NSND Bạch Tuyết nghẹn ngào kể chuyện mất mẹ năm 8 tuổi
NSND Bạch Tuyết bồi hồi nhớ lại ký ức khó quên trong đời, khi mẹ của bà ra đi vì tai nạn giao thông.
NSND Bạch Tuyết từng chịu cảm giác bơ vơ, hụt hẫng khi mẹ qua đời. NVCC
Trước khi trở thành một giọng ca đình đám của sân khấu cải lương, NSND Bạch Tuyết từng đối diện với không ít khó khăn, trong đó phải kể đến biến cố mất người thân từ khi còn nhỏ. Trong bài viết vừa được đăng tải trên trang cá nhân, “cải lương chi bảo” cho biết đối với một đứa trẻ 8 tuổi khi đó, việc mất đi người mình thương yêu là “cột mốc thời gian đáng sợ” trong cuộc đời bà.
Nhớ lại ký ức đó, nữ nghệ sĩ kể lúc 19 giờ, bà còn gặp và giận vì mẹ không chịu ăn cơm cùng mình. Vậy mà đến 23 giờ cùng ngày, mẹ của giọng ca Về nghe mẹ ru ra đi vĩnh viễn vì tai nạn giao thông. “Một đứa bé 8 tuổi, nghe loáng thoáng cuộc đối thoại của những bác sĩ người Pháp nói về sức khỏe của má (cách gọi của NSND Bạch Tuyết), tôi lo lắm. Trong lúc đó, tôi thầm mong mình nghe nhầm, để yên tâm hơn. Nhưng sự thật mãi mãi là sự thật, mẹ đã ra đi, đã rời đi. Hàng ngàn câu hỏi, câu trả lời tôi tự đặt ra và tự giải đáp”, bà nhớ lại.
Sau biến cố mất người thân, NSND Bạch Tuyết dần bén duyên với cải lương và trở thành giọng ca được nhiều người yêu mến. NVCC
Sau biến cố mất người thân, NSND Bạch Tuyết bén duyên với sân khấu cải lương. Loại hình nghệ thuật này mang đến cho nữ nghệ sĩ chỗ đứng trong xã hội nên bà luôn hàm ơn và “nguyện trong hơi thở cuối cùng cũng sẽ tận lực cho nghệ thuật cải lương dân tộc Việt Nam”. “Con vẫn đang hạnh phúc và yêu cuộc sống này hơn bao giờ hết, má yên tâm nha. Chị em con đã cố gắng sống thay cuộc đời của má rồi đây”, bà nói.
NSND Bạch Tuyết bộc bạch thêm: “Má, tiếng gọi ấy luôn bắt đầu vào giấc ngủ của con mỗi khi đêm về. 70 năm, con và má song hành, những lúc con buồn tột độ là có má xuất hiện. Con biết má đã “phù hộ”, cho con vào đời bằng một “chiếu ngồi” thật đẹp”.
Video đang HOT
Đến hiện tại, NSND Bạch Tuyết vẫn chưa nguôi nỗi đau mất người thân. FBNV
Chính nguồn cảm xúc về đấng sinh thành đã trở thành đề tài để NSND Bạch Tuyết sáng tác nhiều bài hát, trong đó phải kể đến những bài tân cổ. “Hạnh phúc thay, tôi được công chúng khán giả đón nhận và nuôi dưỡng bằng một cái tình, không có ngôn ngữ nào diễn tả được. Tôi luôn tạ ơn khán giả, mỗi khi cánh màn nhung khép lại”, bà chia sẻ.
Đây không phải là lần đầu tiên NSND Bạch Tuyết bộc bạch về sự ra đi của đấng sinh thành. Trước đó, trong chương trình Sao nối ngôi, giọng ca cải lương từng chia sẻ thời điểm người thân qua đời, bà hụt hẫng, từng nghĩ đến chuyện đi tu. “Nhưng tôi nhận ra thế giới mình sống rất nhân từ, người ta thấy mình thiếu cái gì sẽ thêm cái khác cho mình”, bà chia sẻ.
NSND Bạch Tuyết: Tôi ở tuổi 16 hay 78 đều khôn ngoan và ngu dốt
"Nếu nghệ sĩ chỉ nghĩ mình giỏi, không cần ai hết thì như ếch ngồi đáy giếng, rất đáng tội nghiệp" - NSND Bạch Tuyết tâm sự.
