NSND Trọng Phúc tiết lộ tính cách NSƯT Vũ Linh sau ánh đèn sân khấu
NSND Trọng Phúc nhận xét NSƯT Vũ Linh là người vui vẻ, dễ tính. Song khi lên sân khấu, giọng ca ‘Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài’ rất nghiêm túc, hết mình với nghề.
Từng là ca sĩ tân nhạc, Trọng Phúc bén duyên với sân khấu cải lương và trở thành kép chính. BTC
NSND Trọng Phúc là giám khảo khách mời trong tập 4 Học viện cải lương, để cùng NSND Bạch Tuyết, nghệ sĩ Châu Thanh và nghệ sĩ Thanh Hằng chọn ra những thí sinh tiếp tục đồng hành với chương trình. Trước khi thành danh với cải lương, ông là ca sĩ hát tân nhạc. Vì lẽ đó, Trọng Phúc cũng có những trải nghiệm khi thích nghi giữa các loại hình để truyền đạt cho các bạn trẻ.
Theo NSND Trọng Phúc, điều quan trọng nhất là phải học, hiểu để khi chuyển từ tân nhạc sang ca cải lương không bị “gãy”. Ông kỳ vọng các thí sinh của Học viện cải lương sẽ trau dồi các kỹ năng thi – ca – vũ – nhạc – kịch ở mức trung bình khá trở lên để sau này có thể áp dụng cho các vai diễn.
“Nghệ thuật muôn màu muôn vẻ. Nghệ sĩ hát cải lương thì không chỉ hát cải lương, chúng ta cũng cần biết hát dân ca, chèo, múa… Càng biết nhiều, chúng ta lại có cơ hội áp dụng vào các vai diễn, góp phần nâng cấp cải lương càng đẹp hơn. Bây giờ, nếu nói hát cải lương mà chỉ ca vọng cổ thôi thì chưa đủ. Chúng ta cần cải cách. Chẳng hạn, một câu vọng cổ có thể kết hợp thêm tân nhạc, ca làm sao cho uyển chuyển, thật đẹp”, NSND Trọng Phúc nói.
NSND Trọng Phúc kỳ vọng thế hệ kế cận có lối sống trong sạch, thoải mái để làm nghề, sáng tạo. BTC
NSND Trọng Phúc cho biết việc ông chuyển sang làm kép cải lương hết sức tình cờ. Nghệ sĩ gọi vui đây là “nghề ngang hông”. Giọng ca sinh năm 1971 không học ca cải lương chuyên nghiệp, mà có tố chất từ nhỏ. NSND Trọng Phúc cũng tin Tổ nghề đã chọn mình.
Nam nghệ sĩ nhớ lại: “Năm 2002 có cuộc thi Liên hoan Sân khấu Đồng bằng, tôi nhận lời tham gia vở Nhảy múa với quỷ dữ, do NSND Doãn Hoàng Giang dựng. Đến khi về Cần Thơ thi, nhiều đồng nghiệp hỏi tôi đi cổ vũ cho ai, ủng hộ đội nào. Tôi nói đi cổ vũ cho Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang. Đến khi tôi bước lên thi hát vai chính, mọi người vỡ oà, ủng hộ nhiệt liệt. Năm đó, tôi đạt huy chương vàng, rồi liên tục được nhận vai chính sau đó”.
Trọng Phúc nhấn mạnh để theo đuổi nghề, phải biến cái học được từ các tiền bối trở thành “vốn” của riêng mình, chứ không sao chép nguyên bản. Giọng ca sinh năm 1971 tâm sự: “Khi nghe một nghệ sĩ hát, tôi sẽ liệt kê ra cái hay nhất, từ đó chọn lọc để học. Tôi cũng hay gọi vui là “ăn cắp”. Tôi là kép nhưng đều phải học một chút từ má Út Bạch Lan, cô ba Bạch Tuyết, má Ngọc Giàu, cô Diệu Hiền, cô hai Lệ Thủy… Tôi lấy tinh hoa chứ không gom hết vì sẽ vô tình biến mình thành bản sao. Nếu vậy, khán giả đâu còn cần nghe mình ca nữa”.
Video đang HOT
NSND Trọng Phúc hội ngộ NSND Bạch Tuyết, nghệ sĩ Thanh Hằng, nghệ sĩ Châu Thanh tại tập 4 Học viện cải lương. BTC
NSND Trọng Phúc cũng có dịp ôn lại kỷ niệm với cố NSƯT Vũ Linh – tiền bối đồng thời cũng là người cho ông nhiều ấn tượng, kinh nghiệm trên sân khấu. NSND Trọng Phúc từng đóng nhiều vai kép chính trong các tuồng cải lương. Tuy nhiên, khi đóng cùng NSƯT Vũ Linh, ông phải đóng vai phụ.
