Nóng trên mạng xã hội: Phẫn nộ với các kiểu tham gia giao thông ẩu
Cộng đồng mạng hôm qua đã phản ứng gay gắt trước hình ảnh một người mẹ vừa chạy xe máy vừa cho con bú.
Ảnh Trên mạng xã hội
Đáng nói hơn, không chỉ một tay chạy xe, một tay ôm con, người mẹ này còn không đội mũ bảo hiểm (ảnh 1).
“Trong tình huống cần thắng gấp như đường ổ gà, khúc cua hoặc gặp nhiều xe khác, cả hai mẹ con có thể gặp nguy hiểm, tại sao người mẹ này lại hành động nông nổi vậy?”, Facebooker bức xúc lên tiếng.
Có người còn phẫn nộ đến mức muốn tìm nhân vật chính trong bức hình để “mắng” một trận cho “hả dạ”: “Đi đâu mà vội đến nỗi phải vừa đi vừa cho con bú. Hơn nữa, đứa bé bú kiểu này có thể bị ngạt sữa, lúc đó trở tay sao kịp? Nhìn mà ứa gan!”.
Bên cạnh những chỉ trích nặng nề, một vài Facebooker có “chiều sâu” hơn đã nhẹ nhàng nhắn nhủ đến người mẹ liều lĩnh trên chỉ với một câu nhưng vô cùng thấm thía: “Đừng mạo hiểm tính mạng của con, vì cuộc đời không có chữ “giá như” đâu!”.
Và nỗi đau của người ở lại
Vụ tai nạn giao thông xảy ra vào rạng sáng 13.11 trên QL51B hướng đi Vũng Tàu với hình ảnh chiếc xe máy biến dạng hoàn toàn, còn người cầm lái tử vong tại chỗ đã làm nhiều người thót tim.
Video đang HOT
Thông tin này được một fanpage có lượng người theo dõi khá đông đưa lên và ngay sau đó được dân mạng chia sẻ rộng rãi. Theo thông tin bên lề mà cư dân bàn phím cóp nhặt được, vụ tai nạn xảy ra khi các bạn trẻ trên đường xuống biển Vũng Tàu chơi.
Hiện tại chưa có thông tin chính thức về nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn, nhưng dựa trên dấu hiệu hư hỏng của chiếc xe (ảnh 2) cùng hình ảnh tại hiện trường, cư dân mạng phán đoán nam thanh niên đã chạy xe với tốc độ quá cao và không làm chủ được tay lái nên dẫn đến tai nạn thương tâm.
Mặc dù bức xúc trước hành động phóng xe bạt mạng của nạn nhân cũng như của không ít thanh niên ngày nay, nhưng trước cái chết của người này, Facebooker vẫn cảm thấy đau lòng thay cho gia đình của người xấu số. Rất nhiều lời chia buồn được gửi đi: “Câu nói nhanh một phút, chậm cả đời, chưa bao giờ là sai. Nhìn những hình ảnh thương tâm này, gia đình bạn sẽ đau đớn nhường nào”. Vụ tai nạn hiện đang được công an điều tra, làm rõ.
(tổng hợp)
Theo TNO
Nhân viên làm ẩu: Hãng bay phải chịu!
Chuyên gia cho rằng nhân viên sân bay làm việc cẩu thả là vấn đề đáng lên án và hãng bay nào quản lý thì phải chịu trách nhiệm.
"Hàng hóa bạn gửi qua đường hàng không được đối xử như thế nào?". Câu status đầy ẩn ý kèm clip ghi lại cảnh nhân viên bốc xếp đang quăng quật hành lý của hành khách lên băng chuyền máy bay do một Facebooker đăng tải đang trở thành đề tài được quan tâm trên mạng xã hội.
Quăng hành lý vô tội vạ
Clip được quay tại sân bay Tân Sơn Nhất ngày 30-10, ghi lại cảnh hai nhân viên bốc xếp hành lý ký gửi lên băng chuyền máy bay của hãng Jetstar Pacific. Điều đáng nói, thay vì chuyển hàng một cách cẩn thận lên băng chuyền thì họ quăng các gói hành lý một cách vô tội vạ, có hàng loạt kiện hàng bị vứt mạnh tới mức rớt khỏi băng chuyền, nhìn rất phản cảm.
"Nhìn thấy hành động trong clip tôi rất bức xúc. Tôi cũng thường xuyên đi máy bay của hãng, đồ cũng từng bị hư hỏng mà nhiều khi tôi cũng cho qua. Vì có đòi bồi thường hay khiếu nại gì thì cũng rất mất thời gian" - anh Trần Tiến (quận Phú Nhuận) phản ánh.
