Nóng: Người đột nhập vào Bưu điện Cầu Voi – hiện trường vụ án Hồ Duy Hải – lên tiếng
PV Dân Việt đã liên lạc được với người đột nhập vào Bưu điện Cầu Voi – hiện trường vụ án mạng liên quan đến Hồ Duy Hải đang gây xôn xao dư luận trong nhiều ngày qua.
Chiều 21/7, dư luận cả nước xôn xao trước sự việc hai thanh niên đi xe máy biển số 68G… bất ngờ đột nhập Bưu điện Cầu Voi (xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) – hiện trường vụ án mạng liên quan đến Hồ Duy Hải và bị bỏ hoang hơn 12 năm qua.
Bưu đục Cầu Voi ở xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An – nơi xảy ra vụ án. Ảnh: Đình Việt
Công an xã Nhị Thành cho biết bước đầu đã xác định 2 thanh niên đột nhập Bưu điện Cầu Voi là người từ địa phương khác đến. Cả hai tự tiện đi vào bên trong bưu cục, ra sau nhà vệ sinh để… quay clip.
Công an xã Nhị Thành cũng thông tin một trong 2 người này có tháng đến đây nhiều lần, chủ yếu là để quay cảnh sinh hoạt, buôn bán xung quanh khu vực bưu cục và khung cảnh về khuya ở nơi này.
Ngày 23/7, Công an tỉnh Long An cho biết đã nắm được thông tin và yêu cầu Công an huyện Thủ Thừa báo cáo vụ việc. Đồng thời, chỉ đạo Công an huyện xác minh làm rõ nguyên nhân 2 thanh niên tự ý đột nhập vào Bưu điện Cầu Voi.
Sáng nay (25/7), PV Dân Việt đã liên lạc được với một trong hai người đột nhập vào Bưu điện Cầu Voi, đó là anh Nguyễn Trường Giang (quê Thái Bình) đang sống và làm việc tại Kiên Giang.
Anh Giang cho biết mình là người rất quan tâm tới vụ án Hồ Duy Hải nên muốn vào tận hiện trường để xem và nghiên cứu vụ việc. Chiều 21/7, khi anh và một người bạn đang ở phía trong bưu điện thì bị công an phát hiện. Sau khi được nhắc nhở, anh và người bạn của mình đã rời đi.
PV hỏi thông tin về người đi cùng anh Giang ngày 21/7 nhưng anh này từ chối và cho biết đã vào bưu điện nhiều lần. “Tôi sẵn sàng đến công an để làm việc nếu được đề nghị. Vào hiện trường, tôi chỉ quay phim, chụp ảnh, không làm sai lệch hiện trường”, anh Giang khẳng định.
Video đang HOT
Ông Hồ Đức Anh khẳng định, việc kháng nghị giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải là đúng pháp luật. Ảnh: Thân Hoàng.
Ở một diễn biến liên quan, tại họp báo kỷ niệm 60 năm ngày thành lập ngành Kiểm sát nhân dân, ông Hồ Đức Anh – Vụ trưởng Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự (Viện KSND Tối cao) khẳng định, kháng nghị giám đốc thẩm là “có căn cứ, đúng pháp luật, hoàn toàn cần thiết”.
Theo ông Đức Anh, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng với hai người bị giết. Vụ án phức tạp kêu oan kéo dài qua nhiều cấp xét xử. Vừa rồi phiên giám đốc thẩm là cấp cao nhất.
Viện kiểm sát nhận thấy quá trình xử lý vụ án từ điều tra đến xét xử có nhiều sai sót, nhiều mâu thuẫn, nhiều tình tiết quan trọng chứng minh hành vi phạm tội chưa được cơ quan tố tụng địa phương làm rõ.
“Quan điểm của Viện trưởng Viện KSND Tối cao khi ra kháng nghị là hết sức thận trọng, chắc chắn, vừa đảm bảo quyền con người với bị án Hồ Duy Hải Hải vừa đảm bảo công lý đối với bị hại”, ông Đức Anh nhấn mạnh.
Sau phiên tòa, Viện kiểm sát đã có báo cáo gửi Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội để theo dõi chỉ đạo. Nội dung báo cào này khẳng định kháng nghị là có căn cứ đúng pháp luật, đúng thẩm quyền và hoàn toàn cần thiết.
Ông Đức Anh cho biết thêm, đến nay Viện kiểm sát đang tập trung nghiên cứu quyết định giám đốc thẩm, đồng thời theo dõi ý kiến, kiến nghị nếu có từ các cơ quan liên quan.
