Nóng: Putin từng là điệp viên Đông Đức?
Đang có nhiều thông tin cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể từng là một điệp viên của Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức cũ) hồi những năm 80 của thế kỷ trước.
Ông Vladimir Putin (trái ngoài cùng) đứng cùng với Thiếu tướng Horst Boehm (phải, ngoài cùng) – người đứng đầu trụ sở Stasi tại Dresden (Đức) trong một buổi tiệc ăn mừng hàng năm. Ảnh: Stasiunterlagenbehrde Dresden.
Vào hôm qua, tờ báo Bild của Đức đã công bố một bức ảnh chụp một thẻ căn cước cảnh sát mật Stasi – cơ quan tình báo nội vụ và hải ngoại của Cộng hoà Dân chủ Đức (Đông Đức cũ) – được cấp cho Vladimir Putin khi ông còn là một sĩ quan Ủy ban An ninh Quốc gia ( KGB, thuộc Liên Xô cũ) tại Dresden (Đức) thời Chiến tranh Lạnh.
Tấm thẻ căn cước có màu xanh, in tên hiệu chính thức của Stasi là Bộ An ninh Nội địa cùng với ảnh của ông Putin và một mã số căn cước bên dưới. Tờ Bild tiết lộ tấm thẻ căn cước – tìm thấy tại phòng “cán bộ và giáo dục” tại trụ sở Stasi ở Dresden – được ban hành ngày 31.12.1985 cho Thiếu tá Vladimir Putin, có hiệu lực tới cuối năm 1989.
Tấm căn cước của Thiếu tá Vladimir Putin, được ban hành ngày 31.12.1985 và có hiệu lực tới cuối năm 1989 do Bild phát hiện. Ảnh: Stasiunterlagenbehrde Dresden.
Theo Konrad Felber – người đứng đầu nhóm nghiên cứu tài liệu lưu trữ của Stasi thuộc chính quyền thành phố Dresden, nếu chiếc thẻ căn cước là “hàng thật”, ông Putin sẽ “không phải công khai về thân phận điệp viên KGB” khi công tác tại Đức. Qua đó, ông sẽ dễ dàng làm tròn nhiệm vụ mở rộng mạng lưới điệp viên do KGB giao phó.
Tuy nhiên, theo RT, tấm thẻ căn cước có tên Vladimir Putin không đồng nghĩa với việc ông là điệp viên Stasi. Cụ thể, theo ông Alexander Mikhailov – cựu tướng của Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB), tấm thẻ căn cước “rất có thể” chỉ dùng để “ra vào” tòa nhà của Stasi tại Dresden.
Về phía mình, Điện Krenlin chưa chính thức lên tiếng xác nhận hay phủ nhận thông tin của tờ báo Bild. Thế nhưng, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nhận định rằng trong giai đoạn những năm 80 của thế kỷ trước, KGB và Stasi đang là “đối tác” nên hoàn toàn có khả năng “hai cơ quan trao đổi thẻ căn cước cho các đặc vụ, điệp viên của nhau”.
Theo Danviet
Tướng KGB "lật mặt": Tham vọng leo cao, vướng "kỳ phùng địch thủ"
Nắm giữ một mạng lưới dày đặc các cơ sở trên 50 quốc gia, Kalugin nuôi tham vọng trở thành lãnh đạo của Tổng cục I KGB.
Video đang HOT
Kalugin phát biểu trước báo chí
2. Những đổi thay và nghịch lý
Những năm 70 của thế kỷ trước, trong tư tưởng và ý thức của Kalugin chưa hề có sự chuyển biến hay nao núng, mà chỉ là tham vọng quyền lực trong hệ thống KGB. Ông ta chưa hình dung ra 20 năm sau có sự "vật đổi sao dời" ở Liên Xô.
Nắm giữ một mạng lưới dày đặc các cơ sở trên 50 quốc gia, Kalugin nuôi tham vọng trở thành lãnh đạo của Tổng cục I KGB. Tuy nhiên, tham vọng này lại bị một nhân vật nổi lên là Vladimir Kriuchkov ngáng đường. Đó là hai con người với hai tính cách, phẩm chất hoàn toàn khác nhau.
Năm 1974, Yuri Andropov lại bổ nhiệm Vladimir Kriuchkov là Tổng cục trưởng Tổng cục I KGB làm cho Kalugin điên đảo, bất mãn. Giờ đây đường công danh của Kalugin hoàn toàn phụ thuộc vào địch thủ của mình là Kriuchkov. Chính Kriuchkov cũng muốn tìm cách loại bỏ viên tướng ngông cuồng Kalugin.
Và thời cơ cũng xuất hiện. Thủy thủ Liên Xô Nikolai Atamonov trên tầu hộ vệ năm 1959 cùng với cô bồ trẻ của mình Olga Egoreva đã đào ngũ sang phương Tây. Năm 1975 Atamonov lại muốn quay về Tổ quốc. Anh ta biết rằng 15 năm tiếp theo sẽ là khoảng thời gian bóc lịch trong tù.
