“Nóng” tình trạng phá rừng vùng ven Đà Lạt do… sốt đất?
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chỉ đạo Bộ Công an phối hợp với cơ quan chức năng liên quan điều tra, xử lý tình trạng phá rừng tại các huyện, xã vùng ven Đà Lạt.
Rừng thông bị chặt phá để chiếm đất
Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2022, phóng viên Báo điện tử Dân Việt liên tiếp ghi nhận các vụ phá rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Các vụ phá rừng chủ yếu xảy ra tại các huyện Đức Trọng, Lâm Hà, Bảo Lâm và TP.Đà Lạt, nơi có giá đất ngày một tăng cao. Đặc biệt, các đối tượng cưa hạ cây rừng chủ yếu để chiếm đất lâm nghiệp.
Nhiều diện tích rừng bị cưa hạ, đất lâm nghiệp bị san gạt, lấn chiếm tại Lâm Đồng. Ảnh: Văn Long.
Mới đây, tại tiểu khu 613, xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm, Hạt Kiểm lâm huyện Bảo Lâm phối hợp cùng Đội Cảnh sát kinh tế – Công an huyện Bảo Lâm, Đội Kiểm lâm cơ động và Phòng cháy chữa cháy rừng số 2 tiến hành mật phục, bắt quả tang 2 đối tượng là Nguyễn Doãn Trung (quê Nghệ An) và Phan Văn Thanh (thường trú thôn 5, xã Tân Lâm, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) đang điều khiển 1 máy múc đào bới, san gạt trái phép đất lâm nghiệp trên diện tích rừng đã cưa hạ trước đó.
Cơ quan chức năng đưa đối tượng Nguyễn Doãn Trung đến tiểu khu 613 thực nghiệm hiện trường. Ảnh: CTV.
Tại khu vực trên, qua kiểm đếm, lực lượng chức năng xác định có 220 gốc cây gỗ các loại thuộc nhóm B và gỗ tạp bị cưa hạ, diện tích rừng bị phá khoảng 1,9ha.
Liên quan đến vụ việc trên, UBND huyện Bảo Lâm đã quyết định tạm đình chỉ công tác 15 ngày (kể từ ngày 28/3/2022) đối với ông Nguyễn Đình Cường – Chủ tịch UBND xã Lộc Phú. Khi bị đình chỉ, ông Nguyễn Đình Cường có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan để làm rõ những vấn đề liên quan trong công tác chỉ đạo, kiểm tra, tuần tra kiểm soát bảo vệ rừng trên địa bàn.
Nhiều cây gỗ lớn vẫn còn nằm ngổn ngang tại tiểu khu 613, xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm. Ảnh: CTV.
Ngoài ra, chỉ từ đầu năm 2022 đến nay, tại tiểu khu 263B (lâm phần thuộc Ban quản lý rừng nguyên liệu giấy Lâm Hà quản lý (địa giới hành chính thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) cũng liên tiếp xảy ra 3 vụ phá rừng để lấn chiếm đất lâm nghiệp.
Video đang HOT
Gần đây nhất, bằng các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng chức năng tiến hành mật phục vây bắt các đối tượng phá rừng, san ủi đất lâm nghiệp tại lô a3, khoảnh 1, tiểu khu 263B. Thế nhưng, các đối tượng phá rừng thường bố trí người canh gác, khi lực lượng chức năng tiếp cận là các đối tượng nhanh chóng bỏ trốn.
Sau khi cắt hạ hàng loạt thông, các đối tượng đã dùng máy múc mở đường, tạo ranh để chiếm đất lâm nghiệp. Ảnh: Văn Long.
Tại hiện trường, một chiếc máy múc vẫn còn đang nổ máy được các đối tượng phá rừng bỏ lại. Tại hiện trường có hàng trăm cây thông nằm la liệt, bị cắt khúc, đốt cháy nham nhở. Qua kiểm đếm, lực lượng chức năng xác định có khoảng 10,470 m3 gỗ thông bị thiệt hại trên diện tích hơn 1.300 m2 đất lâm nghiệp.
Những cây thông bị cưa hạ, đốt cháy nham nhở tại tiểu khu 263B. Ảnh: Văn Long.