“Hình ảnh anh Vũ Linh trong tôi lúc nào cũng rất lớn. Anh là tiền bối, là người thầy, là tượng đài. Thậm chí, ở sân khấu, khi anh ấy đứng ca ngoài sân khấu, tôi đứng nép vào cánh gà xem để học từng bước đi, biểu cảm… Quay video chung với anh ấy lại càng là cơ hội tốt để học. Lúc đó, tôi nghĩ đóng cùng anh thì vai kép nhì, vai con gì cũng đều được. Anh từng thắc mắc sao tôi nhìn anh ấy hoài, tôi mới đáp rằng: Anh ca hay em mới coi chứ ca dở em coi làm gì. Em coi để học anh”, NSND Trọng Phúc kể lại.
Trong ký ức của Trọng Phúc, NSƯT Vũ Linh sau ánh đèn sân khấu quan tâm, chăm chút cho đồng nghiệp. Bình thường, giọng ca Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài dễ tính, vui vẻ. Tuy nhiên, khi vào việc, NSƯT Vũ Linh rất nghiêm khắc, thường nhắc nhở, động viên mọi người. “Đêm nào đi hát về hai anh em cũng ngồi nói chuyện, chia sẻ rất nhiều. Anh ấy khó nhưng có lý, để mong mọi người tốt hơn, công việc thuận lợi, khiến khán giả hài lòng. Mọi người cũng thấu hiểu và thấy thoải mái”, NSND Trọng Phúc nói.
NSND Trọng Phúc: 52 tuổi tự đi chợ, nấu cơm, sống đơn độc
Tuổi 52, NSND Trọng Phúc vẫn miệt mài ca hát, thỏa đam mê sân khấu. Khi rời sàn diễn, nghệ sĩ trở về với cuộc sống đơn độc, tự mình vun vén mọi thứ.
Tuổi này không mưu cầu tiền bạc, danh vọng
NSND Trọng Phúc thời gian qua tất bật chạy show, kín lịch đi hát khắp sân khấu lớn nhỏ. Ở tuổi ngoài 50, nghệ sĩ vẫn hoạt động nghề năng nổ.
Trọng Phúc vốn được xem là kép đẹp của lĩnh vực cải lương với chiều cao 1,8m, ngoại hình nam tính. Anh sở hữu giọng hát trầm ấm, truyền cảm, khả năng diễn xuất đa dạng.
Năm 2023, Trọng Phúc nằm trong danh sách các nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND). Anh gọi đây là phần thưởng cao quý, sự ghi nhận đáng tự hào của Nhà nước, công chúng với con đường âm nhạc hơn 30 năm.
"Tôi trân trọng và biết ơn, xem đây như một ân huệ của cuộc đời. Danh hiệu đi kèm vinh hạnh là áp lực, tôi muốn dùng thời gian còn lại để phục vụ khán giả, tri ân nghề. Cuộc sống ai cũng có khó khăn nhưng với người nghệ sĩ được đứng hát đã là hạnh phúc vô bờ bến" anh trải lòng với VietNamNet.
Ngoài ca hát, NSND Trọng Phúc còn tích cực tham gia làm giám khảo, huấn luyện viên cho các chương trình Bông lúa vàng, Chuông vàng vọng cổ, Học viện cải lương... Nghệ sĩ tâm sự nhìn từng gương mặt mới ở độ tuổi 18, đôi mươi anh như nhìn thấy cả tuổi trẻ của mình.
Nghệ sĩ xem nghệ thuật là niềm vui.
Nam nghệ sĩ trăn trở việc truyền nghề cho các thế hệ đồng nghiệp, nghệ sĩ trẻ. Với Trọng Phúc, người nghệ sĩ muốn ca hay, diễn giỏi thì phải lăn lộn trong cuộc sống; biết vui buồn, trăn trở, day dứt trước thời cuộc thì mới có cảm xúc đủ đầy để hóa thân vào vai diễn.
Trọng Phúc vui vì cải lương sau thời gian tưởng như bế tắc lại có dấu hiệu hồi sinh. Một số sân khấu, tụ điểm sàn diễn sáng đèn, giúp nghệ sĩ như anh có cơ hội làm nghề, khán giả yêu quý. Đó là điều hạnh phúc với những người đã sống gần trọn đời cho cải lương như anh.
Tên tuổi của Trọng Phúc gần đây gây chú ý khi biểu diễn lại ca khúc Bài ca đất phương Nam trong phim điện ảnh Đất rừng phương Nam. Bản phối mới của tác phẩm cùng giọng ca của nam nghệ sĩ được khán giả đón nhận, đặc biệt là thế hệ gen Z.
