Nóng: Phát hiện dấu vết nền văn minh lâu đời nhất thế giới
Các chuyên gia thông báo mới tìm thấy tàn tích cung điện khoảng 4.500 tuổi ở Iraq. Phát hiện này được cho là chứa thông tin quan trọng về nền văn minh lâu đời nhất thế giới.
Khám phá mới đây ở Tello là kết quả của Dự án Girsu – một sáng kiến chung nhằm cứu các di sản đang bị đe dọa do Bảo tàng Anh, Ủy ban Cổ vật và Di sản Nhà nước của Iraq và Bảo tàng Getty ở Mỹ dẫn đầu.
Tello là tên tiếng Arab hiện đại của thành phố Girsu cổ đại. Thành phố này của người Sumer. Girsu là một trong những thành phố được thành lập sớm nhất trên thế giới. Người Sumer đã phát minh ra chữ viết, xây dựng những thành phố đầu tiên và tạo ra những bộ luật đầu tiên.
Các nhà khảo cổ phát hiện tàn tích thành phố Girsu cách đây 140 năm đã tiết lộ sự tồn tại của nền văn minh Sumer cũng như giúp làm sáng tỏ một số di tích quan trọng nhất trong nghệ thuật và kiến trúc Lưỡng Hà.
Những bức tường gạch bùn đầu tiên của cung điện đã được xác định vào mùa thu năm 2022 và hơn 200 bảng khắc chữ hình nêm, hồ sơ hành chính của thành phố Girsu. Sau đó, chúng được đưa đến Bảo tàng Iraq ở Baghdad để lưu giữ, bảo quản và phục vụ hoạt động nghiên cứu.
Tiến sĩ Hartwig Fischer, Giám đốc Bảo tàng Anh, cho biết: “Mặc dù kiến thức của chúng ta về nền văn minh Sumer ngày nay vẫn còn hạn chế nhưng Dự án Girsu và việc tìm thấy tàn tích cung điện và đền thờ có tiềm năng to lớn giúp chúng ta hiểu biết về nền văn minh quan trọng này, làm sáng tỏ quá khứ và thông báo cho tương lai”.
Tiến sĩ Sebastien Rey, người phụ trách khu vực Mesopotamia cổ đại và giám đốc Dự án Girsu cho hay cung điện 4.500 năm tuổi mới phát hiện có thể nắm giữ “chìa khóa” quan trọng để giải mã thêm những thông tin về Sumer – một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới.
Liên quan đến phát hiện này, Bộ trưởng Văn hóa Iraq, ông Ahmed Fakak Al-Badrani nhận định: “Các cuộc khai quật khảo cổ học của Anh ở Iraq sẽ tiếp tục tiết lộ các thời đại cổ đại quan trọng của Lưỡng Hà bởi đây là bằng chứng xác thực cho mối quan hệ bền chặt giữa hai nước nhằm tăng cường hợp tác chung”.
Khai quật mộ "bà đỡ" của Chúa Giêsu, lộ sự thật cực chấn động
Các nhà khảo cổ nhận định hang động cổ nằm trong một khu rừng ở Jerusalem chính là ngôi mộ của bà đỡ giúp chúa Giêsu chào đời, trong đó họ đã phát hiện được rất nhiều điều thú vị.
Cơ quan Cổ vật Israel (IAA) hôm 20/12 thông báo dòng chữ khắc bằng tiếng Hy Lạp và Arab cổ đại chứng minh ngôi mộ thuộc về Salome, bà đỡ của Chúa Giêsu.
Nhóm nghiên cứu còn phát hiện tàn tích của nhiều cửa hàng gần đó, có niên đại giữa thế kỷ 8 và 9, bán đèn dầu dùng để thờ cúng. Hàng trăm chiếc đèn hoàn chỉnh và bị vỡ được tìm thấy ở sân ngoài, chứng tỏ hang động là một nơi thờ cúng.
"Chúng tôi tin rằng những người hành hương đã tới đây, thuê một ngọn đèn dầu, tiến hành thờ cúng bên trong và đi tiếp", nhà khảo cổ Zvi Firer của IAA cho biết.
Vai trò bà đỡ của Salome được thuật lại trong sách Phúc Âm St James. Salome đến từ Bethlehem và là bà đỡ thứ hai của Đức mẹ Mary.
Những kẻ trộm phát hiện ngôi mộ vào năm 1982 và cướp đi quan tài. Các đợt khai quật chính thức được tiến hành sau đó hai năm. Hang động bao gồm vài gian và những hộp đá bị vỡ. Tuy nhiên, sân ngoài hang mới được phát hiện lần đầu tiên sau 2.000 năm, rộng hơn 350 m2, bao quanh là tường đá khối hình dáng vuông vắn.
Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy phần nền có tranh khảm dùng để trang trí sân ngoài. Lối đi dẫn vào hang động và nhà nguyện ở bên trong cũng được khai quật. Một số phiến đá khắc hình trang trí tỉ mỉ theo những loài thực vật, bao gồm hoa hồng, quả lựu, và lọ cắm cành lá ô rô.
Câu chuyện về bà đỡ Salome được kể trong Phúc âm James, được các Kitô hữu coi là ngụy tạo - có nghĩa là tính xác thực của nó bị nghi ngờ - và nó không xuất hiện trong Tân Ước.
Người ta nói rằng cánh tay của bà bị khô héo vì bà nghi ngờ sự ra đời đồng trinh của Chúa Giê-su, nhưng nó đã được chữa lành khi bà chạm vào nôi của Chúa Giê-su.
Salome phần lớn không được biết đến đối với những người theo đạo Thiên chúa phương Tây ngày nay; nhưng bà được những người theo đạo Thiên chúa sơ khai tôn kính và được miêu tả là "bà đỡ" khi Chúa Giê-su ra đời trong nhiều biểu tượng của Chính thống giáo phương Đông.
Câu chuyện trong Phúc âm kể rằng, Salome là cộng sự của một " bà đỡ" khác giấu tên khi Chúa Giê-su ra đời; nhưng bàn tay của bà đã bị khô héo khi bà không tin rằng mẹ của Chúa Giê-su là một trinh nữ, và nó chỉ lành lại sau khi bà chạm vào nôi của Chúa Giê-su.
Bản thân hang động Salome bao gồm một số phòng với nhiều hốc chôn cất đục bằng đá và những bình đựng hài cốt bị vỡ, chứng thực cho phong tục chôn cất nguyên thủy của người Do Thái. Nhưng điều ngạc nhiên đối với các nhà khảo cổ học là địa điểm này đã trở thành một nhà nguyện và trung tâm hành hương thời kỳ đầu của Thiên chúa giáo.
"Salome là một nhân vật bí ẩn," các nhà nghiên cứu cho biết trong tuyên bố. "Sự sùng bái Salome, được thánh hóa trong Thiên chúa giáo, thuộc về một hiện tượng rộng lớn hơn, theo đó những người hành hương vào thế kỷ thứ năm đã gặp và thánh hóa các địa điểm của người Do Thái."
Ám ảnh 3 lăng mộ cổ bị nghi mang lời nguyền chết chóc Trong những năm qua, một số lăng mộ cổ của bậc đế vương được các chuyên gia phát hiện. Những nơi này bị nghi mang lời nguyền bí ẩn khiến nhiều người bỏ mạng. Lăng mộ của pharaoh Tutankhamun ở Ai Cập được cho là có liên quan đến lời nguyền bí ẩn. Điều này xuất phát từ việc nhiều người có liên...