NSND Lệ Thủy: ‘Giọng ca chuông ngân’ của sân khấu cải lương và cuộc sống viên mãn ở tuổi xế chiều
Khi nhắc đến cụm từ “đào chánh” lừng danh của sân khấu cải lương, người ta không thể nào bỏ qua cái tên Lệ Thủy. Gần 58 năm cống hiến cho sân khấu, ở tuổi 71, cô đào danh tiếng một thời đang tận hưởng cuộc sống bình yên như bao nhiêu người phụ nữ khác.
Từ quận chúa Hồ Bảo Xuyên trong “Đêm lạnh chùa hoang” đến cô Nguyệt đau khổ trong “Tô Ánh Nguyệt”, NSND Lệ Thủy luôn khiến khán giả phải trầm trồ tán thưởng bởi lối diễn xuất tài tình và giọng ca thổ pha kim có một không hai.
“Giọng ca chuông ngân”, “Cô đào ngoại hạng”
Cố soạn giả – NSND Viễn Châu đã từng nói: “Lệ Thuỷ có một giọng ca hiếm hoi trong làng cổ nhạc, với chất giọng kim pha thổ, đã từng được báo giới Sài Gòn phong tặng “Giọng ca chuông ngân”. Trong khi đó, NSND Diệp Lang cũng khẳng định Lệ Thủy là “Cô đào ngoại hạng” của sân khấu cải lương.
Khi nhắc đến cụm từ “đào chánh” lừng danh của sân khấu cải lương, người ta không thể nào bỏ qua cái tên Lệ Thủy – Ảnh: Internet
NSND Lệ Thuỷ sinh năm 1948 tại Vĩnh Long trong một gia đình có 8 chị em, trong đó cô là chị cả. Do hoàn cảnh khó khăn, năm 10 tuổi, Lệ Thuỷ phải theo gia đình lên Sài Gòn để mưu sinh tại một xóm nghèo thuộc quận 4. Có lần người trong xóm tình cờ nghe Lệ Thuỷ hát và giới thiệu bà tới học với một người thầy.
Một thời gian sau, thấy Lệ Thuỷ sáng dạ, hát hay và cũng biết được hoàn cảnh gia đình nên thầy đã giới thiệu Lệ Thuỷ đi hát tại gánh hát Trâm Vàng ở Biên Hoà để có tiền phụ giúp cha mẹ. Trên sân khấu Trâm Vàng, Lệ Thuỷ chỉ phù hợp đóng vai kép nhí. Đến năm 13 tuổi, lần đầu tiên Lệ Thủy xuất hiện độc lập trên sân khấu với bài ca “Cô bán hoa đèn giấy”. Chất giọng lạ của cô bé tuổi tuổi 13 khi ấy đã để lại ấn tượng mạnh cho khán giả.
Lệ Thủy gây dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả khi mới 13 tuổi – Ảnh: Internet
Từ thành công tại Trâm Vàng, Lệ Thuỷ đã được mời về đoàn hát lớn hơn là Kim Chung và lần đầu tiên, cô được đóng vai đào chính bên cạnh nghệ sĩ Thanh Hải. Với vở “Bẽ bàng duyên mới”, Lệ Thuỷ đã trở thành một ngôi sao trong làng cải lương sài Gòn, được mời đóng chung với nam nghệ sĩ nổi tiếng ngày đó là Minh Phụng.
Lệ Thủy – Minh Phụng là cặp đào kép đình đám một thời của sân khấu cải lương – Ảnh: Internet
Minh Phụng – Lệ Thuỷ đã trở thành cặp đào kép ăn ý, được báo chí Sài Gòn ngày đó phong tặng là cặp “Bão biển” bởi sức hút trong những vở diễn ăn khách như “Xin một lần yêu nhau”, “Đêm lạnh chùa hoang”, “Kiếp nào ta có nhau”… Thời đó, Lệ Thuỷ là nghệ sĩ trẻ tuổi nhất được trao giải Thanh Tâm và giải Kim Khánh.
Cả hai diễn chung rất nhiều vở, tiêu biểu là “Xin một lần yêu nhau”, “Đêm lạnh chùa hoang”, “Kiếp nào ta có nhau”… – Ảnh: Internet
Sau ngày đất nước thống nhất, Lệ Thuỷ gia nhập đoàn Văn công TP.HCM và trở thành một trong những diễn viên chính trong nhiều vở diễn ăn khách như “Cây sầu riêng trổ bông”, “Tiếng sóng Rạch Gầm”, “Khi bình minh trở lại”… Cô cũng là giọng ca được khán giả yêu thích qua những bài ca cổ trên sóng phát thanh.
