NSND Thái Bảo: Nhạc sĩ ca khúc ‘Thăm bến Nhà Rồng’ sợ tôi ‘hát như Tây hát chèo’
Lần đầu tiên xin nhạc sĩ Trần Hoàn hát bài ‘Thăm bến Nhà Rồng’, NSND Thái Bảo kể nhạc sĩ sợ chị ‘hát như Tây hát chèo’.
NSND Thái Bảo vừa ra mắt MV Thăm bến Nhà Rồng với phiên bản hoàn toàn mới của ca khúc đã đồng hành cùng nghệ sĩ trong 34 năm qua. MV tái hiện hình ảnh NSND Thái Bảo biểu diễn bằng cách hát và chơi đàn bầu cùng dàn nghệ sĩ đàn tranh.
NSND Thái Bảo chơi đàn bầu và dàn nghệ sĩ chơi đàn tranh trong MV ‘Thăm bến Nhà Rồng’.
Năm 1990, NSND Thái Bảo và chồng đến gặp nhạc sĩ Trần Hoàn để chọn bài hát. Chị kể nhạc sĩ trầm ngâm rồi lấy đàn guitar hát nửa chừng ca khúc Thăm bến Nhà Rồng bằng bản nhạc viết tay chưa chỉnh. Ông hát thủ thỉ, tâm tình như đang kể câu chuyện ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Khi ông hát đến câu ‘ Hay chỉ một mình Bác khăn gói biệt ly’, NSND Thái Bảo đã nghẹn ngào, rơi nước mắt. Nhạc sĩ nói: ‘Bài này khó hát, tôi sợ chị hát như Tây hát chèo’.
Lúc đó, NSND Thái Bảo sững sờ nhưng cũng kịp trấn tĩnh để xin về tập luyện, hẹn một tuần sau trình bày lại để nhạc sĩ đánh giá.
“Câu nói của chú như một lời thách thức, ám ảnh tâm trí tôi. Vì thế, tôi càng phải cố gắng hoàn thành sứ mệnh. Đúng hẹn, tôi đến hát cho chú nghe. Chú chỉ gật đầu nói: ‘Bài này cháu hát giọng Nam nhưng bằng tiếng phổ thông. Phát âm rất nhẹ để mọi người đều dễ hiểu, dễ nghe và dễ cảm nhận hơn’. Sau đó, chú hướng dẫn cho tôi phát âm tiếng Nam Bộ và NSND Chu Thúy Quỳnh dàn dựng, tạo cho tôi có phong cách riêng”, NSND Thái Bảo kể lại.
NSND Thái Bảo cho biết, MV Thăm bến Nhà Rồng phiên bản mới như lời tri ân tới nhạc sĩ Trần Hoàn.
Hàng năm, cứ mỗi lần đến kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5) và Ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước (5/6), NSND Thái Bảo lại hát những bài ca về Người, trong đó, không thể thiếu Thăm bến Nhà Rồng.
“Tuổi thơ của tôi được sống với ba – ông Nguyên là Giám đốc Bảo tàng Kim Liên, quê hương của Bác. Vì thế, tôi luôn được ba kể những câu chuyện về Người; được tận mắt nhìn ngôi nhà đơn sơ, những kỷ vật quý giá của Bác như chiếc võng, cái phản, chạn bếp, vườn rau, hai hàng dâm bụt và đặc biệt là cây ổi trước nhà. Những kỷ niệm sâu sắc ấy đã in sâu vào tâm khảm của tôi. Như lẽ tự nhiên, tôi truyền tải cảm xúc bằng âm nhạc thật giản dị, gần gũi mà da diết”, nữ nghệ sĩ bày tỏ.
NSND Thái Bảo cho biết, phiên bản MV Thăm bến Nhà Rồng mới như lời tri ân đến nhạc sĩ Trần Hoàn – người đã ra đi nhưng tác phẩm của ông vẫn sống mãi và giúp thế hệ trẻ hiểu thêm về bề dày lịch sử của một dân tộc, của một con người vĩ đại – Chủ tịch Hồ Chí Minh.
