NSƯT Chí Trung: “Giao đất 13 năm nay, dự án xây Nhà hát Tuổi trẻ mới vẫn còn rất xa vời”
Chia sẻ với Dân Việt về mong muốn xây dựng một nhà hát đúng quy chuẩn, NSƯT Chí Trung – Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ cho biết, dù chỉ là “quán ăn” tinh thần nhưng cũng cần lắm một “quán ăn” đúng quy chuẩn thì khán giả mới đến xem và hút được khán giả trẻ.
Vừa qua Nhà hát Tuổi trẻ đã kỷ niệm 40 năm thành lập với sự góp mặt đông đảo nhiều thế hệ nghệ sĩ đã cống hiến cho nhà hát và cho nghệ thuật Việt Nam. Nhìn lại thì địa điểm của Nhà hát dường như không thay đổi, cơ sở hạ tầng cũ kỹ, thậm chí, Nhà hát đang ngày càng nhỏ hẹp trong khi số lượng nghệ sĩ, diễn viên ngày một tăng lên. Vậy Nhà hát đã có kế hoạch xin xây dựng địa điểm, trùng tu Nhà hát chưa, thưa anh?
- Có chứ. Chúng tôi vẫn đang xin xây dựng đấy, nhưng chưa được. Cho đến thời điểm hiện tại, Nhà hát đã qua 4 đời giám đốc đã nghỉ hưu. Thành phố Hà Nội cũng đã có quyết định giao đất từ 13 năm nay, nhưng đến bây giờ dự án xây dựng Nhà hát Tuổi trẻ mới vẫn còn rất xa vời.
NSƯT Chí Trung phát biểu trong buổi lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Nhà hát Tuổi trẻ.
Vậy anh có chia sẻ gì về nhu cầu cũng như mong muốn có một Nhà hát mới đối với khán giả và các nghệ sĩ?
- Tất cả chúng ta đều thấy rằng, sân khấu không đáp ứng kịp nhu cầu của khán giả. Hiện nay mạng xã hội, truyền hình mở ra, đời sống của người dân cũng được nâng lên trong khi sân khấu không hề thay đổi. Bạn thử tưởng tượng, bạn ngồi ăn trưa ở một bàn ăn bị kẹp vào trong góc mà một bên là bức tường. Bạn không thể ngồi ở một chỗ ăn có không gian thoáng đãng, có view đẹp, bạn có thể lùi và tiến ghế tuỳ vào ý thích của bạn thì bạn sẽ cảm thấy bức bí như thế nào.
Tất nhiên khi nói đến sân khấu tức là sân khấu gộp và hướng về một hướng. Tuy nhiên vì nhà hát chật hẹp, lối đi lại giữa các hàng ghế quá chật sẽ khiến khán giả đến xem cảm thấy rất ngại khi phải đứng lên, ngồi xuống, đấy là chưa kể những người đến muộn sẽ khó có thể đi vào ngồi đúng hàng ghế của mình. Với những cái vô cùng bất cập, tưởng là chuyện nhỏ nhưng hoá ra lại rất quan trọng với cuộc sống, xã hội bây giờ. Nếu như ngày trước, đời sống bao cấp được đi xem kịch là món ăn tinh thần rất xa xỉ, thì bây giờ đi xem kịch trở thành điều “xa xỉ trong suy nghĩ”, bởi không ai nghĩ đến đi xem kịch nữa.
Cũng không thể đổ lỗi hoàn toàn do cơ sở hạ tầng kém để nói rằng sân khấu kịch bị khán giả quay lưng, không còn muốn đi xem kịch?
- Tất nhiên không thể đổ lỗi hết. Nhưng chúng tôi cũng nhìn thấy tình hình và đã cố gắng, nỗ lực làm tất cả để thay đổi, lôi kéo khán giả đến với sân khấu kịch. Chúng tôi thay đổi về nội dung cũng như rèn luyện hàng ngày những kỹ năng cho các diễn viên và cố gắng làm mới các tác phẩm kinh điển của các tác giả như Lưu Quang Vũ nhằm mang tới sự tươi mới, hơi thở cuộc sống hiện đại vào trong tác phẩm.
Điều khiến chúng tôi bất lực và không thể làm gì khác đó chính là sự thay đổi về cơ sở hạ tầng. Nếu như nói sử dụng màn hình led là một giải pháp thì thực sự màn hình led cũng chỉ đưa cuộc sống bên ngoài vào và chỉ dừng lại trên sân khấu chứ không thể đưa khán giả đi xa hơn được.
Video đang HOT
Theo anh một nhà hát mới sẽ tác động như thế nào tới các nghệ sĩ cũng như khán giả?
- Nếu có một nhà hát được xây dựng theo quy chuẩn vừa mang tính nghệ thuật sân khấu vừa mang tính hiện đại, giải trí thì đó sẽ là điểm đến tuyệt vời cho khán giả.
Khán giả có thể cảm nhận sự tự do về không gian, cảm xúc và tự do về mong muốn, đây sẽ là điều quan trọng và sự tôn trọng đối với khán giả của mình. Để đạt được điều đó, trước tiên là với một nhà hát có view đẹp, sang trọng với quầy cà phê, mùi quen thuộc của sân khấu. Nơi được thiết kế, sắp xếp nghệ thuật nhưng cũng mang tính hiện đại, giải trí và sôi động giống như khán giả trẻ tới xem ở rạp CGV vậy.
