Nóng: Thủy quân lục chiến Nga đã “lấy” tàu chiến Mistral?
Đại diện Tham mưu trưởng Hải quân Nga tuyên bố thủy thủ đoàn Nga đã tiếp quản tàu Mistral từ phía Pháp.
Đại diện Tham mưu trưởng Hải quân Nga tuyên bố các binh sĩ thủy quân lục chiến, sĩ quan và thủy thủ Hạm đội Baltic và Thái Bình Duwng của Nga đã tiếp quản tàu Mistral từ phía Pháp.
Người đại diện cho Tham mưu trưởng Hải quân Nga ngày 15-12 tuyên bố rằng, trên boong tàu chiến “Mistral” theo hợp đồng của Nga, ngoài các thủy thủ trước đây sang Pháp họ kỹ thuật và vận hành tàu còn có các binh sĩ Thủy quân lục chiến, sĩ quan và thủy thủ của Hạm đội Baltic và Thái Bình Dương của Nga.
“Con tàu cần nhập vào trang bị của Hạm đội Thái Bình Dương, vì thế trong thành phần thủy thủ đoàn tiếp quản có các sĩ quan của Hạm đội Thái Bình Dương. Ngoài ra, đã phái tới đó các binh sĩ thủy quân lục chiến, mà nhiệm vụ chính là đảm bảo an toàn của con tàu, đại diện Hải quân Nga tuyên bố.
Trong cuộc trao đổi với “Gazeta.ru”, đại diện Hải quân Nga cho biết, “lực lượng hải quân đánh bộ của Hạm đội Baltic và Thái Bình Dương chỉ muốn kiểm tra khả năng làm việc của hệ thống đổ bộ”.
Tuy nhiên, ông từ chối tiết lộ hải quân đánh bộ Nga được điều động đến Pháp bằng cách nào và cơ số quân nhân chính xác là bao nhiêu.
“Mọi sự chỗ chúng tôi đều tốt đẹp, không có vấn đề gì về thực phẩm, tiền bạc cũng thế, tất cả lương và phụ cấp đều nhận đủ. Chắc là chúng tôi sẽ đón năm mới ở đây, nhưng quả thực chưa ai biết chính xác. Người Pháp rất lịch sự”, các thủy thủ canh gác con tàu nhận xét.
Đại diện Hạm đội Baltic và Hạm đội Thái Bình Dương đang làm nhiệm vụ không công bố thông tin về việc tìm kiếm đạn dược trên tàu và khả năng sử dụng trong trường hợp gia tăng căng thẳng địa chính trị.
Video đang HOT
Tàu Mistral Pháp đóng cho Nga.
Thông tin trên có sự xác nhận của người đứng đầu Học viện các vấn đề địa chính trị, ông Konstantin Sivkov, đồng thời ông lưu ý rằng các binh sĩ Thủy quân lục chiến ở Vladivostok đang thực thi vai trò huấn luyện đặc biệt của cảnh sát quân sự để bảo đảm trật tự trên tàu và bảo vệ con tàu khỏi sự đột nhập không cần thiết.
Tuy đại diện hải quân Nga trả lời lịch sự như vậy nhưng trên thực tế đây là hành động canh giữ con tàu một cách công khai bởi nếu trên con tàu chỉ có những thủy thủ đang huấn luyện ở Pháp thì không có vấn đề gì nhưng đây là các quân nhân chuyên nghiệp của hải quân đánh bộ thì là chuyện khác.
Hôm 8/12, cố vấn chính sách đối ngoại của Điện Kremlin cho hay, Nga sẽ chấp nhận tiền đền bù hoặc Pháp phải bàn giao hai tàu chở trực thăng lớp Mistral.
“Cả hai phương án đều chấp nhận được với chúng tôi – hoặc là tàu hoặc là tiền. Tiền đã bỏ ra phải được thu hồi”, ông này nói.
Trước đó, Pháp đã hoãn vô thời hạn việc chuyển giao chiếc đầu tiên trong số hai chiến hạm Mistral cho Nga.
Tháng 6/2011, Nga và Pháp đã ký kết một hợp đồng trị giá 1,2 tỷ euro (1,5 tỷ USD) về việc bàn giao 2 chiếc tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral mang tên Vladivostok theo hợp đồng bàn giao vào tháng 11/2014 và chiếc thứ hai mang tên Sevastopol sẽ bàn giao trong năm 2015.