Vừa qua, tại chương trình Lần đầu tôi kể, NSND Bạch Tuyết đã chia sẻ đôi điều về bản thân qua việc trả lời một số câu hỏi ngẫu nhiên.
Nhìn lại chặng đường 60 năm làm nghề, cô có thấy mình thực sự may mắn không?
Tôi làm biếng nhìn lại quá khứ lắm nhưng thi thoảng quét qua một cái thì thấy mình quá sức may mắn và vô cùng hạnh phúc.
NSND Bạch Tuyết
Tôi được sự thương yêu, giúp đỡ, dạy bảo của rất nhiều tầng lớp khác nhau trong các khán giả cải lương.
Theo cô, một cô đào năm 16 tuổi khác gì với cô đào năm 78 tuổi?
Tôi ở tuổi 16 hay 78 đều có sự may mắn, khôn ngoan và ngu dốt như nhau.
Khi ở tuổi 16, cô đã được nhiều tiền bối dìu dắt. Hiện tại đã ở tuổi 78, lên hàng cây đa cây đề, cô nhìn gì về thế hệ hậu bối tiếp nối?
Mỗi con người sinh ra đều có đời sống riêng, sinh mệnh riêng, định mệnh riêng. Không con đường của ai giống ai. Chỉ cần các bạn chịu khó nhìn trước nhìn sau khi bước đi trên con đường của mình và học hỏi với lòng biết ơn sâu sắc thì chắc chắn sẽ thành công.
Ngược lại, nếu nghệ sĩ chỉ nghĩ mình giỏi, không cần ai hết thì như ếch ngồi đáy giếng, rất đáng tội nghiệp.
Thành thử ra, người đi trước như tôi không có gì để dặn dò người đi sau hết vì mỗi người khi được thượng đế sinh ra, cha mẹ sinh ra đều có một khả năng tự đi, tự đứng, tự tồn tại trong cuộc sống.
Nếu người ta thích học, họ sẽ tự tìm đến mọi cái để học. Nếu họ đã không thích học thì có cố gắng dạy thế nào cũng vô ích.
Làm nghệ thuật đã 60 năm, cô có sợ mình đi vào lối mòn và trở thành người cũ kỹ?
Tôi lúc nào cũng phải tự cảnh giác mình về chuyện lối mòn này. Dù là đi hát được vài tháng hay vài năm, tôi đã phải biết cảnh giác chứ đừng nói đến 60 năm.
Lúc nào tôi cũng phải nhìn vào khán giả, giới trẻ để tự kiểm soát mình, làm sao để tôi không bị rơi vào lối mòn, cũ kỹ.
Với tư cách một người ở thế hệ đi trước, cô đón nhận những ý kiến trái chiều như thế nào?
Tôi cảm ơn tất cả các ý kiến trái chiều. Muốn phát triển thì phải mâu thuẫn. Khi tôi đưa ra một vấn đề, dự án nào đó mà có ý kiến trái chiều thì là lúc tôi thông minh nhất, biết cách làm thế nào cho đúng nhất.
Nếu được ước một điều cho nghệ thuật cải lương, cô sẽ ước điều gì?
Tôi không ước điều gì hết. Tôi sống, quan sát thế giới của tôi và cảm thấy điều gì làm được, tôi sẽ làm đàng hoàng.
Trước việc Sài Gòn phát triển mỗi ngày, cô có cảm xúc, suy nghĩ gì không?
Sài Gòn cũng như thế giới, đang đi theo quy luật. Tất cả đều thay đổi và chỉ có sự đổi thay là không thay đổi. Vì vậy, sự thay đổi của Sài Gòn hay một con người trong thế giới này đều là quy luật, cần học hỏi và thích nghi.
NSND Bạch Tuyết: Nhờ cải lương, 20 tuổi tôi đã có nhà NSND Bạch Tuyết thấy bản thân may mắn khi bén duyên với sân khấu cải lương từ khi còn trẻ. Sau vài năm đi hát, bà có nhà, có tiền gửi ngân hàng ở tuổi 20. NSND Bạch Tuyết thấy bản thân may mắn khi bén duyên và gắn bó với cải lương đến hiện tại. FBNV NSND Bạch Tuyết vừa đảm nhận...