Ông Vương Hoàng Trụ – Phó Giám đốc Công ty Cổ phần tập đoàn Tân Mai, chi nhánh Lâm Đồng cho biết, khu vực trên liên tiếp xảy ra các vụ phá rừng chủ yếu là để lấn chiếm đất lâm nghiệp do giá đất tại khu vực tăng lên rất cao trong hơn 1 năm trở lại đây.
Ngoài các điểm trên, phóng viên còn ghi nhận các vụ phá rừng, lấn chiếm đất trên địa bàn xã Tà Nung (TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng). Cùng đó là các vụ san gạt đất lâm nghiệp, đào hồ chứa nước trái phép tại khoảnh 3, 4, tiểu khu 267C; lô d, khoảnh 3, tiểu khu 148A, thuộc địa bàn phường 7 (TP.Đà Lạt), lâm phần do Ban Quản lý rừng phòng hộ Tà Nung quản lý.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chỉ đạo xử lý
Liên tiếp có các vụ phá rừng tại tỉnh Lâm Đồng, ngày 31/3, Văn phòng Chính phủ đã ban hành văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ NNPTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan chức năng điều tra, xử lý nghiêm tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành giao Bộ Công an phối hợp với cơ quan chức năng điều tra, xử lý tình trạng phá rừng tại Lâm Đồng.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cũng yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh kiểm điểm, xem xét trách nhiệm của các cấp chính quyền tại địa phương, các Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng, các công ty nông, lâm nghiệp, các cá nhân trong công tác quản lý rừng và đất rừng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
Tại tỉnh Lâm Đồng, UBND tỉnh cũng yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, và người đứng đầu các đơn vị chủ rừng tăng cường tuần tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, tập trung điều tra, xử lý dứt điểm các vụ phá rừng mang tính chất phức tạp, nổi cộm trên địa bàn.
Sau khi rừng bị phá, những hàng rào bằng sắt V mọc lên để chiếm đất lâm nghiệp. Ảnh: CTV.
Tỉnh Lâm Đồng cũng yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương tổ chức giải tỏa, thu hồi diện tích rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm để tổ chức trồng rừng trong mùa mưa năm 2022.
Đặc biệt, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp cũng đã giao Công an tỉnh chỉ đạo rà soát, xử lý triệt để các băng nhóm, đối tượng phá rừng trên địa bàn. Đồng thời yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường các hoạt động tuần tra, truy quét các điểm nóng, xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng theo quy định.
Đất Lâm Đồng lại dậy sóng: Hơn 12.000 lô đất nền được bán, trao tay gần 12.000 tỷ đồng trong 3 tháng
Lượng giao dịch bất động sản tại Lâm Đồng vào quý 1/2021 đã bật tăng trở lại sau một thời gian suy giảm trong quý 3 và quý 4 năm 2021.
Mới đây, Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng đã có báo cáo giá bán và cho thuê nhà ở cùng một số loại hình bất động sản khác trên địa bàn tỉnh Quý I năm 2022. Theo đó, trong quý I/2022, toàn tỉnh có 12.467 lô đất nền giao dịch thành công, với tổng số tiền bán ra là 11.911 tỷ đồng.
Trong đó, huyện Lâm Hà dẫn đầu với 3.077 lô đất nền giao dịch thành công qua công chứng. Tiếp đến là huyện Di Linh với 1.826 lô đất nền; huyện Đức Trọng với 1.648 lô đất nền; thành phố Đà Lạt với 1.162 lô đất nền; huyện Bảo Lâm với 1.105 lô đất nền.
Về lượng giao dịch nhà ở riêng lẻ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong quý 1/2022 cũng ghi nhận biến động tăng so với quý 4/2021. Theo đó, quý 1/2022, toàn tỉnh Lâm Đồng ghi nhận 899 căn nhà ở riêng lẻ giao dịch thành công với tổng số tiền bán ra là 1.934 tỷ đồng. Trong đó, tập trung nhiều nhất là tại huyện Bảo Lâm, thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc và huyện Đức Trọng.
Lượng giao dịch bất động sản tại Lâm Đồng vào quý 1/2021 đã bật tăng trở lại sau một thời gian suy giảm trong quý 3 và quý 4 năm 2021. Quay lại thời điểm quý I và quý II/2021, địa phương này ghi nhận lượng lớn giao dịch bất động sản (đặc biệt là đất nền) với 24.531 giao dịch (thông qua công chứng). Tuy nhiên, đến nửa cuối năm 2021, toàn tỉnh Lâm Đồng ghi nhận lượng giao dịch bất động sản giảm 38% so với Quý 1 2, với 15.101 giao dịch (thông qua công chứng).