Năm 1964, khi cố soạn giả – NSND Viễn Châu kết hợp tân nhạc và cổ nhạc để tạo nên bản tân cổ giao duyên, ông đã chọn giọng ca Lệ Thủy thể hiện cho thử nghiệm này với bài hát “Chàng là ai” – Ảnh: Internet
Đã có khán giả ví Lệ Thủy là cô đào có nhiều kép nhất bởi cô đã từng ca với rất nhiều giọng nam nổi tiếng trong làng cải lương như Diệp Lang, Minh Cảnh, Tấn Tài, Minh Phụng, Chí Tâm, Thành Được, Minh Vương, Thanh Tuấn, Trọng Hữu, Thanh Sang… cho ra hàng trăm bài ca cổ được yêu thích.
Bà được đánh giá là cô đào sáng giá của sân khấu cải lương và không hề kén chọn người đóng chung, đóng với ai bà cũng rất hợp, trong đó Lệ Thủy – Minh Vương là cặp đôi vàng được đông đảo khán giả mến mộ – Ảnh: Internet
Tháng 2/1984, Lệ Thuỷ vinh dự được mời tham gia vào đoàn nghệ sĩ cải lương đi lưu diễn châu Âu. Đây là một sự kiện lớn đầu tiên sau năm 1975. Chuyến đi đã thành công rực rỡ, khán giả Việt kiều nhiệt tình ủng hộ cho các vở diễn của đoàn. Từ thành công đó, khi về nước, các nghệ sĩ đã thành lập đoàn hát 2.84 và nó trở thành đoàn ăn khách nhất trong những ngày đó khi các vở diễn “Tô Ánh Nguyệt”, “Đời cô Lựu”, “Áo cưới trước cổng chùa”, “Trắng hoa mai”, “Kiếp chồng chung”, “Lôi Vũ”…
Video đang HOT
“Tô Ánh Nguyệt” là vở diễn kinh điển của sân khấu cải lương do NSND Lệ Thủy và NSND Minh Vương đóng chính – Ảnh: Internet
Khi cải lương xuống dốc, đoàn 2.84 phải giải thể, tuy nhiên, Lệ Thủy vẫn là cái tên ăn khách. Cùng với Minh Vương, Lệ Thủy luôn được chọn tham gia khi các show cải lương được tổ chức. Cô đã cùng với Diệp Lang, Minh Vương xây dựng chương trình “Những dấu ấn không phai”, quy tụ nhiều nghệ sĩ trình diễn lại những vở diễn kinh điển. Bên cạnh đó, cô cũng mở chương trình “Sân khấu Vàng” để quyên góp tiền, giúp đỡ các nghệ sĩ nghèo. Năm 2012, Lệ Thủy đã vinh dự nhận danh hiệu NSND cho những đóng góp của mình.
Năm 2008, chương trình được hoạt động với tên gọi là nhóm xã hội hóa “Sân khấu vàng” trực thuộc Nhà hát Trần Hữu Trang nhằm tập hợp các nghệ sĩ tham gia biểu diễn đồng thời doanh thu từ chương trình dành vào cho hoạt động xây tặng nhà tình thương – Ảnh: Internet
Năm 2012, Lệ Thủy đã vinh dự nhận danh hiệu NSND cho những đóng góp của mình – Ảnh: Internet
Đến với từ thiện vì một chữ “tâm”
NSND Lệ Thủy có một giọng ca thổ pha kim hiếm có và cách ca rất chân phương, nhẹ nhàng. Trong các nghệ sĩ cải lương ngày đó, chỉ có Lệ Thủy được thu đĩa khi mới 12 tuổi vì cô có một chất giọng lạ, gây tò mò với người nghe. Đến bây giờ, tình yêu của khán giả dành cho Lệ Thủy vẫn không ngừng. Giọng ca của cô vẫn còn vang vọng khắp nơi và vẫn khiến khán giả thổn thức, đứng ngồi không yên.
