NSND Kim Cương: “Đó là sự thật bẽ bàng của đời nghệ sĩ như tôi và Thanh Nga”
“Đó là sự thật bẽ bàng của đời nghệ sĩ như tôi và Thanh Nga, không dám làm một đám cưới chính thức như mọi người” – NSND Kim Cương nói.
NSƯT Thanh Nga được biết đến là nữ hoàng cải lương Việt Nam, từng nổi danh lẫy lừng với nhiều vở cải lương kinh điển. Cô cũng là nhân vật chủ chốt của gia tộc cải lương Thanh Minh – Thanh Nga (gia tộc có nhiều nghệ sĩ lớn như Bảo Quốc, Hữu Châu, Hữu Lộc…).
Tên tuổi Thanh Nga có ảnh hưởng lớn đến mức, dù đã qua đời được 43 năm nhưng đến giờ những câu chuyện về cô vẫn gây sức hút lớn với khán giả và được nhiều đồng nghiệp, con cháu chia sẻ.
Tôi và Thanh Nga chịu đựng bao nhiêu thị phi
Tại một chương trình giao lưu khán giả, NSND Kim Cương đã tâm sự về kỷ niệm đáng nhớ giữa hai người:
NSND Kim Cương
“Thực ra trong ngành sân khấu, tôi và Thanh Nga thuộc hai lĩnh vực khác nhau. Tôi ở bên kịch nói, còn Thanh Nga ở bên cải lương. Thành ra, chị em chúng tôi ít có dịp tâm sự cùng nhau.
Tuy nhiên, tôi có một may mắn là khi hãng phim Kim Cương của tôi ra đời, tôi có mời được Thanh Nga đóng một vài phim.
Trong thời gian đó, tôi được làm việc cùng Thanh Nga suốt mấy tháng trời, cùng cực khổ ở phim trường, lên Đà Lạt quay hình… Nhờ đó, chị em tôi có cơ hội gần gũi nhau.
Tuy thời gian gần nhau ít ỏi nhưng giữa chúng tôi có nhiều điểm chung nên dễ cảm thông cho nhau.
Chúng tôi có một cái chung và niềm hạnh phúc là được khán giả thương yêu. Chúng tôi đều yêu nghề, sống chết với nghề, đam mê nghệ thuật. Tôi và Thanh Nga cũng phải chịu đựng không biết bao nhiêu thị phi của cuộc đời một người nổi tiếng.
Bởi vậy, chị em tôi rất hiểu nhau, chỉ cần nói một tiếng thôi là biết. Chúng tôi hiểu mình đã hi sinh, chịu đựng những gì.
Thanh Nga cùng chồng con
Nhiều người hỏi tôi có kỷ niệm nào với Thanh Nga không. Vì ít làm việc chung nên chúng tôi không có kỷ niệm trong nghề nghiệp. Tuy nhiên, tôi có một kỷ niệm sâu sắc với Thanh Nga, chỉ chúng tôi mới hiểu được hạnh phúc đó.
Video đang HOT
Với nghệ sĩ chúng tôi, việc có gia đình, sinh con cái khá khó khăn. Chúng tôi sợ sẽ mất đi tình cảm với khán giả. Có con là phải nghỉ sinh ít nhất một năm trời, tình cảm trong khán giả bớt dần đi. Bởi vậy, chị em nghệ sĩ chúng tôi sợ lập gia đình, sinh con đẻ cái.
Đó là sự thật bẽ bàng của đời nghệ sĩ như tôi và Thanh Nga, không dám làm một đám cưới chính thức như mọi người.
Bởi vậy nên tôi 35 tuổi mới có chồng và Thanh Nga cũng hơn 30 tuổi mới chính thức ở với anh Lân, được làm một người vợ.
Hôm đó, Thanh Nga sinh cháu Cúc Cu. Tôi vào bệnh viện thăm, hai đứa tôi nhìn nhau cười nhưng hiểu hết tâm sự của nhau. Chúng tôi biết mình được gì, mất gì. Chúng tôi được sự nghiệp, được nổi tiếng nhưng mất đi cái riêng tư của người đàn bà.
Thanh Nga bên con trai
Tôi nhìn Thanh Nga ôm con trai mà rơi nước mắt vì biết người nghệ sĩ ấy đến giờ phút đó mới dám sống cho chính mình. Tôi nói nhỏ với Thanh Nga: “Chị mừng cho em và em cũng phải mừng cho chị, chị cũng mới có bầu được 3 tháng rồi”.
