Nóng trên mạng xã hội: Xôn xao quy định camera giám sát toàn bộ CSGT tuần tra
Thông tin mọi tổ CSGT tuần tra trên đường có thể bị giám sát bởi các thiết bị kỹ thuật như ghi âm, ghi hình của chính lực lượng công an khiến mạng xã hội bàn tán xôn xao.
Các đội, trạm CSGT thuộc PC08 và CSGT quận, huyện ở TP.HCM được trang bị camera khi tuần tra, kiểm soát – ẢNH: VŨ PHƯỢNG
Giám sát CSGT dễ hay khó?
Nội dung trên được trích từ dự thảo luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ gồm 8 chương 93 điều, trong đó có nhiều đề xuất mới như giám sát việc thực thi pháp luật của CSGT, đấu giá biển số xe, cấp biển số xe theo sở thích có thu phí, trừ điểm trên GPLX…
Riêng điều 78 của dự thảo quy định, việc thực thi pháp luật trong phát hiện, xử lý vi phạm được nhân dân và các cơ quan có thẩm quyền giám sát theo quy định của pháp luật.
Bộ Công an trang bị, lắp đặt các thiết bị kỹ thuật để giám sát quá trình thực thi pháp luật của lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát. Thiết bị ghi âm, ghi hình phải được sử dụng trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của lực lượng CSGT.
Quy định trên được dân mạng thảo luận sôi nổi vì lâu nay người dân tuy vẫn được giám sát CSGT, miễn không ảnh hưởng đến hoạt động của CSGT và phải đứng ở phía ngoài khu vực CSGT làm việc, nhưng đã xảy ra nhiều vụ việc lời qua tiếng lại khi người dân giơ điện thoại về hướng CSGT.
Facebooker tên Ngọc Lam cho rằng việc giám sát này rất khó nhưng không thể không làm và “người dân đều vui mừng khi nghe tin này”. Trong khi đó, tài khoản Giáp Nguyễn lại cho rằng: “Trang bị thì quá dễ và đơn giản, nhưng quan trọng nhất là ban giám sát làm như thế nào chứ camera cũng có khá nhiều góc khuất”. Còn Nickname Ha Long Lac ý kiến: “Quan trọng là ai được quyền giám sát, chứ công an giám sát công an liệu có khách quan”.
CSGT kiểm tra không cần lỗi: Thiếu giấy tờ xe phạt bao nhiêu?
CSGT mang camera chủ yếu giám sát người vi phạm!
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, tại TP.HCM, địa phương lớn nhất nước hiện nay, các đội, trạm CSGT thuộc Phòng CSGT đường bộ – đường sắt (PC08, Công an TP.HCM) đều được trang bị camera gắn trên ngực áo hoặc camera cầm tay để CSGT sử dụng trong quá trình tuần tra, kiểm soát. Nhiều trường hợp chống đối được các camera này ghi lại làm bằng chứng để lập biên bản vi phạm hành chính. Tuy nhiên, báo chí lại chưa ghi nhận thông tin CSGT bị xử lý vì có hành vi chưa đúng mực hay vi phạm trong quá trình kiểm soát từ các hình ảnh camera này.
Đại diện PC08 cho biết, hiện sau mỗi ca tuần tra, CSGT đều phải chép dữ liệu hình ảnh từ thẻ nhớ vào máy tính lưu ở đội và phòng. Khi có sự vụ, hình ảnh sẽ được trích xuất để có biện pháp xử lý phù hợp. Để chống tiêu cực, trong đợt tổng kiểm soát đang triển khai, mỗi tổ công tác đều có 1 chỉ huy đội tham gia giám sát. Ngoài ra, chính người dân cũng có thể giám sát và gọi điện thoại đến đường dây nóng 0994.67.67.67 để phản ánh về công tác của CSGT.
Liên quan đến việc giám sát CSGT làm nhiệm vụ, trước đây Thanh Niên đã nhiều lần đặt vấn đề cần có camera đặt ở vị trí có thể quan sát toàn bộ quá trình làm việc của tổ tuần tra, như gắn trên xe tuần tra và bắt buộc CSGT khi làm nhiệm vụ phải đứng trước ống kính. Về đề xuất này, lãnh đạo một đội CSGT cho rằng nếu gắn ở mô tô đặc chủng thì rất khó ghi hình về cuộc đối thoại của CSGT và người dân. “Camera được cấp để CSGT đeo trên ngực áo là mục đích phục vụ cho xử lý vi phạm”, vị này nhìn nhận.