Giọng thổ pha kim hiếm có và cách ca rất chân phương, nhẹ nhàng giúp những bài hát của NSND Lệ Thủy gây ấn tượng mạnh với khán giả – Ảnh: Internet
Bên cạnh tài năng sân khấu nổi bật, cô đào lừng danh còn khiến bao người mến mộ bởi tấm lòng nhân hậu, thương người của mình. Tuy nhiên, cô luôn kín tiếng trong công tác thiện nguyện vì cho rằng, đây cũng chỉ là những việc nhỏ. “Vì mình đã kinh qua cái nghèo rồi nên mình biết người nghèo họ rất mong những món quà của mình. Tuy là không nhiều nhưng khi nhận được món quà của một người nghệ sĩ thì họ vui hơn nữa, giúp cho họ vượt qua khó khăn”, NSND Lệ Thủy chia sẻ.
Bên cạnh tài năng sân khấu nổi bật, cô đào lừng danh còn khiến bao người mến mộ bởi tấm lòng nhân hậu, thương người của mình – Ảnh: Internet
Những năm tháng tuổi thơ nghèo khó trong một gia đình đông có đến 8 chị em đã giúp Lệ Thủy hiểu rõ hơn về giá trị của tình yêu thương và sự đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Cô xa nhà theo đoàn đi hát từ khi 12 tuổi cũng vì muốn đỡ đần cha mẹ và cũng có những lần trông ngóng, háo hức được nhận quà từ thiện từ các mạnh thường quân. “Nếu trời còn cho sức khỏe, khán giả còn thương thì tôi vẫn tiếp tục đi hát và đi từ thiện. Mình đã may mắn có được như ngày hôm nay thì mình cũng sẽ cho đi yêu thương”.
Nữ nghệ sĩ tích cực giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, trong có có cả những đồng nghiệp, tiền bối của mình – Ảnh: Internet
Cuộc sống hôn nhân sau bức màn nhung
Năm 1973, cô đào ngoại hạng lên xe hoa với một chàng kỹ sư kinh tế ở trọ trước hẻm nhà mình. Hơn 40 năm chồng vợ, có với nhau 3 người con thành đạt, họ vẫn giữ một mái ấm gia đình lý tưởng trong mắt của đồng nghiệp cũng như khán giả. Tất nhiên, để giữ cho mái ấm vững vàng, vượt qua mọi giông tố là điều không hề đơn giản. NSND Lệ Thuỷ cho rằng, nghệ sĩ có chồng hoặc vợ ngoài ngành rất hay gãy gánh bởi giới showbiz chẳng những nhiều thị phi, đồn thổi mà đặc thù nghề nghiệp cũng buộc họ phải đi sớm về khuya, khó dành trọn vẹn thời gian và tâm trí cho gia đình.
Hơn 40 năm chồng vợ, có với nhau 3 người con thành đạt, NSND Lệ Thủy và chồng vẫn giữ một mái ấm gia đình lý tưởng trong mắt của đồng nghiệp cũng như khán giả – Ảnh: Internet
Nhưng có lẽ do hoàn cảnh gia đình nên từ nhỏ, Lệ Thuỷ đã sớm suy nghĩ chín chắn. Với cô, nếu mình là nghệ sĩ mà chồng cũng là nghệ sĩ, hai vợ chồng cùng theo đuổi nghề hát thì ai lo dạy dỗ con cái. Thế nên Lệ Thuỷ xác định, mình phải lập gia đình với người ngoài nghề, để khi mình đi hát thì chồng thay mình chăm sóc cho con.
Đó là lý do Lệ Thuỷ “đổ” anh chàng kỹ sư Đình Trúc người Quảng Ngãi ở trọ trước hẻm nhà mình, dù lúc đó tên tuổi của Lệ Thuỷ vang danh khắp nước, người ái mộ xếp hàng dài chờ đưa đón, trong đó có rất nhiều người giàu có – mà theo cách dùng từ hiện nay là “đại gia”.
Có được một gia đình êm ấm trong showbiz không phải là điều đơn giản – Ảnh: Internet
Người Nam kẻ Trung vốn đã khó thuyết phục hai bên gia đình ngay từ lúc còn yêu nhau. Đến khi đã thành hôn và sinh con gái đầu lòng năm 1973, con đường sự nghiệp càng lúc càng thăng hoa khiến việc giữ gìn hạnh phúc cho mái ấm gia đình vốn đã khó nay không hề đơn giản. Lắm lúc còn có những tin đồn ác ý khiến gia đình lục đục. Nhưng chính những lần sóng gió đó càng khiến Lệ Thủy thêm yêu quý người chồng và gia đình nhỏ của mình.