Các nghệ sĩ chụp ảnh trong lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Nhà hát Tuổi trẻ.
Ở nhà hát mới này, sẽ có khu để trưng bày đồ lưu niệm của nhà hát, có phòng để khán giả có thể giao lưu với khán giả sau giờ diễn. Phòng để các diễn viên gặp gỡ, trò chuyện với nhau về vai diễn trước giờ diễn. Đấy là chưa nói vào nhà hát đúng quy chuẩn thì phòng phải lạnh, đèn phải sáng, ghế ngồi thoải mái, âm thanh tốt…
Còn sân khấu phải rộng, được trang bị công nghệ hiện đại để có thể đảo chiều liên tục. Diễn viên có những vai diễn trong các vở thần thoại hay cổ tích có thể bay lên cao, hay mất hút dưới lòng đất một cách dễ dàng.
Với Nhà hát Tuổi trẻ, sân khấu bây giờ dù đã tốt hơn nhiều so với các nhà hát khác, tuy nhiên cũng không thể đảo chiều, hay diễn viên không thể xuất kì bất ý ở những vở thần thoại. Hay xuất hiện ở bất kỳ đâu trong những vở để gây cho khán giả bất ngờ được…
Các nghệ sĩ Nhà hát Tuổi trẻ diễn trong vở “Hoa cúc xanh trên đầm lầy” của tác giả Lưu Quang Vũ.
Tôi đã từng đi xem ở sân khấu Lasvegas – Mỹ hay ở Tokyo – Nhật Bản, họ có sân khấu hiện đại có thể trồi lên, sụt xuống bất thần. Diễn viên bay lên cao và rồi biến mất dưới lòng đất khiến khán giả bất ngờ và thích thú. Nhưng điều đó ở sân khấu các nhà hát Việt Nam sẽ chỉ là mong muốn, là điều mơ ước mà thôi.
Mọi người đôi khi hay nhận xét, nỗ lực của diễn viên chưa nhiều, diễn viên diễn chưa hay, truyền thông không tốt, vở diễn chưa xuất sắc, ấn tượng…nhưng họ không nghĩ rằng khán giả không muốn đến quán ăn “cho dù quán ăn tinh thần” với một không gian cũ kỹ nữa. Nếu như cũ hẳn như là không gian sân khấu kiểu cung đình, hay nhà hát chèo, truyền thống thì lại khác.
Đó là còn chưa kể đến chỗ để xe cho khán giả. Hiện nay, chúng tôi không có chỗ để xe máy cho khán giả tới xem chứ đừng nói tới khán giả đi ô tô. Nhiều lúc nhìn cảnh xe máy để tràn trong ngõ cho tới hè phố, rồi cò quay khán giả tới xem ô tô mà xót xa lắm nhưng cũng đành chịu.
Xin cám ơn NSƯT Chí Trung!
Theo Danviet
Thăm phòng làm việc với bộ sưu tập cổ vật đồ sộ của "Táo Quy Hoạch"
Dù sở hữu không ít cổ vật giá trị nhưng NSƯT Chí Trung vẫn chỉ nhận mình là người thích đồ cổ và có đồ cổ chứ không phải là nhà sưu tập.
Là người say mê đồ cổ, NSƯT Chí Trung dành rất nhiều không gian trưng bày bộ sưu tập của mình. Không chỉ ở nhà riêng mà ngay cả nơi làm việc của anh cũng tràn ngập những cổ vật yêu thích.
Ngay từ khi bước vào phòng làm việc của Táo Quy Hoạch tại Nhà hát tuổi trẻ, các vị khách sẽ ấn tượng với bộ tranh cổ trên tường.
Ngay sau đó là 2 chiếc tủ lớn cạnh bàn làm việc chứa nhiều cổ vật đẹp mắt
Cận cảnh chiếc tủ chứa những món đồ quý có ý nghĩa đặc biệt với Chí Trung
Nam diễn viên chia sẻ, ngoài âm nhạc và bóng đá, đồ cổ chính là niềm đam mê lớn của anh. NSƯT Chí Trung có thể dành hàng giờ để giới thiệu về từng món đồ này.
Đa số các cổ vật được NSƯT Chí Trung trưng bày trong phòng làm việc chủ yếu là đồ gốm được anh mua lại từ những người bạn và những nhà sưu tầm khác. Rất nhiều trong số đó có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.
Bên cạnh chiếc tủ đựng đồ cổ, Táo Quy Hoạch còn dành một chiếc tủ lớn ở vị trí trang trọng bày những giải thưởng anh đạt được trong sự nghiệp và nhiều cuốn sách yêu thích.
Dù sở hữu không ít cổ vật giá trị nhưng NSƯT Chí Trung vẫn chỉ nhận mình là người thích đồ cổ và có đồ cổ chứ không phải là nhà sưu tập.
Với anh, những món đồ cổ mang lại sự tĩnh tâm trong công việc và cảm giác thư giãn khi được ngắm nhìn chăm chút từng món đồ sau những giờ làm việc căng thẳng.
Theo Danviet
NSƯT Chí Trung: "Tôi sẽ không hụt hẫng khi rời Táo Quân" "Táo Quân chỉ là chương trình để tôi đến được với đông đảo công chúng xem truyền hình hơn chứ không phải là bệ phóng để tôi gặt hái được thành công" - NSƯT Chí Trung chia sẻ. - Sau khi anh tiết lộ với độc giả VTC News đây có thể là năm cuối cùng anh tham gia "Táo quân", có khán...