Nóng từ Hoàng Sa: Trung Quốc đang chơi cờ vây trên biển
7h30 sáng ngày 15/6, phóng viên có mặt trên tàu CSB 4032, cùng các tàu kiểm ngư của Việt Nam cơ động tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981 trái phép của Trung Quốc để tuyên truyền, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Phóng viên nước ngoài tác nghiệp trên tàu CSB 2016 ngày 12/6. Phía trước là tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc. Ảnh: Trần Tuấn
Khi tiến gần giàn khoan khoảng 8,2 hải lý, lập tức 8 tàu hải giám, hải cảnh và kiểm ngư Trung Quốc bao vây các tàu Việt Nam. Cự ly tiếp cận gần nhất của tàu Trung Quốc khoảng 300m so với tàu 4032 của CSB Việt Nam. Tàu CSB Việt Nam 4032 chủ động vòng tránh, đồng thời liên tục phát loa tuyên truyền chủ quyền biển Việt Nam.
Trưa cùng ngày, phóng viên chuyển qua tàu CSB 4033 tiếp tục làm nhiệm vụ. Lúc 14h30, tàu CSB 4033 tiếp tục nhận lệnh tiếp cận giàn khoan trái phép của Trung Quốc để làm nhiệm vụ tuyên truyền. Cùng phối hợp với tàu CSB 4033 có các tàu kiểm ngư của Việt Nam gồm KN 628, KN 761, KN 764, KN762, KN 634, KN797.
Lập tức tàu hải cảnh số hiệu 32101 của Trung Quốc cùng một đoàn tàu khác tăng tốc rất cao, nhằm đâm trực diện tàu CSB 4033. Với ý định cố tình gây đâm va, tàu hải cảnh 32101 của Trung Quốc chạy tốc độ 22 – 24 hải lý/giờ. Cuộc rượt đuổi diễn ra căng thẳng cao độ nhưng cuối cùng tàu Trung Quốc phải quay đầu bỏ cuộc.
Thuyền trường tàu CSB 4033 Lê Công Thành cho biết: tàu CSB 4033 thời gian gần đây là mục tiêu đâm va chính của các tàu hải cảnh Trung Quốc.
Video đang HOT
Nhà báo Pluno Laymond Phillip (Báo Le Monde của Pháp) có mặt trên tàu CSB 4033 chứng kiến những hình ảnh như trên khi được phỏng vấn đã nhận xét: ” Chúng tôi có thể thấy rất rõ những gì xảy ra hôm nay và cả hôm qua nữa. Khi tàu của Việt Nam đến gần giàn khoan để tuyên truyền thì Trung Quốc cử các tàu hải cảnh lao đến với tốc độ rất lớn. Đó là việc làm không tuân thủ pháp luật quốc tế và chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Tình huống trên, với tôi không phải là một ván cờ bình thường, một ván cờ vây thì đúng hơn”.
Trước đó, tối 14/6, trên boong tàu CSB 4033, diễn ra chương trình văn nghệ “Hát với biển đảo Hoàng Sa” với sự tham gia của toàn bộ cán bộ chiến sĩ tàu 4033 cùng các nhà báo trong và ngoài nước. Dù là chương trình mang tính ngẫu hứng nhưng đã giúp các phóng viên quốc tế có mặt trên tàu có dịp hiểu sâu hơn tình cảm thiêng liêng với biển đảo của người Việt Nam.
Theo Tiền phong
Tình hình biển Đông sáng 16/6: Máy bay quân sự Trung Quốc xuất hiện quanh giàn khoan
Một máy bay quân sự Trung Quốc bay từ hướng đông bắc với độ cao 500 m và lượn hai vòng trên khu vực tây nam, cách giàn khoan khoảng 40 hải lý.
Tình hình biển Đông sáng 16/6: Máy bay quân sự Trung Quốc xuất hiện quanh giàn khoan
Cục Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, ngày 15/6 lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam vẫn kiên trì bám trụ, khắc phục khó khăn do thời tiết ở khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép để thực hiện nhiệm vụ.
Trung Quốc duy trì gần 40 tàu hải cảnh; 30 tàu vận tải và tàu kéo; 6 tàu quân sự và 50 tàu cá. Lúc 8h25 - 9h07, lực lượng kiểm ngư thấy một máy bay quân sự bay từ hướng đông bắc ở độ cao 500-700 m trên khu vực tây nam cách giàn khoan khoảng 40 hải lý.