“Điều quan trọng nhất, theo tôi, dù bên ngoài xã hội, mình có là ngôi sao hay địa vị thế nào đi nữa nhưng khi về nhà vẫn nên thấp hơn chồng một chút. Tôi không biết người khác thế nào, riêng tôi nghĩ, đã là vợ thì phải biết nội trợ, nấu ăn cho chồng con, dù không ngon cũng nên biết. Và đừng bao giờ nghe người ngoài bàn ra tán vào mà về có những cư xử không đúng mực với chồng thì gia đình nào cũng hạnh phúc”.
Ở tuổi 71, NSND Lệ Thủy tận hưởng cuộc sống tràn ngập niềm vui bên gia đình và bạn bè, đồng nghiệp cũng như các hậu bối trong nghề – Ảnh: Internet
Bước sang tuổi 71 và “lên vai” ông bà ngoại, vợ chồng NSND Lệ Thủy vẫn luôn đồng hành bên nhau dù ở bất kỳ nơi đâu. Nụ cười mãn nguyện mà cô có được chính là do: “Trong gia đình chẳng có ai là nghệ sĩ cả. Chỉ có Lệ Thủy – một người vợ, một người mẹ và bây giờ là một người bà mà thôi!”.
NSND Lệ Thủy cùng con trai Dương Đình Trí vẫn cùng xuất hiện trên sân khấu. Cô cũng tham gia chương trình “Dấu chân hai thế hệ” do chính con trai tổ chức – Ảnh: Internet
Dương Đình Trí kể, ở tuổi 71, mẹ anh vẫn được các bầu show mời hát đều đặn. “Nếu muốn, mỗi tháng mẹ tôi có thể hát hết 30 ngày, nhưng bà luôn chọn lọc các chương trình phù hợp”. Cõ lẽ với khán giả, tuổi 71 của NSND Lệ Thủy chỉ là con số của thời gian. Trong lòng họ, cô vẫn là “Giọng ca chuông ngân”, là “Cô đào ngoại hạng” không thể nào thay thế.
Theo Phunusuckhoe.vn
NSND Lệ Thuỷ: Phụ nữ có địa vị xã hội thế nào đi nữa, về nhà nên thấp hơn chồng một chút
"Dù bên ngoài xã hội, mình có là ngôi sao hay địa vị thế nào đi nữa nhưng khi về nhà vẫn nên thấp hơn chồng một chút thì gia đình mới êm ấm", NSND Lệ Thuỷ chia sẻ.
Nghệ sĩ có chồng hoặc vợ ngoài ngành rất dễ gẫy đổ, bởi giới showbiz chẳng những nhiều thị phi, đồn thổi mà còn bởi đặc thù nghề nghiệp buộc họ phải đi sớm về khuya, khó dành trọn vẹn thời gian và tâm trí cho gia đình. Riêng Lệ Thuỷ thì khác.
Từ nhà nghèo, bỏ học sớm đến "cô đào ngoại hạng của sân khấu cải lương"
NSND Lệ Thuỷ sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo, đông con ở tỉnh Vĩnh Long. Hồi Lệ Thủy 3 tuổi, căn nhà ở quê bị cháy, mẹ gởi đứa em trai mới lẫm chẫm biết đi ở quê rồi cả gia đình líu ríu dắt nhau lên Sài Gòn mưu sinh.
Ba của Lệ Thủy từng làm cửu vạn ở bến tàu. Mẹ xin giúp việc cho người ta nhưng vì có con nhỏ nên không ai nhận, thế là bà nhận nấu cơm tháng cho mấy người thợ bốc vác.
Sau, có người quen rủ làm bánh để giao cho mối. Rồi công việc làm bánh của mẹ cũng dần ổn định nên mua được căn nhà nhỏ nhưng Lệ Thủy phải bỏ học từ rất sớm chỉ vì tờ giấy khai sinh đã bị cháy cùng căn nhà ở quê năm nào.
Nhà thì nghèo, đông con, lo cơm gạo hàng ngày đã mướt mồ hôi, đâu còn thời gian mà chạy đi làm lại giấy tờ. Bởi thế, Lệ Thuỷ phải nghỉ học ở nhà vừa phụ cha mẹ kiếm tiền vừa phụ trông đàn em nheo nhóc.