Theo Trọng Phúc, việc hát lại các ca khúc vốn kinh điển với bản phối mới, tinh thần khác là cách để đưa âm nhạc truyền thống đến khán giả trẻ. Nam nghệ sĩ ấp ủ kế hoạch làm các sản phẩm mới với các bản tân nhạc, kết hợp một số vở cải lương được dàn dựng mang hơi thở thời đại.
Anh còn trăn trở điều gì với nghề hát?, Trọng Phúc quan niệm nghệ thuật ngày xưa là mưu sinh còn bây giờ là niềm vui giản dị ở tuổi xế chiều. Tuổi này anh không còn mưu cầu gì về quyền lợi, danh vọng, hay muốn nổi tiếng hơn.
Nghệ sĩ càng không áp lực cơm áo gạo tiền bởi tự thấy nhu cầu cuộc sống giản dị, không mưu cầu vật chất.
"Nhà lầu, xe hơi tôi có đủ nên chẳng mong cầu gì nữa. Tôi có thể không giàu có bằng ai nhưng quan trọng "Tri túc thường lạc" (Biết đủ là vui - PV). Vì suy nghĩ thế nên tôi không áp lực chuyện tiền bạc khi làm nghề", Trọng Phúc bày tỏ.
Quen cuộc sống cô độc nhiều năm
Trọng Phúc và các bạn diễn Thanh Ngân, Thoại Mỹ.
Rời ánh đèn sân khấu, Trọng Phúc trở về với cuộc sống là một người đàn ông với nếp sống bình dị, có phần xuề xòa. Anh giữ thói quen uống cà phê mỗi sáng, đọc báo, xem phim và học tuồng. Thỉnh thoảng, anh tụ tập bạn bè lai rai vài lon bia, tâm sự chuyện đời. Nhờ sống giản đơn, khép kín, nghệ sĩ thấy nhẹ đầu óc, không lo nghĩ.
Trọng Phúc có cậu con trai đang học tại một trường đại học quốc tế. Tuy nhiên, anh xin từ chối chia sẻ sâu hơn về chuyện gia đình. Với Trọng Phúc, nghệ sĩ chỉ nên xuất hiện trên mặt báo với những gì liên quan nghệ thuật còn đời tư xin phép giữ một góc riêng.
'Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, ai đều có hoàn cảnh của riêng mình nên tôi ngại khi đề cập chuyện cá nhân. Nhiều năm qua, tôi sống khép kín, phần là nghệ sĩ nên không muốn người thân bị soi mói", anh nói.
Trọng Phúc sống khá cô độc. Anh không có giúp việc hay trợ lý kề cận, chỉ có tài xế để tiện việc chạy show. Dẫu đôi lúc trống vắng, cô đơn, anh dần quen với điều này như một sự lựa chọn.
Vào ngày rảnh, nghệ sĩ tự xách giỏ đi chợ, lựa từng con cá, bó rau rồi về nhà nấu ăn. Vốn dân miền Tây, anh sở trường các món đồng quê như: canh chua, cá kho, mắm... và tự tin mình nấu ngon.
"Tôi hay tập hát, xem phim dài tập, chăm cây cảnh... để giải tỏa nỗi cô đơn. Mấy năm qua, tôi nuôi một chú chó, mỗi ngày bầu bạn với nó. Từ lâu tôi tự chăm sóc mình, không phiền hà bất cứ ai", Trọng Phúc chia sẻ. Cuộc sống kín tiếng sau nhiều bôn ba, thăng trầm đời người lại là sự phù hợp với anh lúc này.
Năm 2021, Trọng Phúc bị tai nạn giao thông khiến cơ thể chấn thương khá nặng, gãy xương má, xương bả vai. Sau vụ tai nạn, sức khỏe nam nghệ sĩ cũng yếu dần đi. Anh hiện bị các di chứng chóng mặt, đau nhức xương... nên đôi lúc phải dùng thuốc giảm đau.
"Tôi mắc vài bệnh song không quá nặng, vẫn kiểm soát được. Đôi lúc đi diễn về khuya, tôi muốn tắm cho khỏe người lại sợ đột quỵ. Tôi ở một mình nếu lỡ có bề gì không biết sao...", anh nói.
Diễn biến mới vụ tranh chấp tài sản thừa kế của cố NSƯT Vũ Linh Mới đây, Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận (TP.HCM) đã quyết định chuyển hồ sơ vụ tranh chấp về thừa kế của cố NSƯT Vũ Linh lên Tòa án nhân dân TP.HCM, do không thuộc thẩm quyền giải quyết. Vụ tranh chấp tài sản thừa kế của cố NSƯT Vũ Linh được mọi người quan tâm. Chụp màn hình Ngày 21.3, Tòa...