NSA ráo riết theo dõi Huawei
Theo các tờ New York Times (Mỹ) và Der Spiegel (Đức), Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ NSA hiện đã tiến hành nghe lén Huawei, một trong những công ty viễn thông hàng đầu Trung Quốc.
Ảnh chụp trụ sở của Huawei tại Thâm Quyến, Trung Quốc
Dựa theo những tài liệu được cựu nhân viên CIA Edward Snowden rò rỉ, hai tờ New York Times và Der Spiegelcho rằng NSA đã truy cập vào email cũng như các văn bản nội bộ liên lạc giữa các quan chức hàng đầu của Huawei và thậm chí là cả mã nguồn của một số sản phẩm. “NSA hiện tại có khả thể truy cập dễ dàng và lấy nhiều dữ liệu tới mức họ không biết phải làm gì với chúng cả”, Der Spiegel trích lời một văn bản bị rò rỉ.
Huawei được thành lập vào năm 1987 bởi Ren Zhengfei, một cựu kỹ sư của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa mà cho tới giờ vẫn bị chính quyền Mỹ coi là một mối nguy lớn về bảo mật, mặc dù công ty này đã liên tục phủ nhận mối quan hệ với chính phủ Trung Quốc.
Video đang HOT
Cả Mỹ và Australia đều đã ngăn cản Huawei không được tham gia vào các dự án băng thông rộng tại các quốc gia này, do lo ngại các nguy cơ tình báo.
Hiện tại, Huawei đang là công ty sản xuất smartphone đứng thứ 3 thế giới, đồng thời cũng là một trong những nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới.
Theo tờ New York Times, ban đầu NSA thực hiện điệp vụ “Shotgiant” (tạm dịch: “Gã khổng lồ bị bắn”) nhằm tìm ra mối liên hệ giữa Huawei và quân đội Trung Quốc. Sau đó, điệp vụ này đã được mở rộng để tìm cách đột nhật vào các mạng vi tính và điện thoại được Huawei cung cấp cho nước ngoài.
“Rất nhiều mục tiêu của chúng tôi sử dụng sản phẩm Huawei để liên lạc. Chúng tôi cần phải đảm bảo mình có thể khai thác các sản phẩm này nhằm truy cập vào các mạng lưới trên toàn cầu”, văn bản NSA bị New York Times rò rỉ khẳng định.
Hiện tại, Huawei đang là một đối thủ lớn của công ty thiết bị viễn thông Cisco System (Mỹ), song dựa theo những gì Snowden tiết lộ, các quan chức Mỹ khẳng định rằng các đơn vị tình báo quốc gia không hề thực hiện các nhiệm vụ tình báo thương mại thay cho các tập đoàn Mỹ.
“Sự thật rằng chúng ta đang nhắm vào các công ty nước ngoài vì mục đích không hề có liên hệ với tình báo kinh tế”, một quan chức tình báo cao cấp khẳng định vào ngày thứ năm vừa qua. Mục đích của các nỗ lực tình báo là nhằm “đảm bảo lợi ích an ninh quốc gia”, thay vì “để giúp Boeing”, vị quan chức này khẳng định.
Theo ZDNet
Facebook bị nghi phát tán mã độc
Mạng xã hội số 1 thế giới đang bị nghi là công cụ được Cơ quan An ninh Quốc Gia Mỹ sử dụng nhằm lan truyền mã độc với mục đích ăn cắp dữ liệu người dùng.
Thông tin trên đã được trang The Intercept đưa ra mới đây. Sở dĩ nó đáng chú ý bởi người sáng lập ra website này là Glenn Greenwald, cựu phóng viên của tờ báo nổi tiếng Guardian, người từng phanh phui các hoạt động do thám của Cơ quan An ninh Quốc Gia Mỹ (NSA) qua tài liệu do Edward Snowden cung cấp.
Theo đó, trong chiến dịch tình báo với quy mô lớn nhằm kiểm soát mạng máy tính toàn cầu, Facebook đã được NSA sử dụng như là công cụ nhằm phát tán mã độc, từ đó có thể xâm nhập vào máy tính của người dùng.
Cụ thể, khi người dùng truy cập vào Facebook, NSA sẽ truyền đi các gói dữ liệu có chứa mã độc nhằm đánh lừa nạn nhân rằng chúng được gửi từ mạng xã hội số 1 thế giới này. Nhờ đó, NSA có thể kiểm soát một lượng lớn máy tính của người dùng Facebook.
Các mã độc không chỉ ăn cắp thông tin hoặc dữ liệu của người dùng mà thậm chí chúng còn có khả năng thu âm hoặc ghi hình qua microphone và webcam của máy tính. Được biết, chiến dịch này đã được NSA triển khai từ 2010 cho đến nay.
Về phía NSA, cơ quan này đã bác bỏ hoàn toàn các cáo buộc của The Intercept khi cho rằng mình không hề sử dụng mạng xã hội để phát tán mã độc. Đồng thời khẳng định các hoạt động tình báo của mình là hoàn toàn hợp pháp.
Còn về phía Facebook, CEO Mark Zuckerberg cũng lên tiếng bác bỏ những thông tin cho rằng mạng xã hội của mình đang là công cụ phát tán mã độc. Và cho rằng các chuyên gia của hãng đang nỗ lực hết sức nhằm bảo mật thông tin cho người dùng.
Tuy nhiên người đứng đầu Facebook cũng lên tiếng cảnh báo về các hoạt động tình báo của Chính phủ Mỹ trên mạng internet sau những bê bối đã có trong thời gian vừa qua: Thay vì trở thành mối đe dọa, Chính phủ Mỹ cần phải minh bạch hơn trong những việc họ đã làm.
Theo VTC
Bí mật chiếc BlackBerry của thủ tướng Đức Angela Merkel Thông qua công nghệ bảo mật của Secusmart GmbH, những chiếc điện thoại BlackBerry càng trở nên bất khả xâm phạm, và chiếc BlackBerry Z10 của bà Angela Merkel là một ví dụ. Thủ tướng Đức Angela Merkel với chiếc BlackBerry Z10 của Secusmart GmbH Hiện tại, BlackBerry vẫn được coi là dòng điện thoại có độ bảo mật an ninh cao. Nhưng...