NSND Lệ Thuỷ và Minh Phụng thời trẻ.
Nhà đông em, vui thì vui nhưng cũng lắm lúc mệt. Dỗ đứa này ngủ xong, đứa kia mơ thấy gì đó lại khóc rống lên, đứa nọ thấy đứa kia khóc cũng giật mình khóc theo. Mấy đứa nhỏ hơn thấy mấy đứa kia khóc cũng lại hùa vào... khóc phụ. Thế là thành cái dàn đồng ca.
Ở ngay kế bên, có tiệm sửa radio tối ngày mở cải lương. Lệ Thủy nghe riết thành thuộc. Bắt chước người ta, cô bé 10 tuổi ấy cũng hát cải lương để ru em ngủ.
Có lần, ông Tư Long - một người làm trong ban văn nghệ ở xóm tình cờ nghe được, thấy cô bé Lệ Thuỷ có chất giọng trời phú nên khuyên đi học ca cổ, để trong phường xóm có đám ma, đám cưới thì hát, đặng có tiền đỡ đần cha mẹ.
Thế là cô bé Lệ Thuỷ được dắt sang gửi thầy Năm Truyền làm thợ cắt tóc ở Khánh Hội để học ca cổ. Sau đó lại được gửi học bài bản cải lương với nhạc sĩ Tám Đen.
Nhưng đi hát đám cho bà con lối xóm thì không có tiền trong khi các em lại ốm đau liên tục, gia đình túng thiếu, còn bản thân Lệ Thuỷ không thể tiếp tục đến trường vì không có giấy khai sinh.
Để đỡ gánh nặng kinh tế cho ba mẹ, Lệ Thuỷ được gửi làm con nuôi ông bà Mười Của - đánh đàn ở đoàn Trâm Vàng. Lệ Thuỷ ở đoàn, ai sai gì làm nấy: từ rửa chén đến giặt mùng mền đến đun nước pha trà...
Minh Vương - Lệ Thuỷ: "trời sinh một cặp" trên sân khấu cải lương vang dội một thời.
Biết chuyện, bà con lối xóm cản, nói với mẹ của Lệ Thuỷ: " Chị Chín ơi, làm gì cho con nhỏ đi hát. Con gái đi hát là dễ hư lắm, không được. Nghèo thì nghèo, cần thì tụi tôi giúp chứ sao cho con đi hát".
Đêm đầu tiền ở lại gánh hát Trâm Vàng một mình mà không có mẹ, trải chiếu ngủ trên sân khấu, Lệ Thuỷ buồn muốn khóc nhưng vẫn cương quyết ở lại vì nếu về thì trong nhà lại thêm một miệng ăn, còn không phụ kiếm được tiền.
Sáng hôm sau, gánh hát rời Biên Hoà, Đồng Nai ra miền Trung diễn. Lần đầu tiên, cô bé 12 tuổi Lệ Thuỷ đi xa nhà đến thế!
Đúng lúc đó, trong đoàn có một kép con bị vỡ tiếng tuổi dậy thì, không hát được. Đi theo đoàn, tối nào cũng nghe hát nên Lệ Thuỷ thuộc tuồng. Mọi người trong đoàn gợi ý Lệ Thuỷ hát thế vai. Cũng từ đó, Lệ Thuỷ được giao vai luôn và bắt đầu bước chân vào con đường nghệ thuật.
13 tuổi, Lệ Thuỷ đóng kép con, 14 tuổi được đóng đào nhì, 15 tuổi đã là cô đào sáng giá của các gánh hát cải lương thời đó.
Tiếng hát đặc biệt của Lệ Thuỷ khiến bà được khán giả mộ điệu đặt biệt danh "cô đào ngoại hạng của sân khấu cải lương".
Ngoài xã hội có là ngôi sao, về nhà vẫn thấp hơn chồng một chút
Năm 1973, cô đào ngoại hạng lên xe hoa với một chàng kỹ sư kinh tế ở trọ trước hẻm nhà mình. Hơn 40 năm chồng vợ, có với nhau 3 người con thành đạt, họ vẫn giữ một mái ấm gia đình lý tưởng trong mắt của đồng nghiệp cũng như khán giả.