MV Thăm bến Nhà Rồng Thái Bảo do Nguyễn Bình làm đạo diễn, được nhạc sĩ Lưu Hà An hòa âm và phối khí.
MV ‘Thăm bến nhà rồng’:
Nhạc sĩ Kiên Ninh ra mắt MV 'Người đi tìm hình của nước'
Nhân dịp kỷ niệm 112 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (ngày 5/6/1911), nhạc sĩ Kiên Ninh cho ra mắt MV 'Người đi tìm hình của nước' với ca khúc do anh phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Chế Lan Viên.
Thể hiện ca khúc là NSND Quốc Hưng và ca sĩ Đào Tố Loan, trong khi đạo diễn Anh Quân chịu trách nhiệm phần MV.
Bài thơ "Người đi tìm hình của nước" được phổ nhạc
"Người đi tìm hình của nước" là một bài thơ đã quen thuộc với nhiều thế hệ, nhưng chưa từng có sự lan tỏa rộng rãi bằng âm nhạc như nhiều tác phẩm khác. Bài thơ rất hay ở nhiều góc độ, song lại rất khó để có thể phổ nhạc nếu như nhạc sĩ không đủ khéo léo ứng biến, sắp đặt và sáng tạo thêm những ý tứ để nối liền mạch cảm xúc cũng như câu chuyện ẩn chứa bên trong.
Nhạc sĩ Kiên Ninh chia sẻ, cũng như bao người viết nhạc về đề tài tình yêu quê hương đất nước, anh luôn mong muốn sáng tác được những tác phẩm có dấu ấn về Bác. Tuy nhiên, phải mất đến 3 năm ấp ủ, anh mới có thể viết nên ca khúc "Người đi tìm hình của nước". "Bài thơ của tác giả Chế Lan Viên rất đặc sắc về hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh với câu chuyện về hành trình đi tìm đường cứu nước của Người, ngay tựa đề đã gợi lên nhiều ý nghĩa to lớn về cảm xúc và câu từ rất đắt giá. Nó mang đến cho tôi những rung cảm sâu sắc, từ đó có thêm những sáng tạo trong việc khắc họa chân dung của Bác", nhạc sĩ Kiên Ninh nói.
Nhạc sĩ Kiên Ninh
Trong quá trình viết ca khúc, những câu từ hay, những hình ảnh "đắt" về mặt cảm xúc của bài thơ đã được Kiên Ninh chắt chiu tối đa, xuất hiện xuyên suốt trong từng đoạn nội dung của bài hát. Bên cạnh đó, nhạc sĩ cũng đưa vào những ý tứ mang tính phát triển thêm về hình tượng của Người với thông điệp ca ngợi, tri ân công ơn của Bác đối với dân tộc và Tổ quốc Việt Nam. Đặc biệt, anh rất kỹ lưỡng trong việc truyền tải ý nghĩa về tính tư tưởng của tác phẩm - điều mà nếu không có những hiểu biết nhất định về lịch sử, về lý luận tư tưởng triết lý thì người viết sẽ ngại mà không muốn "đụng" vào - để có thể viết nên một ca khúc về Bác dễ nghe, dễ thẩm thấu, nhất là với những người trẻ.
Ở một bài hát nói đến hành trình đi tìm đường cứu nước của Bác, sẽ có rất nhiều điều muốn truyền tải. Vì vậy, Kiên Ninh đã lựa chọn hình thức cấu trúc tác phẩm gồm 3 đoạn đơn, mỗi đoạn là một tính chất nội dung tương phản khác, trong đó có vận dụng thủ pháp chuyển điệu khi tiến hành chuyển đoạn.
Sự hòa quyện ăn ý của giọng nam trầm Quốc Hưng và giọng nữ cao Đào Tố Loan
Khi viết xong bài hát, Kiên Ninh nhận thấy phần thể hiện sẽ rất phù hợp với phiên bản song ca nam nữ solo từng đoạn có kết hợp với vocal và bè của hợp xướng. Bởi vậy, anh quyết định mời NSND Quốc Hưng và ca sĩ Đào Tố Loan tham gia dự án âm nhạc "Người đi tìm hình của nước".
