cầm, vài bữa người nhà ông ta gửi tiền qua thì ổng chuộc lại máy vì không có tiền mua đồ ăn do bị cướp giật mất hết tiền". Thấy tội nghiệp chị Khánh đưa 2 triệu đồng cầm máy, người đàn ông hẹn 1 tuần sau quay lại nhưng rồi đi mất dạng. "Cách đây 1 tháng tôi lấy máy ra sử dụng, chỉ dùng được vài lần thì hỏng, đi kiểm tra mới phát hiện ra đây là máy Trung Quốc nhái hàng chính hãng", chị Khánh than thở.
Một cán bộ quản lý thị trường TP.HCM cho biết, người nước ngoài sang Việt Nam du lịch không được hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa nhập vào thị trường không có hóa đơn chứng từ. "Đây là hoạt động kinh doanh không được sự cho phép của các cơ quan chức năng. Hàng hóa nhập vào thị trường không hóa đơn chứng từ, không được kiểm tra chất lượng cũng như khi bán ra không chịu thuế sẽ tạo ra những xáo trộn thị trường, cạnh tranh không lành mạnh nếu bị phát hiện sẽ bị xử phạt", vị này nói.
Coi bói và trị bệnh... lừa đảo Ngày 24.5.2011, TAND TP.HCM xử sơ thẩm đã tuyên phạt Liu Qiu Di 18 tháng tù (xử phúc thẩm, Tòa giảm án cho Di còn 1 năm 2 tháng 2 ngày tù), Liu Jin Qing 15 tháng tù, Wu Cai Ping 13 tháng tù và Zhang Xue Yong (tất cả cùng mang quốc tịch Trung Quốc) 11 tháng tù về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Ngày 21.6.2010, bốn đối tượng nói trên được Tan Miu Sheng rủ nhập cảnh từ Trung Quốc vào Việt Nam với mục đích du lịch. Cả nhóm thuê phòng tại khách sạn ở Q.1, TP.HCM. Ngày hôm sau, Sheng bàn với Di, Qing, Ping, Yong tìm những người Việt Nam biết nói tiếng Trung Quốc, nhẹ dạ cả tin để dụ họ xem bói toán rồi chiếm đoạt tài sản. Hai ngày sau, Qing và Ping đến chợ Thiếc (Q.11) làm quen với bà L.L. ở sạp bán rau. Biết gia đình bà L. có người bị bệnh, Ping nói dối là có quen với một thầy trị bệnh rất giỏi và dắt bà đến gặp Di. Di xem chỉ tay bà L. và phán rằng bà đang bị ma ám, nếu không dùng tiền cúng giải hạn thì 2 người trong gia đình sẽ bị chết. Tin lời, bà L. bỏ 9 triệu đồng vào túi ni-lon, nhờ Di cúng giải hạn giùm. Khi Di và đồng bọn đánh tráo bọc tiền thì bị phát hiện và bị bắt. Riêng Tan Miu Sheng kịp trốn về nước.
Theo Thanh Niên
Xăng dỏm phát hiện ở cây xăng Mai Dịch chỉ 10.000 đồng/lít Nếu pha methanol với hàm lượng 15% như xăng bị phát hiện tại cửa hàng xăng dầu Mai Dịch, Hà Nội, thì giá một lít xăng chỉ khoảng hơn 10 nghìn đồng. Đó là nhận định của ông Vũ Như Hạnh, PGĐ Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội tại Hội nghị "Triển khai công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian...