NSX ‘Kiều’ spoil loạt cảnh nóng nhất, tưởng hút fan ai ngờ bị ‘ném đá’
Liên tiếp là những bình luận không mấy tích cực dành cho ‘Kiều’, khán giả thậm chí khẳng định sẽ quay lưng vì nhà sản xuất đang phá vỡ nét đẹp của ‘ Truyện Kiều’ mà Đại thi hào Nguyễn Du gây dựng.
Với suất chiếu sớm từ tối 7/4 và cả ngày 8/4, sau đó chính thức ra mắt ngày 9/4, phim Kiều của nhà sản xuất Mai Thu Huyền đã có những mở màn ‘gây bão’. Tuy nhiên, phim hot chính vì những đánh giá không mấy tích cực.
Còn nhớ thời điểm Kiều công bố sản xuất, bộ phim thuộc thể cổ trang này trở thành phim hiếm hoi của điện ảnh Việt Nam khiến khán giả vô cùng tò mò và kỳ vọng. Lý do phần lớn đều bắt nguồn từ việc nó được chuyển thể từ kiệt tác văn học Truyện Kiều của Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.
Tuy nhiên, chính việc khán giả kỳ vọng quá nhiều cho nên khi bắt gặp một bộ phim được giới mộ điệu nhận xét ‘kịch bản vụng về, diễn xuất thô cứng, biên tập nghiệp dư’, họ ít nhiều đã phải thất vọng. Thậm chí, hình ảnh Kiều bỗng trở nên ‘phản cảm’ hơn bao giờ hết khi liên tục có những cảnh quay ‘ân ái, thân mật’ một cách thô thiển trong loạt cảnh nóng được nhà sản xuất vừa tung ra.
Những thước phim cũng được chính NSX tung ra nhằm ‘hút’ người xem, nhưng giờ đây bỗng tạo ra tác dụng phụ.
Phân đoạn nóng bỏng trong Kiều
Một trong những cảnh nóng thô thiển nhất phải kể đến là cảnh Thúc Sinh ( Lê Anh Huy ) và Hoạn Thư ( Cao Thái Hà ). Sau khi Thúc Sinh cứu Kiều ( Trình Mỹ Duyên ) thoát khỏi lầu xanh chạy trốn khỏi chốn phồn hoa, sống hạnh phúc cùng nhau. Tuy nhiên, vì đã để mất kiều vào tay người khác, Hiền Bá ( Hiếu Hiền ) đã đến ‘mách lẻo’ cho Hoạn Thư rằng Thúc Sinh đang chung sống cùng Kiều.
Hoạn Thư sau đó đã đến và bất ngờ chứng kiến tất cả cảnh Thúc Sinh và Kiều đang ân ái bên cạnh bờ suối. Sau đó, Hoạn Thư vì ghen tuông nên sinh ra ảo giác, cô tưởng tượng ra cảnh Thúc Sinh ân ái với mình. Những tình tiết đó được đưa lên phim rất trần trụi.
Loạt cảnh nóng trong phim
Trên khắp các diễn đàn, hầu hết các netizen khẳng định họ sẽ không ra rạp vì tác phẩm đang làm mất đi vẻ đẹp vốn có của Truyện Kiều trong mắt nhiều người: ‘Đã đặt vé hồi đầu tuần để cuối tuần đi coi, cũng mong chờ phim nhưng đến khi thấy được chiếc video này thì thấy sợ hãi… không nhất thiết phải như vậy đâu nhé. Mong lần sau có làm phim ‘tém bớt’ lại giúp khán giả, tưởng mình đang coi phim 18 cổ trang không đấy’, ‘Đỉnh cao của văn học Việt bị biến thành phim mối tình tay ba và phim nóng’, ‘Thi văn mà trần trụi xác thịt như vầy thì ai mà chấp nhận được’.
Hay ‘Cũng vì mê Truyện Kiều nên bỏ tiền ra xem qua màn ảnh nó như nào có như mình tưởng tượng không mà ai dè, còn Đạm Tiên xuất hiện mà như phim hài kinh vậy. Còn phân đoạn hot scene thì ối dồi ôi, nó trần tục chứ chẳng có một chút nghệ thuật nào. Làm mình tưởng cảnh báo độ tuổi là vì mấy cảnh máu me chém giết. Nói chung là quá tệ’ … là những bình luận của khán giả.
Những bình luận của khán giả.
Nói về những cảnh nóng, tại buổi ra mắt Kiều tại Hà Nội, đạo diễn Mai Thu Huyền đã có những chia sẻ rằng: ‘Khi làm một bộ phim về chuyện tình tay ba như Kiều, mọi người sẽ thấy cảnh nóng trong phim không bị lợi dụng mà những cảnh nóng đó luôn luôn có nội dung, luôn luôn có thông điệp. Ví dụ như nếu Hoạn Thư không chứng kiến cảnh nóng của Thúc Sinh và Kiều thì Hoạn Thư có đoạn sau đánh ghen ghê gớm đến như vậy không.
Tôi cũng đau đầu lắm, vì thực lòng bản thân tôi không thích các cảnh nóng, mọi người xem các phim tôi đóng đến ba chục bộ phim nhưng chưa bao giờ tôi đóng cảnh nóng, phim Lạc giới có cảnh nóng nhưng là cascadeur chứ không phải tôi đóng. Tại sao tôi dị ứng cảnh nóng là vì tôi nghĩ nếu làm không làm tới, không tinh tế thì sẽ rất phản cảm, trở thành con dao hai lưỡi.
Tôi phải suy nghĩ rất nhiều và cũng phải tư vấn nhiều người. Cách làm cảnh nóng thế nào tôi cũng phải suy nghĩ. Tùy level của từng người mà có cảm nhận cảnh nóng khác nhau, có người bảo chưa đã, nhiều quá, có người bảo chưa tới, nhưng các cảnh nóng trong Kiều tôi nghĩ điều mà mọi người cảm nhận được là sự chân thật của các diễn viên’.
Kiều chính thức khởi chiếu tại các cụm rạp từ ngày 9/4.
Trailer ‘Kiều’
Đạo diễn 'Kiều': Cảnh nóng trong phim rất chân thực, hy vọng số người thích phim sẽ nhiều hơn số người không thích
'Tôi có đọc những ý kiến đánh giá nhưng tôi chưa đọc hết, tôi tôn trọng mọi ý kiến khán giả vì mỗi một người sẽ có một quan điểm khác nhau' - đạo diễn Mai Thu Huyền chia sẻ.
Tác phẩm điện ảnh Kiều của đạo diễn - nhà sản xuất Mai Thu Huyền vừa chính thức ra mắt tại TP.HCM và Hà Nội. Được chuyển thể từ truyện thơ đồ sộ của đại thi hào Nguyễn Du, Kiều nhận được sự quan tâm và mong chờ của khán giả ngay từ những ngày đầu công bố dự án. Tuy nhiên, có không ít ý kiến trái chiều của những người đầu tiên đã thưởng thức bộ phim.
Tại buổi ra mắt Kiều tại Hà Nội, đạo diễn Mai Thu Huyền đã có những chia sẻ về quá trình làm phim và những trăn trở của nữ đạo diễn với đứa con tinh thần của mình.
Dành 1/3 thời gian tập diễn xuất để tập cảnh nóng cho các diễn viên
Được biết chị có ý định đưa Truyện Kiều lên màn ảnh từ cách đây 10 năm. Cũng là một diễn viên, nếu phim được thực hiện từ 10 năm trước chị có muốn đảm nhận vai Kiều không?
Thời điểm 10 năm trước tôi muốn làm Truyện Kiều nhưng lúc đấy tôi thích vai Hoạn Thư hơn. Lúc đấy tôi chưa nghĩ đến nhân vật Đạm Tiên (nhân vật Mai Thu Huyền thủ vai trong Kiều lần này - PV).
Nhiều người bây giờ hỏi tôi sao không đóng Kiều, tôi trả lời là Kiều ở tuổi cập kê, cần sự non nớt, mộc mạc, tôi từng này tuổi làm sao có thể đóng được, tôi phải lựa chọn những gì phù hợp.
Đạo diễn Mai Thu Huyền
Tại sao chị lại lựa chọn hai gương mặt mới toanh là Trình Mỹ Duyên và Lê Anh Huy vào vai hai nhân vật chính mà không phải những gương mặt quen thuộc có sức hút phòng vé?
Vì tôi không muốn khán giả có định kiến về diễn viên đóng Kiều. Mỗi một diễn viên nổi tiếng có vai diễn để đời của họ, có chiếc bóng rất lớn, khán giả khó tiếp nhận Kiều.
Thứ hai nữa là áp lực nhân vật Kiều phải đẹp, khi chọn diễn viên diễn được thì không đẹp hoặc ngược lại, diễn viên đẹp thì không diễn được, Trình Mỹ Duyên được cả hai, ngoại hình bạn rất ổn, hợp với nhân vật như tôi tưởng tượng. Và dù bạn không qua trường lớp diễn xuất nhưng khả năng cảm của bạn về nhân vật rất tốt, những xúc cảm, biểu cảm của bạn cũng vậy
Với điện ảnh không thích sự cường điệu, đôi khi cường điệu lên mọi người thấy đã, nhưng càng chân thật, càng dung dị, càng mộc mạc càng thấy đáng yêu, càng thấm. Ngắm lại Kiều trên phim tôi vẫn thấy đáng yêu, nếu được chọn lại tôi vẫn chọn bạn ấy.
Chị có thể chia sẻ về cát-xê cho các diễn viên trong phim này?
Cát xê cho diễn viên như thị trường thôi, nhưng những diễn viên tham gia trong phim này chưa ai đặt vấn đề cát xê với tôi, vì họ thích được làm nhân vật trong Truyện Kiều.
Ví dụ như khi mời chị Lê Khanh - một thần tượng của tôi, tôi rất ao ước có một phim được mời chị đóng - thì Hoạn Bà là dạng vai diễn chị Lê Khanh chưa từng diễn, tôi lo sợ không biết chị có đồng ý khi tôi mời không. Sau khi đọc kịch bản chị Lê Khanh nhận lời luôn, và các diễn viên khác cũng thế.
Cao Thái Hà cũng là trường hợp quá bất ngờ, bạn ấy là một ngôi sao rất nhiều người săn đón, khi bạn ấy biết tôi có ý định mời bạn đến thử vai Hoạn Thư, sau khi đọc kịch bản xong bạn bảo là bằng mọi giá bạn phải lấy được vai này.
Khi gặp tôi Cao Thái Hà hóa trang cổ trang, chuẩn bị rất kỹ, bảo đây là cơ hội bạn ấy muốn có, tôi trao cho bạn cơ hội thì bạn sẽ không làm tôi ân hận. Cao Thái Hà hứa là dành 100% sức lực vì đây là vai diễn mà bạn khao khát.
Tôi cũng là diễn viên, nhưng chưa bao giờ nói với nhà sản xuất nào, đạo diễn nào về khao khát của mình như thế, Cao Thái Hà từ bỏ sự chảnh để có được vai diễn này. Riêng điều đó thôi tôi đã muốn chọn.
Poster Kiều
Khi chọn diễn viên không phải vì người ta đẹp hơn, có thể đóng tốt hơn, mà tôi chọn vì họ tâm huyết với vai diễn. Ba bạn trong phim này là Cao Thái Hà, Trình Mỹ Duyên, Lê Anh Huy tôi chọn vì điều đó. Và tôi sẵn sàng dành ba tháng trời tập diễn xuất cho ba bạn này.
Diễn viên vào vai Thúc Sinh cũng là trường hợp cực kỳ đặc biệt. Bạn Lê Anh Huy là y sĩ bên Mỹ, bạn ấy làm việc tại bệnh viện lớn và lương của bạn rất cao, với điện ảnh ở Mỹ bạn đã đóng 2 bộ phim với vai nam chính rồi.
Khi tôi gặp Lê Anh Huy tôi thấy ngoại hình bạn ấy nam tính, một vẻ đẹp mà ở showbiz Việt hơi hiếm, gương mặt cũng mới mẻ. Lúc đầu tôi không định chọn Thúc Sinh là người mới đóng, chỉ định chọn Kiều là người mới thôi, nhưng thử rất nhiều, tình cờ khi Lê Anh Huy đến casting mọi người bị thuyết phục ngay.
Một tuần sau khi biết tôi chọn xong, Lê Anh Huy gọi điện hỏi lại tôi là có thật là tôi đã chọn bạn ấy vào vai Thúc Sinh, tôi bảo thật thì bạn ấy thông báo là bạn vừa xin nghỉ công việc bên Mỹ. Tôi hết hồn, lúc đó chưa quay, bạn ấy nói muốn dành thời gian đi tập thể hình vì trong phim có nhiều cảnh nóng, bạn ấy cũng nói phải đi học diễn xuất để giành được vai diễn này, bạn chỉ sợ tôi thay đổi (cười).
Các diễn viên đều quá đáng yêu, tôi không chọn thì mới thấy ân hận. Hai diễn viên chính dù mọi người có nói thế này thế kia nhưng tôi nghĩ nếu chọn lại tôi vẫn chọn hai bạn.
Cao Thái Hà và Lê Anh Huy trong vai Hoạn Thư và Thúc Sinh
Tại sao chị lại đưa nhiều cảnh nóng vào Kiều lần này? Các diễn viên khi đóng có gặp khó khăn không?
Thực ra tôi không muốn dán nhãn 18 cho phim đâu, nhưng vì đó là quy định của cục điện ảnh nên tôi phải tuân thủ thôi. Nhưng khi làm một bộ phim về chuyện tình tay ba như Kiều, mọi người sẽ thấy cảnh nóng trong phim không bị lợi dụng mà những cảnh nóng đó luôn luôn có nội dung, luôn luôn có thông điệp. Ví dụ như nếu Hoạn Thư không chứng kiến cảnh nóng của Thúc Sinh và Kiều thì Hoạn Thư có đoạn sau đánh ghen ghê ghớm đến như vậy không.
Tôi cũng đau đầu lắm, vì thực lòng bản thân tôi không thích các cảnh nóng, mọi người xem các phim tôi đóng đến ba chục bộ phim nhưng chư bao giờ tôi đóng cảnh nóng, phim Lạc giới có cảnh nóng nhưng là cascadeur chứ không phải tôi đóng. Tại sao tôi dị ứng cảnh nóng là vì tôi nghĩ nếu làm không làm tới, không tinh tế thì sẽ rất phản cảm, trở thành con dao hai lưỡi.
Tôi phải suy nghĩ rất nhiều và cũng phải tư vấn nhiều người. Cách làm cảnh nóng thế nào tôi cũng phải suy nghĩ. Tùy level của từng người mà có cảm nhận cảnh nóng khác nhau, có người bảo chưa đã, nhiều quá, có người bảo chưa tới, nhưng các cảnh nóng trong Kiều tôi nghĩ điều mà mọi người cảm nhận được là sự chân thật của các diễn viên.
Có thể nói ba diễn viên họ diễn rất là thật, không phải phim Việt Nam nào cũng thể hiện được điều đó, bởi ba bạn không sợ, không e ngại mà họ diễn hết mình .
Cảnh nóng xuất hiện nhiều trong Kiều
Với hai bạn Lê Anh Huy và Trình Mỹ Duyên thực ra cũng khó lắm, vì hai bạn chưa diễn bao giờ, chưa gặp nhau bao giờ, chúng tôi tập diễn xuất ba tháng thì gần 1/3 thời gian tập cho cảnh nóng. Vì tôi muốn cảnh nóng đạt đến độ chân thật, người ta phải cảm nhận được 2 người đấy yêu nhau thật sự, còn nếu diễn viên không thích bạn diễn thì không bao giờ đóng ra được, họ phải cảm nhận được tình cảm với bạn diễn thì mới thể hiện ra sự giằng xé như thế nào.
Khi quay cả ba diễn viên đều diễn rất tự nhiên, một đúp ăn ngay, không phải quay đi quay lại vì cảnh nóng cảm xúc đầu tiên là quan trọng.
Có phân đoạn Cao Thái Hà diễn Hoạn Thư xuất sắc nhất trong phim là lúc nhìn Kiều với Thúc Sinh ân ái, bạn ấy diễn một lần duy nhất. Sau khi diễn xong Cao Thái Hà nằm coi như ngất dưới đất, bạn ấy dồn hết sức lực cho phân đoạn đó.
Hy vọng số người thích phim sẽ nhiều hơn số người không thích
Trong quá trình chuyển thể kịch bản từ truyện thơ thành phim điện ảnh, ekip đã dụng công về sự sáng tạo như thế nào?
Quả thực không sáng tạo thì không làm nổi, bởi vì khi đọc Truyện Kiều người ta đã biết hết rồi, biết nhân vật gặp ai, làm gì. Truyện thơ và điện ảnh là hai ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau, trong tác phẩm văn học chỉ vài câu thơ miêu tả được tính cách, nhưng lên phim phải là chuỗi chi tiết, hành động diễn ra thì mới khắc họa được.
Hiện nay ở trong phim, mốc và tình huống của các nhân vật chúng tôi không đi xa nguyên tác, nhưng sáng tạo là nhân vật Đạm Tiên. Khi chúng tôi sáng tạo thì chúng tôi tự hỏi sáng tạo ở đâu, chắc chắn không thể ở những nhân vật hiện hữu, lúc đấy chúng tôi nghĩ đến hồn ma Đạm Tiên.
Hồn ma Đạm Tiên là nhân vật có trong truyện Kiều, báo mộng cho Kiều, rồi đi theo Kiều nhưng rất mờ nhạt. Khi sáng tạo hồn ma chúng tôi biến tấu thê, khi xem phim mọi người nhìn thấy, nhưng khi đặt vào hoàn cảnh các nhân vật trong phim thì họ không nhìn thấy ngoài Kiều.
Đó chính là đối thoại, đấu tranh nội tâm của Kiều, vì trong con người luôn tồn tại thiện và ác. Khi ghen lên Kiều muốn giết ngay tình địch nhưng Kiều không làm được điều đó, chính Kiều đang phải phân thân. Khi Kiều muốn buông xuôi chấp nhận số phận thì Đạm Tiên đến Kiều laị muốn thoát ra để có tình yêu. Lúc đầu họ đồng hành cùng nhau nhưng lúc sau họ tranh đấu với nhau để bảo vệ tình yêu.
Trong nguyên tác nhân vật Kiều bị đẩy đưa rất nhiều, cô ấy cam chịu khi hoàn cảnh xô đẩy, trong phim Kiều khá mạnh mẽ, có chính kiến rõ ràng, không chịu khuất phục, yêu là phải sống vì tình yêu và không muốn sống trong sự thù hận. Những lời thoại tuy ít nhưng có thông điệp rằng Kiều không muốn sống trong hận thù, và Kiều cảm thấy có lỗi với Hoạn thư, Kiều cảm thấy mình là người sai chứ không phải Hoạn Thư nên không thể đâm chết Hoạn Thư.
Tuy nhiên Kiều ở trên phim mang tâm lý khác với Kiều trong văn học?
Tôi nghĩ cũng không khác, ví dụ đặt mình vào Kiều, ở trong một cái lầu xanh, bị chà đạp như vậy, có người sẵn sàng yêu thương mình, có người bảo vệ mình, có người muốn đưa mình ra khỏi lầu xanh, thì mình có đồng ý không? Đồng ý ngay, đâu có khác gì đâu.
Có một chi tiết rất là hay, trong Truyện Kiều, có phiên tòa ân oán ở cuối, lúc đấy đã có Từ Hải nên Kiều có quyền trừng trị tất cả những người đã hại mình, và Kiều trừng trị Tú bà, trừng trị Mã Giám Sinh, nhưng không trừng trị Hoạn Thư. 'Ớt nào mà ớt chẳng cay', Kiều biết mình sai mà, người ta ghen đúng mà, người ta là chính thất mà, mà trên phim Hoạn Thư không bao giờ đánh đập Kiều, trong nguyên tác cũng vậy. Cái đánh về tâm lý còn nặng hơn rất nhiều so với việc đánh bằng thể xác.
Trong Truyện Kiều thì Kiều vẫn nặng long với chàng Kim, nhưng trên phim ngay khi gặp Thúc Sinh nàng đã 'cảm nắng', có gì đó sai sai ở đây?
Thực ra đấy là với những người quá hiểu Truyện Kiều, trong phim này không có Kim Trọng, đấy là lý do chúng tôi không đưa quá khứ vào. Chúng tôi muốn xây một chuyện tình tay ba, muốn xây một tình yêu đẹp, cho nên mọi người thấy không có Kim Trọng, cũng không có Từ Hải. Người viết kịch bản là anh Phi Tiến Sơn cũng là người thúc đẩy tôi chọn giai đoạn này và tôi đồng ý.
Thực ra Thúc Sinh là ba trong một, được chắt lọc từ cả ba nhân vật, Thúc Sinh có sự nho nhã của Kim Trọng, rất giỏi vẽ với, tâm hồn nghệ sĩ, có sự lãng tử của người đàn ông đa tình, nhưng Thúc Sinh cũng có sự mạnh mẽ và oai hùng của Từ Hải.
Tôi cũng đã suy nghĩ rất nhiều là có nên làm lịch sử nhân vật không, có Kim Trọng không. Khi đưa ra một nhân vật thì bắt buộc phải có điểm mở, có điểm kết cho nhân vật. Nếu tôi bắt buộc đưa Kim Trọng vào thì bắt buộc phải có Kim Trọng đoạn kết và phải đến đoàn viên, chắc chắn đó sẽ là phim truyền hình dài tập, không thể là phim điện ảnh được.
Chị phản ứng thế nào với những lời chê dành cho Kiều?
Tôi có đọc những ý kiến đánh giá nhưng tôi chưa đọc hết, tôi tôn trọng mọi ý kiến khán giả vì mỗi một người sẽ có một quan điểm khác nhau, bản thân khi chúng ta đi học Truyện Kiều thời phổ thông cũng có người thích Kiều, có người thích Hoạn Thư, có người thích Thúy Vân. Tôi nghĩ phim cũng vậy thôi, có người thích, có người không thích, có người đồng cảm có người không. Tôi hy vọng số lượng người thích sẽ nhiều hơn không thích.
Chị kỳ vọng doanh thu của Kiều như thế nào?
Kiều đang gặp áp lực lớn vì trong tháng 4 này có nhiều phim Việt ra rạp, nhưng tôi tin với khán giả họ trân trọng, họ yêu mến bộ phim thì họ cũng sẽ đến rạp. Tôi xúc động với những người chỉ mới biết tôi làm phim này đã quyết định đặt 50-100 vé để ủng hộ. Người ta yêu tác phẩm này, biết qua hình ảnh trailer thấy chỉn chu, bối cảnh đẹp, trang phục đẹp..., đó là sự động viên. Còn doanh thu thế nào thì tôi chờ đợi khán giả.
Trailer Kiều
Ra mắt 'Kiều' tại Hà Nội, đạo diễn Mai Thu Huyền nói trong nước mắt '10 năm trước, khi biết tôi có ý định làm Kiều, bố tôi đã muốn bán đất để cho tôi tiền' Sau thành công của buổi họp báo ra mắt tại TP.HCM, tối ngày 8/4, phim điện ảnh cổ trang 'Kiều' tiếp tục được đón nhận tại Hà Nội. Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du là tác phẩm văn học không chỉ gắn liền với đời sống văn hóa người Việt mà còn mang tầm ảnh hưởng quốc tế. Đó là lý...