Một lãnh đạo của hãng hàng không Jetstar Pacific cũng nhận xét hành động của nhân viên bốc xếp hành lý như vậy là vô cùng phản cảm, cần phải được chấn chỉnh và xử lý, nếu không sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khác.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Tiến Sĩ, đại diện truyền thông Jetstar Pacific, phân trần: "Ngay sau khi nhận được thông tin, chúng tôi đã yêu cầu các đơn vị liên quan tại sân bay nghiêm túc rút kinh nghiệm. Đồng thời tăng cường công tác giám sát quá trình phục vụ để đảm bảo không tái vi phạm các quy định của hãng trong công tác phục vụ hành khách. Hãng cũng sẽ có hình thức xử lý theo quy định đối với các cá nhân liên quan đến sự việc này".
Ông Võ Huy Cường, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, cho biết: "Tôi đã tiếp nhận và chuyển cho bộ phận chuyên trách mảng dịch vụ hàng không để thụ lý. Chúng tôi sẽ thông tin lại ngay sau khi có kết quả xử lý".
Hình ảnh nhân viên quăng hành lý của khách một cách phản cảm ở sân bay. (Ảnh cắt từ clip)
Trách nhiệm thuộc về hãng hàng không
Đánh giá vụ việc dưới góc độ luật pháp, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Hội Trọng tài thương mại TP.HCM, cho rằng hành khách hoàn toàn có thể yêu cầu hãng hàng không bồi thường nếu hành lý ký gửi bị thiệt hại hoặc hư hỏng.
"Có thể đây không phải lần đầu mà là lần bị quay clip. Vì vậy, hành khách sau khi đi máy bay nên kiểm tra hành lý ký gửi của mình xem có hư hại gì không. Nếu có hư hại, hành khách hoàn toàn có thể lấy đó làm bằng chứng để yêu cầu hãng bay bồi thường thỏa đáng" - luật sư Hậu phân tích.
Theo luật sư Hậu, hành lý là tài sản của hành khách, khi mua vé hành khách phải mua thêm phần ký gửi hành lý nên nhân viên của hãng bay không được thiếu trách nhiệm trong việc bốc xếp hành lý của khách. "Hãy xem ở Nhật, nhân viên sân bay họ đối xử với hành lý của khách rất tôn trọng, xếp ngay ngắn, nhẹ nhàng, gọn gàng" - ông Hậu nói.
Ông Hậu cũng thông tin thêm theo luật thì nếu nhân viên không hoàn thành nhiệm vụ, thiếu trách nhiệm trong công tác thì bị xử lý theo quy định của luật lao động.
Đồng quan điểm, PGS-TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên Chủ nhiệm Kỹ thuật hàng không Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho rằng việc này thuộc về vấn đề quản lý và trách nhiệm của hãng hàng không. "Việc làm của nhân viên bốc dỡ hàng như vậy là điều đáng lên án. Các cấp quản lý của hãng hàng không phải chấn chỉnh để không ảnh hưởng đến ngành hàng không Việt Nam nói chung" - ông Tống nói.
Hàng hóa bị hư hỏng, đơn vị vận chuyển phải bồi thường
Theo công ước vận chuyển hàng không quốc tế: Giới hạn trách nhiệm của hãng hàng không đối với thiệt hại về hành lý ký gửi là 20 USD/kg và hành lý xách tay là 400 USD/hành khách hoặc mức cao hơn theo quy định. Đối với vận chuyển hành lý bao gồm cả hành lý ký gửi và hành lý xách tay, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc do vận chuyển chậm là 1.000 đơn vị tính toán (SDR) cho mỗi hành khách.
Theo Điều 161 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam về mức bồi thường thiệt hại hàng hóa, hành lý: Bồi thường theo thỏa thuận giữa các bên nhưng không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế hoặc theo mức giá trị đã kê khai (nếu có kê khai) của việc nhận hàng hóa.Đồng thời hãng phải hoàn trả cho người gửi hàng cước phí vận chuyển đối với số hàng hóa, hành lý ký gửi bị thiệt hại.
AN NHIÊN
PHAN CƯỜNG
Theo PLO
Hà Nội: Mazda 3 cháy "tan nát" trên đường vành đai 3 trên cao Vụ cháy xảy ra vào khoảng 20h49 ngày 30/10 trên đường vành đai 3 đoạn gần Keangnam hướng đi cầu vượt Mai Dịch (Hà Nội). Ngọn lửa ngùn ngụt thiêu rụi chiếc "xế hộp" chỉ trong vài phút. Chiếc xe Mazda 3 bị thiêu rụi trên đường vành đai 3 trên cao. Lực lượng chức năng có mặt xử lý sự cố. Theo...