Dẫu vậy, anh ta quả quyết rằng trong thời gian ở phương Tây anh ta đã thu thập được những thông tin bí mật có lợi cho đất nước. Và anh ta hy vọng dùng những tin tức này để đổi lấy tự do. Đây là mong muốn thật sự của Atamonov khi trở về Tổ quốc, hay là trò chơi nghiệp vụ của CIA Mỹ với KGB Liên Xô? Chưa ai có thể khẳng định được.
Kalugin thời trẻ
KGB quyết định cử một nhóm sỹ quan do Kalugin làm trưởng nhóm đi Viena, Áo để gặp kẻ đào ngũ và dẫn độ về nước. Muốn dẫn độ về nước bằng đường bộ qua biên giới Áo, sang Tiệp Khắc và về Liên Xô thì khi qua biên giới phải tuyệt đối "êm xuôi". Kalugin đề nghị bác sỹ tiêm cho kẻ đào ngũ một liều thuốc mê và đặt anh ta vào thùng xe ô tô.
Khi về đến nơi, cán bộ KGB mở thùng xe, thì kẻ đào ngũ đã... tắt thở từ lâu, có thể do bị tiêm quá liều. Đại tá Victor Cherkashin, cựu chiến binh phản gián nước ngoài của Tổng cục I KGB Liên Xô, cho rằng việc Atamonov chết không có gì ghê gớm, vì anh ta chẳng là gì cả, chỉ là một thủy thủ bình thường. Nếu như chuyện đưa điệp viên cao cấp Aldrich Ames về Liên Xô mà lọt tới tai Mỹ thì mới lớn chuyện.
Vụ Atamonov chết là một trong những vết nhơ trong lai lịch của viên tướng đầy tham vọng Kalugin. Trớ trêu thay, chiến dịch này thất bại, nhưng Kalugin vẫn được tặng thưởng Huân chương cờ đỏ vì đã có thành tích lãnh đạo và trực tiếp dẫn độ thành công về Liên Xô kẻ bỏ sang hàng ngũ địch.
Vụ điệp viên Cook: Phản bội hay sập bẫy?
Theo Trung tướng Nikolai Leonov, một sỹ quan người Mỹ tình cờ ngỏ ý sẵn sàng cung cấp những tài liệu bí mật liên quan đến tiềm lực tên lửa và vũ khí hạt nhân của Mỹ cho những người bạn Séc của Liên Xô. Viên sỹ quan Mỹ này làm việc tại một cơ sở quân sự và có khả năng tiếp cận với những thông tin bí mật. Kalugin được cử đi gặp người Mỹ này.
Sau khi gặp người Mỹ này, xem các tài liệu, Kalugin báo cáo về Trung ương, người Mỹ này không có gì đáng quan tâm, tài liệu không có giá trị gì. Nghịch lý là, sau 2 tháng, Cơ quan Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã bắt giam viên sỹ quan Mỹ kia và bị đưa ra tòa xử với mức án 20 năm tù giam vì đã có ý định cung cấp tài liệu mật cho Liên Xô.
Yuri Andropov (ảnh), Chủ tịch KGB thời đó, bổ nhiệm đối thủ của Kalugin làm Tổng cục trưởng Tổng cục I KGB
Vấn đề là tại sao Kalugin lại báo cáo rằng viên sỹ quan này không đáng quan tâm?! Đây là dấu hỏi trong lý lịch của Kalugin.
Nhưng nghiêm trọng nhất đối với Kalugin, và cũng thật trớ trêu là, "điệp viên Cook" do Kalugin tuyển mộ trước đây vào những năm 1950 ở Mỹ lại bị bất ngờ bắt giam vào nhà tù ở Liên Xô.
Theo đại tá Victor Cherkashin, cựu chiến binh phản gián nước ngoài của Tổng cục I KGB Liên Xô, cuối những năm 70, Cook bị FBI nghi ngờ và theo dõi gắt gao. Cook sợ bị FBI bắt nên đã tìm cách rời Mỹ trốn sang Liên Xô. Cook tìm cách kiếm tiền phi pháp và bị bắt giam. Anh ta rất bất bình và đòi được gặp Kalugin.
KGB đã tổ chức cho Kalugin gặp Cook trong nhà giam. Khi gặp Kalugin, Cook lớn tiếng oán trách Kalugin, rằng chính Kalugin gây ra chuyện này, làm hại đời anh ta và tất cả là tại Kalugin.
Toàn bộ nội dung câu chuyện trao đổi giữa Kalugin và Cook đã được ghi lại bằng thiết bị ghi âm cài sẵn từ trước, và chuyển lên cho Vladimir Kryuchkov. Nội dung này đã được các chuyên gia phân tích mổ xẻ và đi đến kết luận, "điệp viên Cook" được Kalugin tuyển chọn năm 1958 tại Mỹ thực chất cái bẫy do FBI dựng lên, và Kalugin chỉ làm một việc, đó là "sập bẫy".