Để giữ được cho mái ấm vững vàng, vượt qua mọi giông tố là điều không hề dễ dàng.
NSND Lệ Thuỷ cho rằng, nghệ sĩ có chồng hoặc vợ ngoài ngành rất dễ gẫy đổ, bởi giới showbiz chẳng những nhiều thị phi, đồn thổi mà còn bởi đặc thù nghề nghiệp buộc họ phải đi sớm về khuya, khó dành trọn vẹn thời gian và tâm trí cho gia đình.
NSND Lệ Thuỷ vẫn vô cùng đẹp ở tuổi 71.
Nhưng Lệ Thuỷ thì khác. Có lẽ do hoàn cảnh gia đình nên từ nhỏ, Lệ Thuỷ đã sớm suy nghĩ chín chắn. Từ khi hiểu chuyện, Lệ Thuỷ đã nghĩ: mình là nghệ sĩ, chồng cũng là nghệ sĩ, hai vợ chồng cùng theo đuổi nghề hát thì ai lo dạy dỗ con cái.
Thế nên Lệ Thuỷ xác định, mình phải lập gia đình với người ngoài nghề, để khi mình đi hát thì chồng thay mình chăm sóc cho con.
Bà cũng ý thức được rằng, hoàn cảnh gia đình khó khăn khiến bà phải nghỉ học từ nhỏ nên về trình độ học vấn không cao. Bởi vậy, bà đặt quyết tâm, chồng phải là người có trình độ học vấn cao, để sau này còn giúp mình dạy dỗ con cái.
Đó là lý do Lệ Thuỷ "đổ" anh chàng kỹ sư kinh tế ở trọ trước hẻm nhà mình, dù lúc đó tên tuổi của Lệ Thuỷ vang danh khắp nước, người ái mộ xếp hàng dài chờ đưa đón, trong đó có rất nhiều người giàu có - mà theo cách dùng từ hiện nay là "đại gia".
Chia sẻ về bí quyết giữ gìn mái ấm gia đình, NSND Lệ Thuỷ nói: " Tôi tự đặt ra nguyên tắc cho mình. Lúc chưa có con, có những khi đi 2, 3 tháng mới về, ra tận miền Trung nhưng khi lập gia đình rồi, tôi gắng thu xếp công việc để dành thời gian cho gia đình.
Chẳng hạn, khi ký với đoàn, tôi ra điều kiện cho mình nghỉ ngày chủ nhật ở nhà với chồng con. Sau năm 1975 đoàn ít đi diễn xa hơn, chủ yếu là ở quanh gần thành phố nên bận rộn thế nào, cứ 6h chiều là cả nhà ăn cơm cùng nhau.
Nếu chiều bận thì bữa sáng phải quây quần. Vì bữa cơm là lúc vợ chồng, cha con, mẹ con nói chuyện, chia sẻ mọi thứ trong cuộc sống. Và từ xưa đến giờ, cứ đêm 30 và ngày mùng 1 Tết, tôi không bao giờ nhận show. Có trả tiền nhiều thế nào, tôi cũng không đi hát".
NSND Lệ Thuỷ nhấn mạnh: " Điều quan trọng nhất, theo tôi, dù bên ngoài xã hội, mình có là ngôi sao hay địa vị thế nào đi nữa nhưng khi về nhà vẫn nên thấp hơn chồng một chút.
Tôi không biết người khác thế nào, riêng tôi nghĩ, đã là vợ thì phải biết nội trợ, nấu ăn cho chồng con, dù không ngon cũng nên biết. Và đừng bao giờ nghe người ngoài bàn ra tán vào mà về có những cư xử không đúng mực với chồng thì gia đình nào cũng hạnh phúc".
NSND Lệ Thuỷ và con trai - ca nhạc sĩ Dương Đình Trí.
Theo Thế giới trẻ
Dàn sao Việt tưng bừng mừng sinh nhật NSND Lệ Thủy Tối 19/5 tại TP HCM, đông đảo nghệ sĩ Việt đã góp mặt trong buổi tiệc mừng sinh nhật lần thứ 71 của NSND Lệ Thủy. NSND Lệ Thủy là gương mặt gạo cội của làng cải lương bà có giọng thổ pha kim hiếm có và cách ca rất chân phương, nhẹ nhàng. Nhờ đó, những bài hát do Lệ Thủy thể...