Nông sản hết cảnh đổ xuống sông Hồng nhưng khách mua trả tiền ‘tùy tâm’
Cơn mưa phùn cuối tháng 2 không thể kìm chân người nông dân thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh (Hà Nội) ra đồng thu hoạch nông sản vì càng nhiều túi cà chua, túi rau… được đóng lên xe tải là còn hi vọng vớt vát vốn liếng.
Nụ cười hiếm hoi của nông dân thôn Đông Cao khi biết nông sản được hỗ trợ tiêu thụ dù biết vụ mùa này coi như lỗ vốn – Ảnh: HÀ QUÂN
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online , nhiều vườn củ cải đường được nông dân nhổ bỏ, chặt gốc, chất đầy trên mặt đất. Nhiều luống củ cải đường tươi tốt nhưng không có người thu hoạch. Rau cải đang được thu hoạch nhưng có tình trạng sâu bệnh phá hoại nên đành phá bỏ để trồng rau màu khác.
Cà chua là mặt hàng dễ tiêu thụ nên được bà con đóng thành từng túi lớn, xếp tạm tại sân của Hợp tác xã (HTX) Đông Cao chờ xe tải chuyển lên trung tâm Hà Nội bán.
Nông sản của bà con được tập trung tại sân của hợp tác xã trước khi chuyển lên xe tải lên các chợ đầu mối để bán như Chợ Xanh, chợ Long Biên, chợ Vĩnh Tuy… – Video: HÀ QUÂN
“Trước tết, mình bán được 9, 10 triệu mỗi sào, lãi về 5, 6 triệu sau khi trừ phân bón, thuốc men… Nhưng giờ bán không ai mua. Mỗi lứa củ cải đường thường 60 ngày, giờ đến 90 ngày, già rồi nên đổ bỏ” – ông Thuận, một nông dân tại thôn Đông Cao, chia sẻ.
Không được may mắn, vườn của chị Viết – anh Bài (thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội) phải đổ bỏ vì củ cải đường đã xốp, giờ thu hoạch đem bán còn lỗ vốn nặng hơn nữa – Ảnh: H.Q.
Ông Song – ngụ xóm 4, thôn Đông Cao – nghẹn ngào: “Mấy hôm nay hợp tác xã làm trung gian hỗ trợ, liên hệ giúp người dân bán được đồng nào hay đồng ấy. Xe tải 5, 6 tấn chất hàng đầy rồi lại lên phố bán.
Củ cải bị vứt bỏ có dấu hiệu phân hủy, bốc mùi nồng nặc – Ảnh: H.Q.
Khách mua thì bỏ vào thùng, 5.000, 10.000, 20.000 đồng tùy tâm để đủ tiền xăng dầu. Có người ta thì họ lấy mấy túi rồi gửi lại 50.000 đồng. Chứ giá cà chua cứ 1.300 – 1.500 đồng/kg thì không biết tìm ai thu mua”.
Những túi rau non từ 5 – 10kg vẫn có thể bán được cho khách hàng, được nông dân xếp sẵn tại ruộng chờ xe tải chuyển đi bán – Ảnh: H.Q.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online , ông Đàm Văn Đua – giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Đông Cao – khẳng định: “Nông sản tại thôn cần hỗ trợ chứ không phải giải cứu”.
Nhiều luống rau của người dân ngoài việc chậm tiêu thụ còn bị sâu bệnh ăn lá chưa có cách chữa phải đổ bỏ. Mặc dù người dân dùng các chế phẩm sinh học có nguồn gốc thiên nhiên để trừ bệnh nhưng không có tác dụng – Ảnh: H.Q.
Theo ông Đua, do nhiều nguyên nhân nên số nông sản khó tiêu thụ, nhất là cà chua (100 tấn) và củ cải đường (200 tấn). Ông Đua cho biết HTX Đông Cao đang kết nối với các thương lái, doanh nghiệp… hỗ trợ bà con. Hiện tại, nông sản được đưa đến chợ Long Biên, chợ Xanh… tiêu thụ một phần.
Những chiếc xe tải “Chung tay ủng hộ bà con mùa dịch” nối đuôi nhau vận chuyển nông sản – Ảnh: H.Q.
“Tính riêng ngày 27-2 đã tiêu thụ được 25 tấn củ cải đường, cà chua. Dự kiến khoảng một tuần hoặc hơn là tiêu thụ hết số nông sản dư thừa”, ông Đua nói.
Những hộ có nông sản chất lượng tốt được tập kết trước trụ sở Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Đông Cao trước khi chuyển lên xe tải đưa đến các chợ đầu mối gỡ vốn – Ảnh: H.Q.
Để người nông dân không còn cảnh đổ bỏ nông sản trong những vụ mùa sau, ông Đua kiến nghị một số giải pháp như định hướng đầu ra sản phẩm, chế biến sản phẩm mới (đồ khô, đóng túi)… Quan trọng nhất là vận động người dân cân đối giống phù hợp, tránh tràn lan.
Cà chua, củ cải đường, rau cải… đang được đoàn viên thanh niên, hội viên Hội Phụ nữ… tích cực hỗ trợ để nhanh chóng thu hoạch trước khi thối, rữa, giảm thiểu thiệt hại kinh tế – Ảnh: H.Q.
Vào ngày 25-2, chủ tịch UBND huyện Mê Linh kiến nghị Sở Công thương Hà Nội giới thiệu các đơn vị thu mua, các đơn vị thiện nguyện, các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn Hà Nội xây dựng các điểm tiêu thụ nông sản hỗ trợ nông dân. Sau khi vấn đề được giải quyết, địa phương sẽ vận động nhân dân phục hồi sản xuất.