Hai đứa tôi cứ nhìn nhau cười, Thanh Nga bảo tôi: “Mình đóng góp cho cuộc đời, cho sân khấu nhiều rồi chị ạ, giờ tới lượt mình được sống cho mình, được làm vợ, làm mẹ”.
Đó là giờ phút thiêng liêng của chị em tôi, hai người nghệ sĩ cũng là hai người đàn bà trong cuộc đời. Đó là kỷ niệm tôi không bao giờ quên được”.
Chị Thanh Nga hẹn tôi đi ăn nhà hàng
NSND Bạch Tuyết cũng từng nói: “Năm 16 tuổi, tôi được làm đào chánh. Tới năm 1963, tôi được huy chương vàng giải Thanh Tâm khi còn rất trẻ. Lúc đó, tôi có một vinh hạnh vô cùng lớn. Tôi được chính thần tượng của mình là chị Thanh Nga gắn huy chương và nơ lên ngực áo.
Tôi nắm chặt tay chị Thanh Nga nói: “Chị ơi, hồi còn đi học em có gặp chị và được chị khuyên đi hát. Bây giờ em đã đi hát được rồi chị ạ”.
Chị Thanh Nga bảo tôi: “Cái nghề này cực lắm, nhưng em cũng cố ráng theo nghề. Rồi sau này em sẽ nổi tiếng lắm”.
Cũng trong hôm đó, tôi được hát chung với chị Thanh Nga một vở tuồng. Tôi không thể hình dung một người vĩ đại như thế lại nhường tôi đóng đào chánh, còn chị Thanh Nga hát một vai phụ trong vở cải lương.
Hầu như vở diễn nào của chị Thanh Nga tôi cũng xem và để ý kỹ từng cử chỉ, hành động của chị. Bản thân cách hát của tôi chịu ảnh hưởng từ chị Thanh Nga. Tôi học được chị từ cách diễn tới cách ca.
Chị Thanh Nga rất giỏi. Trong một trích đoạn của vở Bên cầu dệt lụa, chị Thanh Nga chỉ diễn 7 phút mà có tới 5 kiểu đội nón khác nhau.
Trong đời tôi đến giờ, để có được những đêm diễn đông khách, tôi biết ơn chị Thanh Nga nhiều lắm”.
Nghệ sĩ Mộng Tuyền cũng kể: ” Hồi chị Thanh Nga còn sống, tôi đi hát đoàn khác chứ không hát cho đoàn Thanh Minh – Thanh Nga. Nhưng tôi lại rất thân với chị.
Có lần đi diễn về, chị Thanh Nga hẹn tôi đi ăn nhà hàng, có cả anh Lân chồng chị. Tại bữa ăn đó, chị Thanh Nga khoe với tôi mới mua được viên kim cương 4 ly nhỏ xíu để dành cho ngày cưới vợ của con trai Cúc Cu sau này.
Lúc đó Cúc Cu còn rất nhỏ, mà chị Thanh Nga đã lo xa như vậy. Thời ấy bao cấp còn khó khăn, nghệ sĩ hạng A1 như chị Thanh Nga đi diễn cũng chỉ lĩnh lương được 5000 đồng, chẳng nhiều gì, nhưng chị vẫn dành dụm được và sống vui vẻ cùng anh em”.
"Chị Thanh Nga nằm trong quan tài mà đẹp muốn xỉu, tóc xõa như nàng tiên"
"Tôi đến dự đám tang chị Thanh Nga, thấy chị nằm trong quan tài mà vẫn đẹp lung linh, tôi nhìn muốn xỉu vì đẹp" - nghệ sĩ cải lương Mộng Tuyền nói.
NSƯT Thanh Nga được biết đến là nữ hoàng cải lương Việt Nam, từng nổi danh lẫy lừng với nhiều vở cải lương kinh điển. Cô cũng là nhân vật chủ chốt của gia tộc cải lương Thanh Minh - Thanh Nga (gia tộc có nhiều nghệ sĩ lớn như Bảo Quốc, Hữu Châu, Hữu Lộc...).
Chuyện Thanh Nga bị ám sát từng gây chấn động dư luận một thời. Đến tận ngày nay, công chúng vẫn nhắc lại.
Thanh Nga
Vừa qua, nghệ sĩ cải lương Mộng Tuyền đã hé lộ về những kỷ niệm của cô với Thanh Nga trong một buổi giao lưu, đặc biệt là trong đám tang nữ hoàng sân khấu. Cô nói:
"Hồi chị Thanh Nga còn sống, tôi đi hát đoàn khác chứ không hát cho đoàn Thanh Minh - Thanh Nga. Nhưng tôi lại rất thân với chị.
