Nord Stream 2: Mỹ nhắc nhở các công ty Đức về nguy cơ bị trừng phạt
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Focus của Đức, đại sứ Mỹ tại Đức, Richard Grenell, đã nói lại về các biện pháp trừng phạt có thể đối với các công ty Đức liên quan đến dự án đường ống dẫn khí Nord Stream 2.
Đại sứ Mỹ tại Berlin, Richard Grenell, trong một cuộc phỏng vấn với tờ Focus đã nhắc nhở các công ty Đức tham gia dự án Nord Stream 2 rằng các biện pháp trừng phạt chống lại họ vẫn có khả năng.
“Theo quan điểm của người Mỹ, đường ống này không chỉ để vận chuyển khí đốt. Nó ẩn chứa một mối đe dọa cao về nguy cơ bị trừng phạt”, ông Grenell nói trong cuộc phỏng vấn.
Theo đặc phái viên của Tổng thống Donald Trump, với việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt này, các nước châu Âu sẽ phụ thuộc vào Nga.
Vào tháng 1/2019, Richard Grenell đã từng cánh báo các công ty Đức tham gia dự án khí đốt, nhắc lại nguy cơ bị trừng phạt mà sau này phải gánh chịu. Một phát ngôn viên của đại sứ Mỹ tại Berlin sau đó giải thích rằng phát biểu của ông Grenell không nên được coi là một lời đe dọa mà chỉ là một “thông điệp rõ ràng” từ Washington. Mỹ chống lại dự án, bởi vì nó “có hậu quả địa chính trị nghiêm trọng” đối với các đồng minh châu Âu và các đối tác của Hoa Kỳ.
Video đang HOT
Trước đây, phát biểu trước Quốc hội Hoa Kỳ, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo từng lưu ý rằng ông sẽ không từ bỏ bất kỳ nỗ lực nào để ngăn cản dự án đường ống Nord Stream 2, kết nối Nga với Đức thông qua Biển Baltic. Nhưng cho đến nay những hành động cản trở của Mỹ ít đạt được thành công.
Dự án Nord Stream 2 được thực hiện bởi công ty Gazprom của Nga, hợp tác với các công ty châu Âu Engie, OMV, Shell, Uniper và Wintershall. Đường ống nối Nga với Đức qua Biển Baltic dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động vào cuối năm 2019.
Phát biểu của Đại sứ Grenell được đưa ra sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ cuối tuần này thông báo rằng Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sẽ có cuộc hội đàm cụ thể về dự án đường ống Nord Stream 2 với Thủ tướng Đức Merkel vào tuần tới tại Berlin.
Nh.Thạch (Theo AP)
Theo Petro times
Phó chủ tịch Quốc hội Đức đòi trục xuất Đại sứ Mỹ
Phó chủ tịch Quốc hội Đức Wolfgang Kubicki đòi trục xuất Đại sứ Mỹ Richard Grenell vì cho rằng nhà ngoại giao Mỹ đã can thiệp vào các vấn đề chính trị của nước này, theo báo The Hill.
Ông Kubicki, người cũng là Phó Chủ Tịch đảng Dân chủ Tự do (FDP) đối lập, cho rằng việc Đại sứ Grenell liên tục can thiệp vào vấn đề chủ quyền Đức đủ để Ngoại trưởng Heiko Maas trục xuất nhà ngoại giao này.
"Bất cứ nhà ngoại giao Mỹ nào hành động như một cao ủy toàn quyền đều phải hiểu rằng sự chịu đựng của chúng tôi cũng có giới hạn", tờ The Hill ngày 20-3 dẫn lời ông Kubicki - một trong 5 Phó Chủ tịch Quốc hội Đức, tuyên bố.
Ông Wolfgang Kubicki. Ảnh: BUNDESTAG
Trước đó vào ngày 19-3, Đại sứ Grenell đã chỉ trích kế hoạch chi tiêu quốc phòng của Đức trong NATO là không phù hợp, khiến ông Kubicki cáo buộc đặc phái viên này "can thiệp" vào các vấn đề chính trị của một quốc gia có chủ quyền.
Trước đó, Đại sứ Grenell đã bị chỉ trích sau khi ông này yêu cầu Berlin phải dừng dự án Dòng chảy phương Bắc 2 - một dự án đường ống khí đốt đi qua biển Baltic để chuyển tải khí đốt từ Nga tới Đức. Đồng thời, nhà ngoại giao Mỹ đe dọa các công ty liên quan đến dự án này sẽ phải chịu các lệnh trừng phạt.
Đại sứ Mỹ Richard Grenell tại Đức. Ảnh: THE HILL
Ông Carsten Schneider, một lãnh đạo của đảng Dân chủ Xã hội trong Quốc hội Đức, nhận định: "Ông Grenell là một nhà ngoại giao hoàn toàn thất bại". Theo ông này, Đại sứ Grenell "đã hủy hoại mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương giữa Mỹ và châu Âu bằng sự khiêu khích vụng về".
Đại sứ Mỹ dường như không muốn công nhận Đức đã có những đóng góp đáng kể với các nhiệm vụ quốc tế của liên minh quân sự NATO, chẳng hạn như ở Afghanistan, ông Schneider nhận định.
Michael Grosse-Brmer, mộ thành viên trong liên minh đảng bảo thủ (CDU/CSU) của Thủ tướng Đức Angela Merkel. đã hối thúc ông Grenell nên thể hiện sự kiềm chế.
Theo PLO
Quốc phòng Đức đi lối riêng tại NATO bất chấp sức ép Mỹ Việc Berlin không đáp ứng được chỉ tiêu dành 2% GDP cho quốc phòng đã là một nguồn cơn gây căng thẳng giữa Đức và Mỹ. Thủ tướng Đức Angela Merkel trước đó đã cam kết tăng chi tiêu quân sự lên tới 1,5% GDP vào năm 2024. Nhưng kế hoạch ngân sách mới, được nêu ra ở Berlin, cho thấy chi tiêu...