Hiện toàn thôn Đông Cao có 140ha hoa màu chuyên canh với 200 hội viên và 400 khách hàng. Tuy nhiên, do tác động của dịch COVID-19, trường học, nhiều nhà hàng, khách sạn đóng cửa, thương lái từ một số tỉnh không đến thu mua nên nông sản tiêu thụ chậm.
1.000 đồng/kg không ai mua, nghìn tấn ế đầy đồng, dân Mê Linh kêu cứu
Giá các loại rau củ xuống thấp chỉ 1.000 đồng/kg, nhưng không có người mua. Người nông dân phải phá bỏ.
Theo báo cáo của UBND huyện Mê Linh (Hà Nội), do diễn biến tình hình dịch bênh ảnh hưởng đến việc kết nối tiêu thụ nông sản. Giá thành rau, củ quả xuống thấp. Củ cải 1.000 đồng/kg, cà chua 1.000-1.500 đồng/kg, cà rốt 2.000 đồng/kg.
Tiêu thu chậm, việc đưa ra vào các trường học, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ truyền thống đã bị ngừng lại. Các thương lái bỏ cọc không thu mua, doanh nghiệp liên kết e ngại việc tiêu thụ do không thể xuất hàng đi các tỉnh khác, nước bạn. Nếu tình trạng tiêu thụ nông sản chậm kéo dài có thể nhiều rau, củ quả trên địa bàn sẽ quá lứa, giảm chất lượng và không thể sử dụng.
Năm 2020, tổng diện tích gieo trồng năm 2020 của Mê Linh là 14.559 ha.
Rau củ giá rẻ khiến người nông dân gặp khó khăn
Tính đến 25/2, tổng diện tích gieo trồng vụ xuân 2021 toàn huyện khoảng 5.900 ha, trong đó lúa 3.800 ha, rau các loại khoảng 355 ha trồng tập trung chủ yếu ở các xã Tiền Phong, Tiến Thắng, Văn Khê, Tráng Việt, Thanh Lâm, hoa các loại khoảng 670 ha trồng tập trung tại các xã Mê Linh, Văn Khê, Thanh Lâm, Đại Thịnh, cây trồng khác 1.100 ha.
Diện tích rau các loại vụ đông năm 2020 đang trong giai đoạn thu hoạch khoảng 700 ha, sản lượng khoảng 14.500 tấn.
Tại xã Tráng Việt (Mê Linh), sản lượng rau các loại trên địa bàn khoảng 40.000 tấn với các loại chủ yếu như củ cải, cà chua, cà rốt và các loại rau ăn lá khác.
Hàng năm thời điểm chuyển từ vụ Đông sang vụ Xuân, đặc biệt là giai đoạn sau Tết, sản lượng rau tăng, giá thành rau, củ quả, thường giảm do các trường học, khu công nghiệp, doanh nghiệp, nhà hàng nghỉ sau Tết nên việc tiêu thụ gặp khó khăn, giá rau củ quả xuống thấp.
Thống kê tại thôn Đông Cao (xã Tráng Việt) diện tích rau đến thời điểm thu hoạch và chuẩn bị thu hoạch khoảng 69 ha, bao gồm 37 ha củ cải với sản lượng ước đạt khoảng 1.500 tấn. Cà chua 10ha, sản lượng khoảng 20 tấn; cải ăn lá các loại khoảng 17ha, sản lượng khoảng 390 tấn. Cà rốt khoảng 5ha, sản lượng khoảng 43 tấn. Một số diện tích củ cải quá lứa ra hoa giảm chất lượng nên người dân phải thu hoạch để sơ chế, tiêu huỷ làm phân hữu cơ.
Bên cạnh triển khai các giải pháp để tiêu thụ nông sản, UBND huyện Mê Linh kiến nghị Sở Công Thương Hà Nội tiếp tục giới thiệu các đơn vị thu mua, các đơn vị thiện nguyện, các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn thành phố xây dựng các điểm hỗ trợ tiêu thụ, giúp đỡ huyện giải quyết đầu ra cho sản phẩm rau, củ, quả trên địa bàn để vận động nhân dân phục hồi sản xuất.
Tại buổi làm việc, quyền Giám đốc Sở Công Thương Trần Thị Phương Lan cho biết, Sở đã đề nghị các hệ thống phân phối đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cho xã Tráng Việt nói riêng và huyện Mê Linh nói chung để địa phương kịp thời chuẩn bị điều kiện gieo trồng cho vụ sau.
Đồng thời, xây dựng hệ thống phân phối thu mua ổn định lâu dài nhằm giúp đỡ bà con nông dân và đến thời điểm này, các hệ thống phân phối đã sẵn sàng đồng hành cùng các địa phương đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm.
Bà Lan cũng đề nghị địa phương thu hoạch đảm bảo chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm, đối với những sản phẩm không đạt phải tiêu huỷ theo đúng quy trình, tránh trường hợp vứt bỏ giữa cánh đồng gây hiểu lầm trong dư luận nhân dân.
Nông sản Hải Dương vào tới Sài Gòn, người dân nhận miễn phí Bất chấp trời nắng chói chang, đông đảo người dân TP.HCM đã đến chung tay giải cứu 10 tấn rau củ của bà con vùng dịch tại tỉnh Hải Dương. Xem clip: Người Sài Gòn đội nắng 'giải cứu' nông sản từ Hải Dương Đội nắng giải cứu nông sản Trưa 25/2, chuyến xe chở khoảng 10 tấn nông sản từ tỉnh Hải...