Có lần đi diễn về, chị Thanh Nga hẹn tôi đi ăn nhà hàng, có cả anh Lân chồng chị. Tại bữa ăn đó, chị Thanh Nga khoe với tôi mới mua được viên kim cương 4 ly nhỏ xíu để dành cho ngày cưới vợ của con trai Cúc Cu sau này.
Lúc đó Cúc Cu còn rất nhỏ, mà chị Thanh Nga đã lo xa như vậy. Thời ấy bao cấp còn khó khăn, nghệ sĩ hạng A1 như chị Thanh Nga đi diễn cũng chỉ lĩnh lương được 5000 đồng, chẳng nhiều gì, nhưng chị vẫn dành dụm được và sống vui vẻ cùng anh em.
Hồi xưa, chị em nghệ sĩ chúng tôi yêu thương nhau lắm, không bao giờ giận hờn gì nhau.
Mộng Tuyền
Chị Thanh Nga hồi đó rất đẹp nhưng cũng dữ. Mỗi lần giận, mắt chị Thanh Nga trợn lên, nhìn sợ lắm, không ai dám ho he. Tuy nhiên, chị Thanh Nga giận cũng vẫn đẹp nên tôi bảo: "Chị cứ giận đi, em thích chị giận lắm". Chị Thanh Nga đẹp như Tây Thi.
Không chỉ tôi mà nghệ sĩ nào cũng yêu quý chị Thanh Nga vì chị là người con có hiếu, người chị tốt với các em. Đến giờ tôi vẫn gắn bó với gia đình chị Thanh Nga.
Tôi nghĩ, chị Thanh Nga mất đột ngột ngay lúc còn trẻ như vậy nên được khán giả nhớ mãi với hình ảnh đẹp và ngưỡng mộ như một huyền thoại.
Đám tang chị Thanh Nga ngày đó cực kỳ lớn. Cả nước đều rầm rộ và Sài Gòn ùn tắc khắp mọi con đường do khán giả đổ về.
Tôi đến dự đám tang chị Thanh Nga, thấy chị nằm trong quan tài mà vẫn đẹp lung linh, tôi nhìn muốn xỉu vì đẹp. Chị mặc áo dài gấm đỏ như đang nằm ngủ, tóc xõa dài như nàng tiên".
Được biết, đám tang Thanh Nga là đám tang nghệ sĩ lớn nhất khi ấy vì sức ảnh hưởng của cô với khán giả.
Sau khi nhập quan, linh cữu Thanh Nga được quàn tại trụ sở Hội Văn nghệ ở quận 3, để khán giả thương mến Thanh Nga được đến nhìn cô lần cuối.
Nhiều người dân khắp mọi miền cả nước, từ miền Bắc, miền Trung tới miền Nam, miền Tây hay tin Thanh Nga mất liền đổ về Sài Gòn để viếng cô lần cuối.
Vì số người quá đông nên phải xếp thành 4 hàng, nối dài từ cổng ở đường Trần Hưng Đạo nối đuôi ra đến tận đường Tú Xương, liên tục trong 3 ngày đêm.Dù thời gian dài là vậy, nhưng mọi người vẫn kiên nhẫn đứng đợi tới lượt mình để vào viếng Thanh Nga. Ban đầu, mỗi người cầm trên tay một cây nhang đã đốt sẵn do ban tổ chức đưa cho.
Nhưng vì khói nhang quá nhiều nên mọi người đổi lại là cành hoa hồng. Số người đến viếng ngày càng nhiều, hoa không đủ để cung cấp và dòng người cũng không thể dừng lại.
Khán giả đi ngang qua quan tài chỉ kịp nhìn di ảnh Thanh Nga mà chân vẫn phải bước.
Ngoài ra, còn rất đông nghệ sĩ và các em học sinh cũng phải xếp thành 4 hàng, đi từ đường Trần Quốc Thảo qua cổng phụ vào. Ai đi ngang quan tài Thanh Nga cũng chỉ kịp cúi đầu rồi ra về theo cổng chính.
Trong ngày giỗ, cháu gái chia sẻ chuyện chưa bao giờ kể "Nữ hoàng sân khấu" Thanh Nga "Sau đó, má Ba có vào hậu trường nhắc nhở người làm đạo cụ rút kinh nghiệm bảo quản cho tốt, tránh làm ảnh hưởng tới nghệ sĩ" - Hồng Loan nói. Vừa qua, gia đình nghệ sĩ Thanh Nga đã tổ chức lễ giỗ lần thứ 43 cho cô tại Mỹ. Đứng trước ban thờ Thanh Nga, nghệ sĩ ưu tú Bảo...