Câu chuyện về Kalugin cuối cùng được trình lên Chủ tịch KGB Yuri Andropov. Ông nhìn nhận rõ ràng Kalugin không chỉ đơn thuần một con người háo danh, cần phải cảnh giác. Mặt khác, ông cũng không muốn có hành động nặng tay kỷ luật Kalugin, một viên tướng trẻ mới 40 tuổi.
Vladimir Kryuchkov, người được bổ nhiệm làm Tổng cục trưởng Tổng cục I KGB năm 1974
Sau khi nghe toàn bộ cuộn băng ghi buổi trao đổi của Kalugin với Cook trong nhà giam, Andropov quyết định cho Kalugin rời khỏi Cơ quan tình báo KGB và về làm Phó giám đốc Sở KGB thành phố Leningrad.
Theo trung tướng, tiến sỹ sử học Alexandr Zdanovich, không ai có nghi ngờ, nhưng không ai biết được bản chất việc đưa Kalugin về làm Phó giám đốc Sở KGB thành phố lớn thứ hai của Liên Xô, hay còn gọi là thủ đô phía bắc. Còn bản thân Kalugin lờ mờ đoán ra rằng anh ta đã bị nghi làm gián điệp cho Mỹ.
Kalugin dường như suy luận rằng sự việc sẽ đổi thay, anh ta rồi sẽ nắm giữ chức vụ của người đứng đầu Sở KGB Leningrad và chỉ qua một thời gian nhất định, người ta sẽ nhớ đến anh ta và lại kéo anh ta về Moscow. Tuy nhiên, Kalugin phải ở lại thành phố Leningrad đến 7 năm.
Ở Leningrad, Kalugin đã tranh thủ viết luận án phó tiến sỹ với chuyên đề "Về công tác đối phó với hoạt động phá hoại của cơ quan đặc biệt đối phương nhằm vào cơ quan đại diện Liên Xô ở nước ngoài". Thực tế, đây chính là công việc mà Kalugin vẫn làm bấy lâu nay.
Theo Trung tướng Nikolai Leonov, người được cử làm phản biện cho bản luận án phó tiến sỹ của Kalugin, thì luận án này khó có thể bảo vệ thành công tại Học viện tình báo của KGB và ông khuyên Kalugin nên bảo vệ ở một trường đào tạo dân sự, vì thực chất cũng chẳng có gì bí mật.
Như vậy là nỗ lực của Kalugin tìm cách để leo cao trên đường công danh bị chặn đứng. Kalugin cho rằng chính những lãnh đạo của Tổng cục I KGB đã ngầm phá hoại nỗ lực bảo vệ luận án, gây cản trở đường công danh. Và cuối cùng anh ta đối đầu trực diện với Tổng cục trưởng Tổng cục I Vladimir Kryuchkov.
Năm 1983, Kalugin làm đơn khiếu nại lên Chủ tịch KGB là Victor Chebrikov, khi đó mới lên thay Andropov. Nhưng chẳng có ai phản hồi. Trong khi đó, chuyên án phản gián theo dõi Kalugin vẫn được tiến hành nhằm làm rõ anh ta có dính dáng đến các cơ quan đặc biệt Mỹ hay không.
Mọi việc đều không được làm sáng tỏ, vì không phát hiện được dấu hiệu hoặc chứng cứ trực tiếp cho thấy Kalugin làm gián điệp cho Mỹ. Năm 1986 Kalugin lại được điều động trở lại Moscow.
Sở dĩ Kalugin được loại bỏ mọi nghi ngờ là vì năm 1985 một nguồn tin của KGB từ Mỹ cung cấp một danh sách chi tiết những nhân vật là điệp viên cho Mỹ, trong đó không có tên của Kalugin. Điều đặc biệt, người cung cấp danh sách đó cho KGB không ai khác, chính là điệp viên Aldrich Ames, Trưởng phòng theo dõi Liên Xô của CIA Mỹ.
Kalugin được điều động trở lại Moscow và biên chế vào lực lượng cán bộ hậu bị của KGB, giữ chức vụ Phó cục trưởng phụ trách chế độ sinh hoạt của Học viện KGB Liên Xô. Tuy nhiên, Kalugin lại coi đây là một bước hành động đầu tiên nhằm loại bỏ anh ta khỏi KGB.
Theo Danviet
CIA và những kế hoạch chiêu dụ điệp viên khó ngờ Sử dụng con người để thu thập thông tin tình báo từ đối phương đóng vai trò rất lớn trong cuộc chiến tình báo trong Chiến tranh Lạnh, trong đó việc chiêu dụ, tuyển mộ điệp viên của đối phương là sách lược sống còn được Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tiến hành xuyên suốt Chiến tranh Lạnh. Và sách lược...