noPhone: giải pháp cai nghiện smartphone
Giống như thuốc lá điện tử, noPhone sẽ là thiết bị hữu ích giúp bạn cai nghiện smartphone.
Đây là một chiếc điện thoại không thể vỡ, không thấm nước và không cần sạc. Không chỉ thế, nó là chiếc điện thoại hoàn toàn bảo mật, có thể chống lại sự giám sát của NSA và sự xâm nhập của các hacker. Lý do? Nó không có kết nối WiFi, Bluetooth, không kết nối di động và cũng chẳng có màn hình. Vậy thì nó làm được gì?
Chẳng có gì, trừ việc nó sẽ giúp bạn xua đi cảm giác bất an khi trong tay hoặc trong túi quần không có chiếc điện thoại. Nó sẽ giúp bạn cai nghiện smartphone và nhắc nhở bạn rằng bạn còn một thế giới thực để sống.
Nó không có camera và không có bộ nhớ nhưng nhờ đó bộ não của bạn sẽ có cơ hội để làm việc, ghi nhớ những khoảng khắc tuyệt vời và số điện thoại cũng như địa chỉ của một ai đó.
Nó không có chức năng đàm thoại, nhắn tin hay truy cập mạng xã hội nên nhờ đó bạn sẽ có cơ hội gặp gỡ bạn bè nhiều hơn, trực tiếp nói chuyện với họ, thấy những giọt nước mắt thực sự lăn trên má họ và thấy những nụ cười thực sự nở trên môi họ.
Video đang HOT
Có thể noPhone sẽ khiến bạn bận rộn hơn và mất liên lạc với một số người nhưng nó sẽ cho bạn cơ hội xây dựng những mối quan hệ vững chắc hơn. Nó sẽ giúp bạn tìm lại cảm giác thật hơn khi tương tác, giao tiếp trực tiếp giữa người với người.
noPhone cũng sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe bởi nó không có kết nối nên cũng không có sóng bức xạ và không có màn hình nên bạn sẽ không bị mất ngủ do bị ảnh hưởng bởi ánh sáng màn hình.
Theo TheVerge
Nghiện smartphone ở châu Á được cảnh báo là trầm trọng
Nhiều tờ báo trích dẫn các nghiên cứu mới nhất cho thấy, người dân châu Á đặc biệt là giới trẻ đang nghiện điện thoại thông minh ở mức trầm trọng.
Xu hướng nghiện điện thoại thông minh (smartphone) đang ngày càng gia tăng trong giới trẻ châu Á là chủ đề được báo giới quốc tế dành nhiều sự quan tâm trong tuần qua.
Theo kết quả nghiên cứu mới đây, người dân châu Á có xu hướng "nghiện" sử dụng điện thoại thông minh cao gấp ba lần so với các nước phương Tây. "Nghiện điện thoại thông minh đang thực sự trở thành một vấn nạn và cần được nhìn nhận như là một căn bệnh" là nhận định chung của nhiều tờ báo.
Theo báo cáo, Singapore và Hong Kong hiện dẫn đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương khi có tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh cao nhất thế giới. Khoảng 87% người dân Singapore sở hữu điện thoại thông minh, cao hơn cả Mỹ (65%). Người Singapore cũng bỏ ra trung bình 38 phút mỗi lần lên Facebook, gần gấp đôi thời gian của người Mỹ.
Theo báo Bưu điện Bangkok, các quốc gia Đông Nam Á khác cũng nằm trong nhóm những nước đứng đầu thế giới về thời gian dành cho các thiết bị công nghệ như: TV, máy tính bảng, điện thoại di động... Trong đó, đứng đầu là người Indonesia, tốn 540 phút mỗi ngày cho các thiết bị công nghệ.
Con số này tại Việt Nam là gần 400 phút, trong đó phần lớn thời gian người Việt Nam dành cho điện thoại thông minh.
Vì sao smartphone dễ gây nghiện?
Các chuyên gia cho rằng, nghiện kỹ thuật số nên được phân loại như một chứng rối loạn tâm thần. Theo họ, các triệu chứng nghiện điện thoại thông minh bao gồm: dễ bị phân tâm, bồn chồn khi tách rời điện thoại, giảm năng suất học tập hoặc làm việc và liên tục kiểm tra thiết bị mà không vì lý do gì.
Theo trang Star (Canada), sự phủ sóng rộng rãi của mạng Internet không dây càng khiến việc tiếp cận với các thiết bị kĩ thuật số trở nên dễ dàng và dễ gây nghiện hơn. Còn tờ Liberty voice cho rằng, điện thoại thông minh dễ gây nghiện bởi nó mang đến cho người sử dụng mọi thứ họ cần chỉ trong lòng bàn tay, từ những tính năng như: báo thức, xem giờ hay định vị...
Xu hướng "gây nghiện" càng dễ lây lan hơn khi những chiếc điện thoại thông minh trở thành công cụ quan trọng trong việc kết nối với các mạng xã hội. Khi mà người sử dụng bị kích thích bởi những "like" hay "comment" từ những người khác trên các tài khoản mạng xã hội thì họ càng thường xuyên kiểm tra thiết bị di động hơn và do đó, gắn bó với điện thoại thông minh nhiều hơn.
Nguy cơ nghiện smartphone cao đối với người trẻ
Điều đáng báo động là những người càng trẻ thì càng phải đối mặt với nguy cơ nghiện điện thoại thông minh cao hơn bởi họ tiếp cận với công nghệ mới sớm hơn, nhưng lại không thể tự kiểm soát bản thân.
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, nhóm tuổi bị tác động nhiều nhất bởi điện thoại thông minh là từ 18-24 tuổi. Nguy hiểm hơn, tần suất sử dụng máy tính bảng và điện thoại thông minh ở trẻ em đã tăng gấp ba lần kể từ năm 2011, theo kết quả nghiên cứu của Common Sense Media, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại San Francisco, Mỹ.
Theo Thời báo Eo biển (Singapore), để ngăn chặn sự lây lan của xu hướng đáng báo động này, việc ra đời những trung tâm tư vấn cộng đồng, với những chương trình giúp giảm phụ thuộc vào thiết bị số là cần thiết. Bên cạnh đó, các ông bố, bà mẹ cũng nên dành nhiều thời gian hơn quan tâm đến con cái, thay vì để điện thoại thông minh hay máy tính bảng làm "bảo mẫu" cho con cái họ như trước đây.
Theo VTV
Chúng ta đã phụ thuộc vào điện thoại di động như thế nào Báo cáo mới từ công ty chuyên nghiên cứu thông tin về điện thoại di động Flurry cho rằng, mọi người ngày một dành nhiều sự quan tâm cho điện thoại di động của họ. Theo đó, Flurry đã theo dõi 500.000 ứng dụng trên khoảng 1,3 tỉ thiết bị xem mức độ thường xuyên mà các ứng dụng này được mở hàng...