"Sóng" đầu tư trở lại
Một trong những nguyên nhân khiến thị trường bất động sản Lâm Đồng sôi động trở lại đến từ các thông tin dự án cũng như thông tin tích cực từ chỉ đạo của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phấn đấu khởi công 2 tuyến cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) - Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Bảo Lộc - Liên Khương trong năm 2022.
2 tuyến cao tốc đi vào hoạt động sẽ tạo động lực phát triển kinh tế xã hội, thu hút đầu tư, kết nối hệ thống giao thông giữa miền Đông Nam Bộ và các tỉnh Tây Nguyên. Riêng đoạn Tân Phú - Bảo Lộc sẽ giảm áp lực cho quốc lộ 20, đèo Bảo Lộc thường xuyên sạt lở, kẹt xe và tai nạn giao thông.
Thời gian vừa qua, hàng loạt ông lớn trong lĩnh vực bất động sản đã đổ về Lâm Đồng xin khảo sát, tài trợ lập quy hoạch hàng loạt dự án quy mô lớn.
Trong thông báo của Novaland, Lâm Đồng là một trong những địa phương mà doanh nghiệp này tập trung mở rộng quỹ đất. Dự án NovaWorld Da Lat sắp được ra mắt với tổng quy mô 1.000 ha. Mới đây, ông lớn bất động sản này đã đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét chấp thuận cho Tập đoàn được khảo sát, nghiên cứu, lập quy hoạch và báo cáo đề xuất đầu tư dự án hồ Đắk Long Thượng tại huyện Bảo Lâm. Theo đó, dự án có tên hồ Đắk Long Thượng tại huyện Bảo Lâm, với quy mô nghiên cứu 30.000 ha.
Khu vực hồ Đắk Long Thượng
Lâm Đồng cũng vừa cho phép 3 Liên danh nhà đầu tư khảo sát, nghiên cứu tài trợ lập quy hoạch, lập dự án đầu tư đối với 3 Quần thể vui chơi giải trí làng Thụy Sĩ, làng Châu âu và làng Hà Lan, với tổng quy mô 23.065 ha.
Cụ thể, Liên danh Công ty Cổ phần Lã Vọng Group và Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Hoàng Mai khảo sát, nghiên cứu tài trợ quy hoạch và đăng ký đầu tư dự án Quần thể vui chơi giải trí làng Hà Lan tại huyện Lạc Dương, với quy mô 1.865 ha.
Liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Quốc tế DHR và Công ty CP Đầu tư Phát triển và Dịch vụ Thương mại Đại An xin khảo sát, nghiên cứu tài trợ quy hoạch và lập dự án đầu tư Quần thể vui chơi giải trí làng Hà Lan quy mô diện tích dự kiến khoảng 3.200 ha, tại khu vực xã Phú Hội, huyện Đức Trọng.
Liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Tài chính Việt Nam, Công ty CP Thương mại Ngôi Nhà Mới và Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư ISRAEL được phép khảo sát, nghiên cứu tài trợ kinh phí lập quy hoạch và lập dự án đầu tư Quần thể vui chơi giải trí làng Châu Âu với quy mô 18.000 ha tại khu vực hồ thủy điện Đồng Nai 2, huyện Di Linh và huyện Lâm Hà,
Ngoài ra, hàng loạt thương hiệu khác như Hưng Thịnh, T&T Group, Him Lam, Ecopark, Văn Phú - Invest,... cũng đều dành quỹ đất tại đây để triển khai dự án du lịch, nghỉ dưỡng quy mô.
Trung Quốc, Ấn Độ ưa chuộng, thị trường xuất khẩu "bùng nổ", giá kén tằm ở Lâm Đồng tăng chưa từng có TThông tin từ Hội Nông dân huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) cho biết, nhiều ngày nay, giá kén tằm đạt đỉnh, lập kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây với mức 240 ngàn đồng/kg. Được Ấn Độ, Trung Quốc ưa chuộng, giá kén tằm tăng chưa từng có Giá kén được thu mua tại khu vực Nam Ban và Tân Hà...