Nếu muốn tự giữ xe vi phạm giao thông có thể đặt tiền bảo lãnh
Theo thông tin từ Thanh Niên, một số quy định pháp luật mới sẽ được thi hành vào tháng 5/2020. Trong đó, Nghị định 31/2020 của Chính phủ bổ sung, sửa đổi một số điều của Nghị định 115/2013 về việc bảo quản, xử lý phương tiện hành chính khi bị tịch thu.
Cụ thể, nếu vi phạm khi tham gia giao thông, mọi người có thể đặt tiền bảo lãnh để được giữ xe của mình.
Mọi người có thể nộp tiền bảo lãnh để được giữ phương tiện của mình. (Ảnh: Thanh Niên)
Được đặt tiền bảo lãnh để tự giữ xe vi phạm giao thông
Theo điều 14 của Nghị định 31/2020, phương tiện giao thông thuộc trường hợp tạm giữ khi vi phạm hành chính thì cá nhân, tổ chức có thể được tự bảo quản, giữ phương tiện của mình. Tuy nhiên việc bảo quản này phải có sự quản lý của cơ quan chức năng và thỏa mãn một trong số những điều kiện dưới đây:
Cá nhân vi phạm có giấy xác nhận về nơi công tác hoặc địa chỉ đăng ký tạm trú thường trú còn thời hạn. Địa chỉ hoạt động của tổ chức vi phạm phải cụ thể, rõ ràng.
Tổ chức, cá nhân khi vi phạm có thể được xem xét bảo quản, giữ phương tiện cá nhân nếu như có khả năng đặt tiền bảo lãnh.
Ngoài ra, khi vi phạm giao thông để được phép bảo quản và giữ phương tiện của mình thì tổ chức, cá nhân đó phải làm đơn đề nghị được bảo quản, giữ phương tiện.
Ngoài việc nộp tiền bảo lãnh người vi phạm còn phải làm đơn để được tự bảo quản phương tiện. (Ảnh: Thanh Niên)
Cộng đồng mạng: Việc này sẽ thuận lợi hơn cho người tham gia giao thông
Việc người tham gia giao thông khi vi phạm có thể tự giữ phương tiện của mình sau khi đặt tiền bảo lãnh đã nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng mạng. Mọi người đều cho rằng điều này sẽ thuận lợi hơn trong di chuyển nhất là đối với những trường hợp có việc gấp. Bởi lẽ sau khi vi phạm giao thông, có nhiều người gặp khó khăn không biết nên làm thế nào để hoàn thành tiếp việc gấp hay những ngày sau sẽ đi lại bằng phương tiện gì trong khi xe đã bị giữ.
Ngoài ra cộng đồng mạng cũng nhận định thêm, việc này sẽ giúp CSGT bớt việc đi bởi không cần phải trông giữ xe thay người vi phạm. Ngoài ra họ cũng không phải mất thời gian, công sức để đưa xe vi phạm về kho cất giữ.
Cộng đồng mạng đồng tình vì phương án này giúp giảm bớt công sức cũng như thời gian. (Ảnh: Chụp màn hình)
Khuyến khích mọi người quay video vi phạm giao thông gửi CSGT xử lý
Khoản 11, Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc cho phép người có thẩm quyền sử dụng những hình ảnh hay thông tin do tổ chức, cá nhân cung cấp từ thiết bị ghi hình, ghi âm để làm căn cứ xác minh từ đó điều tra làm rõ phát hiện hành vi vi phạm.
CSGT sẽ tiếp nhận hình ảnh, video từ mọi người để điều tra và xử lý vi phạm. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Theo đó, không chỉ những hình ảnh được lực lượng chức năng ghi lại từ hệ thống giám sát mà những video, hình ảnh do mọi người ghi lại cũng sẽ được dùng làm căn cứ để xác minh vụ việc và xử lý phù hợp. Chính vì vậy, nếu khi tham gia giao thông phát hiện trường hợp vi phạm mọi người có thể quay hoặc chụp hình rồi gửi lại cho lực lượng CSGT để xác minh người vi phạm, phương tiện, địa điểm, thời gian vi phạm...
Mọi người có thể chụp hình các trường hợp vi phạm rồi gửi lại cho CSGT. (Ảnh: Tiền Phong)
Việc nộp tiền bảo lãnh để có thể bảo quản, tự giữ xe vi phạm giao thông vẫn đang nhận về nhiều ý kiến, tranh luận từ cộng đồng mạng. Còn bạn nghĩ gì về việc này, hãy chia sẻ ý kiến ngay nhé.
Nhiều quy định chi tiết về xử phạt giao thông qua hình ảnh Facebook Để có thể đảm bảo việc trật tự an toàn giao thông trên toàn quốc, các cơ quan chức năng cũng như Bộ Công an đã đưa ra khá nhiều biện pháp để hạn chế một số trường hợp vi phạm của người điều khiển phương tiện trên đường. Mới đây, dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đã...