Tàu hải cảnh, tàu kéo của Trung Quốc chủ động ngăn cản các tàu của Việt Nam từ xa. Ngoài ra, các tàu Trung Quốc còn sử dụng tốc độ cao, bám sát các tàu của Việt Nam, có lúc khoảng cách chỉ còn từ 10 đến 30 m sẵn sàng đâm va tàu Việt Nam ở khu vực cách giàn khoan 8-10 hải lý.
Ban đêm, hai tàu hải cảnh và một tàu vận tải của Trung Quốc rọi đèn pha, hú còi uy hiếp và yêu cầu tàu cá Việt Nam ra khỏi khu vực. Ban ngày, những tàu này ngăn cản, ép sát tàu cá của Việt Nam không cho các tàu của ngư dân hoạt động.
Trước hành động ngang ngược của Trung Quốc, tại hội nghị lần thứ 24 các quốc gia thành viên UNCLOS, Việt Nam một lần nữa yêu cầu Trung Quốc lập tức rút giàn khoan Hải Dương 981 và các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển Việt Nam, giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hoặc các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.
"Với nhiều hành động gây hấn suốt hơn nửa thế kỷ qua, Trung Quốc đã chuyển sang giai đoạn thực hiện chính sách bá quyền ở Biển Đông, tức là thời kỳ chiếm được chỗ nào thì chiếm, khẳng định chỗ nào là khẳng định và quyết liệt hơn rất nhiều", ông Nguyễn Trung, nguyên trợ lý Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhận định tại buổi tọa đàm Minh triết Biển Đông ngày 14/6.
"Những hành động ngang ngược của Trung Quốc cũng cho thấy họ không còn coi trọng '4 tốt và 16 chữ vàng' trong quan hệ Việt - Trung nữa", ông Trung nói.
Ngoài ra, Trung Quốc còn sử dụng tốc độ cao để bám sát các tàu của ta với khoảng cách gần nhất từ 10-30m, sẵn sàng đâm va, ngăn cản các tàu Kiểm ngư hoạt động ở khu vực cách giàn khoan Hải Dương-981 từ 8-10 hải lý.
Đáng chú ý, vào ban đêm, 2 tàu hải cảnh và 1 tàu vận tải của Trung Quốc đã rọi đèn pha, hú còi, nhằm uy hiếp và yêu cầu tàu cá Việt Nam ra xa khu vực giàn khoan Hải Dương-981.
Về lực lượng trong ngày, phía Trung Quốc duy trì từ 36-40 tàu hải cảnh, 30-32 tàu vận tải và tàu kéo, 6 tàu quân sự và 45-50 tàu cá.
Theo quan sát của lực lượng kiểm ngư Việt Nam, vào khoảng từ 8h25 đến 9h7, có một máy bay quân sự bay từ hướng Đông Bắc, với độ cao khoảng 500-700m, bay 2 vòng trên khu vực Tây Nam, cách giàn khoan khoảng 40 hải lý.
Trước tình hình đó, các tàu Kiểm ngư Việt Nam vẫn kiên trì bám trụ tại hiện trường giàn khoan, tổ chức hoạt động đấu tranh tuyên truyền cách giàn khoan 11-15 hải lý để phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 và toàn bộ tàu khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tàu cá Việt Nam tiếp tục bám trụ tại ngư trường phía Tây Nam, cách giàn khoan 40-42 hải lý, tổ chức đánh bắt thủy sản và đấu tranh phản đối hành động ngang ngược của tàu cá, tàu hải cảnh của Trung Quốc, yêu cầu giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam cũng khẳng định mặc dù gặp sự ngăn cản của các tàu Trung Quốc song các lực lượng của ta vẫn kiên trì bám trụ, khắc phục khó khăn do thời tiết để thực hiện công tác tuyên truyền và thực thi pháp luật, kiên quyết yêu cầu giàn khoan và các tàu của Trung Quốc rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Theo Xahoi
Biển Đông:Trung Quốc có dấu hiệu sử dụng vũ khí Tương tự vụ cướp đảo Gạc Ma, Trung Quốc muốn cướp được biển, đảo mà không có chiến tranh lớn để tránh sa lầy. Tình hình Biển Đông: Trung Quốc có dấu hiệu sử dụng vũ khí 26 năm trước, ngày 14/3/1988, trên vùng biển thuộc Quần đảo Trường Sa của chúng ta, Hải quân Trung Quốc đã huy động hàng chục tàu...