Nortel bị tin tặc “rút ruột” hơn 10 năm mà không biết
Trong cơn “thoi thóp” chờ ngày phá sản, “ông hoàng” viễn thông một thời của thế giới phát hiện ra một sự thật phũ phàng: mọi tài liệu quan trọng của công ty đã bị tin tặc Trung Quốc âm thầm đánh cắp hơn 10 năm qua.
Theo điều tra của tờ Wall Street Journal, từ hơn 10 năm qua, những tin tặc Trung Quốc đã đột nhập vào hệ thống máy tính của Nortel và tải về các tài liệu kỹ thuật, các công trình nghiên cứu, kế hoạch kinh doanh, email nhân viên và nhiều tài liệu quan trọng khác.
Nắm giữ trong tay bảy mật khẩu các nhân vật cấp cao trong hàng ngũ cán bộ Nortel, tin tặc đã tiến hành khai thác những tư liệu đáng giá. Đồng thời, chúng cũng duy trì sự xâm nhập của mình bằng cách cài vào hệ thống máy tính của Nortel một phần mềm gián điệp hết sức tinh vi.
Không chỉ sai lầm trong kinh doanh, Nortel còn sai lầm khi không chú trọng vấn đề bảo mật – Ảnh: Bloomberg
Brian Shields, một cựu quan chức của Nortel, và một số ít cán bộ của công ty đã nhận ra những điều bất thường với dữ liệu nội bộ công ty từ đầu năm 2000.
Nhưng phải mất đến bốn năm sau đó, Brian Shields mới phát hiện ra rằng, hằng tháng hoặc lâu hơn, một vài máy tính trong mạng nội bộ Nortel tự động gửi dữ liệu đến những máy tính có dãy IP ở Thượng Hải, Trung Quốc.
Video đang HOT
Sau khi phát hiện mối nguy hiểm, Nortel đã thay đổi lại những mật khẩu quan trọng và tiến hành điều tra tìm ra nguyên nhân nhưng không mang lại kết quả rõ ràng.
Đến thời điểm hiện tại, hãng vẫn chưa thể xác định được mức độ thiệt hại từ những thông tin bị rò rỉ.
Những công ty khác như Ciena, Ericsson và Avaya có thể chịu chung số phận với Nortel vì đã mua lại một phần bộ phận kinh doanh của hãng này mà không hề được thông báo về mối nguy hại trên.
Không chỉ có Nortel, hàng tá các công ty lớn ở Mỹ như Google, Adobe, Lockheed Martin, Juniper Networks… cũng thường xuyên phải đối mặt với những siêu tin tặc chuyên đánh cắp chất xám và những bí mật kinh doanh trong vài năm qua.
Nortel ra đời năm 1895 với tên đầy đủ là Nortel Networks Limited, là một công ty đa quốc gia chuyên sản xuất thiết bị viễn thông. Trụ sở chính đặt tại Toronto, Canada.
Thời kỳ huy hoàng của Nortel là những năm 1990 khi Internet và viễn thông phát triển mạnh mẽ. Lúc đó, Nortel có hơn 95.000 nhân công và số vốn hóa thị trường là 297 tỉ USD.
Tuy nhiên, cùng với sự khủng hoảng của kinh tế toàn cầu, những sai lầm trong chiến lược kinh doanh và bất ổn nội bộ đã dần đẩy Nortel vào con đường cùng.
Đến năm 2009, Nortel nộp đơn xin bảo hộ phá sản và kinh doanh cầm chừng cho đến ngày nay.
Theo Thanh Niên
Thụt két gần 5 tỷ đồng, cán bộ huyện lãnh án
Là kế toán kiêm thủ quỹ Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hóc Môn, TPHCM; lợi dụng sơ hở của cấp trên Nguyễn Thị Thùy Linh đã móc nối cùng chồng "rút ruột" gần 5 tỷ đồng tiền công quỹ để tiêu xài cá nhân.
Ngày 14/2, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã mở phiên phúc thẩm xét xử vụ án "tham ô tài sản", "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Ban thồi thường giải phóng mặt bằng (Ban BTGPMB) huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Theo đó, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã bác đơn kháng cáo, y án sơ thẩm tuyên phạt Nguyễn Thị Mỹ Linh (30 tuổi, nguyên kế toán kiêm thủ quỹ) mức án 20 năm tù, chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát, tăng hình phạt đối vớ bị cáo Đặng Thanh Phong (45 tuổi, chồng Linh) từ 7 năm tù lên thành 10 năm tù cùng về tội "tham ô tài sản".
Bị cáo được dẫn ra khỏi phòng xử, sau phiên tòa sáng 14/2
Ngoài ra, HĐXX còn tuyên giảm án cho bị cáo Đỗ Thị Kim Tuyến (50 tuổi, nguyên Trưởng ban BTGPMB) từ 4 năm tù xuống còn còn 2 năm tù, chuyển hình phạt đối với bị cáo Phan Hoàng An (56 tuổi, Phó trưởng ban) từ 2 năm tù thành 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo cùng về tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Theo bản án sơ thẩm, Nguyễn Thị Thùy Linh nguyên là kế toán kiêm thủ quỹ Ban BTGPMB huyện Hóc Môn. Quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, thấy cấp trên thiếu kiểm tra sâu sát trong việc quản lý thu chi tiền đền bù cũng như ký các lệnh thanh toán để sử dụng tiền trong tài khoản nên Linh nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền.
Thực hiện ý định trên, mỗi lần chi tiền đền bù cho các hộ dân Linh giữ lại từ 200 đến 300 triệu đồng. Đối với những hộ dân không đến nhận tiền đúng thời gian quy định, Linh giả chữ ký ký nhận để chiếm đoạt luôn. Ngoài ra, Linh cùng chồng là Đặng Thanh Phong còn lập giả danh sách các hộ dân nhận tiền bồi thường trình lãnh đạo ban ký để rút hơn 780 triệu đồng từ tài khoản ngân hàng của Ban BTGPMB.
Với thủ đoạn trên, từ tháng 8/2009 đến 4/2010, Linh cùng với sự giúp sức của Phong đã chiếm đoạt 4,98 tỉ đồng để mua đất đai, nhà cửa và tiêu xài cá nhân.
Theo HĐXX, để xảy ra tình trạng trên là do sự thiếu kiểm tra chặt chẽ của hai bị cáo Đỗ Thị Kim Tuyến và Phan Hoàng An trong việc ký các lệnh thanh toán chi tiền và séc rút tiền. Tuy nhiên, nhận định hai bị cáo trên không tư lợi cá nhân, có nhiều thành tích trong công tác, thành khẩn khai báo... nên HĐXX đã chiếu cố giảm một phần mức án.
Theo VietNamNet
Romario: "Các SVĐ của Brazil 2014 có thể bị rút ruột" Trong khi dư luận Brazil đang mải bàn tán về tiết lộ Ronaldo suýt chết vì bị điều trị nhầm thuốc trước trận chung kết World Cup 1998 hay việc Adriano bị chính đội nhà Corinthians giam lỏng, bỗng dưng Romario gây xôn xao. Romario lộ rõ vẻ ngán ngẩm Cựu chân sút từng giành danh hiệu Quả bóng vàng World Cup 1994...