Tuy nhiên, thương vụ này đã gặp trắc trở khi Mỹ yêu cầu NATO chấm dứt mọi hành động hợp tác quân sự với Nga để tăng áp lực về vấn đề khủng hoảng ở Ukraine. Theo Mỹ, Nga là nước can dự sâu sắc vào vấn đề ở quốc gia Đông Âu này, và cũng là lý do để Tổng thống Pháp Francois Hollande đình chỉ vô thời hạn việc bàn giao tàu chiến.
Dự tính, nếu phá vỡ hợp đồng, Paris sẽ phải trả tiền đền bù lên tới 3 tỷ USD.
Theo Kiến Thức
Trung Quốc "lộng ngôn": HJ-9 thừa sức diệt mọi xe tăng
Đó là tuyên bố của Tổng công ty công nghiệp quốc phòng phương Bắc Trung Quốc về mẫu tên lửa chống tăng do công ty này chế tạo.
Báo Đài Loan dẫn lời từ Tổng công ty công nghiệp quốc phòng phương Bắc của Trung Quốc (NORINCO) cho hay, mẫu tên lửa chống tăng Hongjian-9 hay còn được biết tới với cái tên AFT-9A, do công ty này phát triển có thể tiêu diệt bất cứ mẫu xe tăng hay xe bọc thép nào trên thế giới.
HJ-9A là mẫu tên lửa chống tăng được trang bị công nghệ dẫn đường bằng laser được thiết kế và chế tạo bởi Norinco, và theo tuyên bố của công ty này AFT-9A có thể xuyên qua lớp giáp bảo vệ dày 1.200mm của bất cứ mẫu xe tăng nào. Và khả năng trên sẽ biến AFT-9A trở thành một sát thủ diệt tăng theo đúng nghĩa.
Tổ hợp tên lửa chống tăng HJ-9 được trang bị trên một mẫu xe bọc thép của Quân đội Trung Quốc.
Bên cạnh đó ngoài khả năng chống tăng, AFT-9A còn có thể được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu cố định như lô cốt, công sự và các công trình kiên cố, nó còn được trang bị hai loại đầu đạn nổ lõm và nhiệt áp với tầm bắn hiệu quả lên tới 5 km.
Trong thời gian gần đây, Trung Quốc không ngừng phát triển lực lượng tăng thiết giáp của mình nhằm đối phó với mọi cuộc xung đột trong tương lai, bên cạnh đó nước này cũng ra sức phát triển hàng loạt các loại tên lửa chống tăng thế hệ mới và AFT-9A chỉ là một trong những số đó.
Mẫu tên lửa chống tăng HJ-12 được Trung Quốc giới thiệu tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2014.
Một chuyên gia quốc phòng Trung Quốc giấu tên cho biết rằng, ngoài HJ-9 Trung Quốc còn sở hữu một sát thủ diệt tăng khác là mẫu tên lửa chống tăng HJ-12 với nguyên lý hoạt động "khóa trước khi bắn". Sau khi bắn, nó sẽ tự động bay đến mục tiêu, xạ thủ có thể ẩn nấp ngay hoặc nạp đạn cho hệ thống để tấn công mục tiêu tiếp theo. Và HJ-12 sẽ giúp Trung Quốc giảm bớt các thiệt hại không đáng có về người trên chiến trường. Bên cạnh đó tên lửa chống tăng HJ-12 sử dụng công nghệ "phóng mềm", do đó nó có thể được phóng đi từ bên trong các tòa nhà hoặc hầm ngầm
Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, HJ-12 sử dụng đầu đạn phá giáp hóa năng và dựa trên thông số kỹ thuật của Norinco nó có thể phá xuyên giáp bảo vệ của các loại xe tăng hay xe bọc thép có độ dày 1.100mm. Mẫu tên lửa này còn có thể tấn công hiệu quả các mục tiêu cố định hay các mục tiêu bay tầm thấp.
Theo Kiến Thức
Belarus chuẩn bị nhận các hệ thống tên lửa S-300 của Nga Theo hãng TASS, ngày 17/12, Đại sứ Nga tại Belarus Alexander Surikov cho biết quân đội Belarus sẽ tiếp nhận 4 hệ thống tên lửa đất đối không S-300 của Nga trong năm 2015. Hệ thống tên lửa S-300 của Nga Phát biểu tại Minsk, Đại sứ Surikov còn tiết lộ Nga có kế hoạch tăng số lượng máy bay chiến đấu và...