"Đây là 2 giọng hát hàng đầu trong dòng nhạc thính phòng cách mạng và có sức lan tỏa mạnh tới công chúng. Tôi tin rằng 2 nghệ sĩ sẽ truyền tải được nhiều năng lượng và nhiều cảm xúc tới mọi người", nhạc sĩ Kiên Ninh bày tỏ. Anh cho rằng, với phiên bản song ca, từng giọng solo vẫn thể hiện được tính cách cũng như thế mạnh của mình và làm cho người nghe cảm thấy thú vị khi chuyển đổi màu sắc, khoảng âm thanh dải tần của từng giọng. Ở phần hòa âm bè cho giọng hát, anh cũng tính toán tính toán để sao cho công năng của 2 giọng hát này dễ dàng hòa quyện và cộng hưởng với nhau.
Chia sẻ về việc tham gia dự án "Người đi tìm hình của nước", NSND Quốc Hưng cho biết: Đã có rất nhiều ca khúc của các nhạc sĩ gạo cội viết về Bác thành công, mang đến cảm xúc mãnh liệt cho người hát cũng như khán giả. Thế hệ nhạc sĩ trẻ cũng sáng tác không ít đề tài này, nhưng lại chưa có tác phẩm thực sự đọng lại. Bởi vậy, khi Kiên Ninh cho biết về việc phổ thơ Chế Lan Viên, anh rất hào hứng. "Nếu tôi nhớ không nhầm, trước đây chưa ai phổ nhạc bài thơ Người đi tìm hình của nước. Tôi thực sự rất hứng thú khi cầm bản nhạc của Kiên Ninh. Đầu tiên Kiên Ninh có ý tưởng để tôi thu âm một mình, nhưng sau khi bàn bạc, chúng tôi thấy sẽ hiệu quả hơn nếu song ca với sự hỗ trợ của dàn hợp xướng, và quyết định mời Đào Tố Loan song ca cùng tôi".
Trong MV có nhiều hình ảnh được thực hiện tại các địa điểm quan trọng như Lăng Bác, Phủ Chủ tịch... Để ghi hình được tại các điểm an ninh nghiêm ngặt này không phải dễ dàng. "Nhưng may mắn là khi trình bày mục đích thực hiện một MV với sứ mệnh kể lại câu chuyện hành trình đi tìm đường cứu nước của Bác, ê kíp đã nhận được sự hỗ trợ, tạo điều kiện từ ban quản lý Lăng Bác và Phủ Chủ tịch", đạo diễn Anh Quân tiết lộ.
MV ghi hình vào tháng 5, vào những ngày Hà Nội nắng nóng cao điểm, khiếp ê kíp gặp không ít trở ngại. Có bạn trẻ trong dàn hợp ca bị say nắng, phải sơ cứu trợ giúp. Ca sĩ Đào Tố Loan thì sau buổi ghi hình về là bị ốm mất giọng 1 tuần do sốc nhiệt. "Đó là những kỷ niệm rất đáng nhớ. Dù có vất vả, nhưng cả ê kíp đều rất vui và thấy tự hào vì đã cùng nhau làm nên một tác phẩm có nhiều ý nghĩa để kính dâng lên Bác!", nhạc sĩ Kiên Ninh bày tỏ./.
c
U70, danh ca Bảo Yến hiếm hoi hát sự kiện cùng NSND Thái Bảo Danh ca Bảo Yến - thần tượng của nhiều thế hệ khán giả thập niên 80, trong đó có NSND Thái Bảo. Trên trang cá nhân, NSND Thái Bảo đăng tải ảnh chụp cùng thần tượng - danh ca Bảo Yến, Cẩm Vân trong một sự kiện tại Vũng Tàu. "Hội ngộ cùng hai ngôi sao, nghệ sĩ hàng đầu sau năm 1975...