Quan điểm của Viện trưởng Viện KSND Tối cao là sẽ thực hiện quyền kiến nghị Hội đồng thẩm phán TAND tối cao xem xét lại quyết định giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải theo quy định tại điều 404 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Chánh án Nguyễn Hoà Bình: 'Hồ Duy Hải có 25 lời khai nhận tội'
Chánh án TAND Nguyễn Hoà Bình cho biết Hồ Duy Hải từ bản lời khai đầu tiên đã tự viết ra "khá chi tiết nội dung vụ án" chứ không phải qua hỏi cung.
Giải trình trước Quốc hội sáng 15/6, Chánh án Nguyễn Hoà Bình khẳng định ở những thời điểm quan trọng của vụ án, Hồ Duy Hải đều nhận tội, đặc biệt lúc nhận kết luận điều tra và cáo trạng. Trong đơn gửi, Chủ tịch nước sau phiên toà sơ thẩm, Hải cũng không kêu oan, chỉ xin giảm nhẹ hình phạt. Người kêu oan nhiều nhất là mẹ Hải ở ngoài trại giam.
Ông Bình cho biết vụ án xảy ra từ năm 2008, trải qua quá trình tố tụng nhiều cấp. Đoàn giám sát oan sai của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội năm 2015 đã xem xét. Đặt vấn đề "Hồ Duy Hải có oan sai hay không, có phạm tội hay không?", ông Bình bắt đầu phân tích về căn cứ kết tội.
Theo ông, hồ sơ vụ án thể hiện Hồ Duy Hải quen hai cô gái ở Bưu điện Cầu Voi. Tối 13/1/2008, Hải đến đó chơi. Vân đang trực, Hồng đang nghỉ nên Hải nói chuyện với Hồng. Trong quá trình nói chuyện, Hải có hành vi thân mật, có ý định quan hệ tình dục với Hồng nên đưa tiền cho Vân ra ngoài mua trái cây. Ở nhà, Hải dẫn cô Hồng vào buồng ngủ và bị phản ứng đạp vào bụng, vùng chạy. Sợ lộ, Hải đuổi theo. Hồng ngã gần cái thớt nên Hải dùng thớt gây án. Vân đi mua hoa quả về và cũng bị sát hại.
Khi cơ quan điều tra cho mô tả hiện trường, Hải mô tả chính xác những đồ vật có mặt ở đó. Và điều này được đánh giá rằng "nếu không có mặt thì không mô tả được". Bởi bưu điện là nơi công cộng, những đồ vật trong phòng ngủ của Hồng, nếu không có mặt ở hiện trường thì không biết được.
"Vị trí những đồ vật rời như con gấu, tờ báo, cốc nước... nay có thể để chỗ này, mai chỗ khác, nhưng các vật đó Hải đã được mô tả chính xác vị trí", ông Bình nói.
Hải được xác định gây án bằng thớt, bản ảnh hiện trường là chiếc thớt dính máu nằm bên cạnh đầu Hồng. Đỉnh đầu Hồng có một vết thương. Điều này được cho là phù hợp với kết luận pháp y xác định có tác động của vật cứng mặt phẳng.
Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hoà Bình. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội
Ở thời điểm khám nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra không thể biết Hải lấy được những gì. Nhưng khi bị bắt, Hải khai sau khi giết hai cô gái đã lấy tiền và một số sim card và nữ trang. "Gia đình, bưu điện, người thân nạn nhân mô tả đúng đồ vật của nạn nhân, tài sản bị mất", ông Bình nói.
Cơ quan điều tra yêu cầu khai địa chỉ tiêu thụ, Hải vẽ chính xác địa chỉ nơi tiêu thụ ở cửa hàng vàng và cửa hàng tiêu thụ đồ cũ; tả đúng về người giao dịch tại cửa hàng. Cơ quan điều tra xác minh giá chiếc điện thoại cũ ở thời điểm đó là 200.000 đồng, phù hợp lời khai của Hải bán được đúng số tiền này.
"Cách thanh toán và giá cả những đồ trang sức Hải mua phù hợp với phương thức Hải đã khai. Quá trình bán vàng, do sợ bị theo dõi, Hải không nhìn vào người mua vàng ở cửa hàng mà nhìn ra bên ngoài xem có bị ai theo dõi không", Chánh án Nguyễn Hoà Bình cho biết.
Những chứng cứ khác như hung khí, ở thời điểm khám nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra không biết cái thớt là hung khí. Khi bắt được Hải khai dùng cái thớt đập vào đầu nạn nhân. Nhưng lúc mới biết thớt là hung khí, vật này đã bị dọn đi.
"Dư luận nói mua dao về thay hung khí nhưng hồ sơ vụ án không có chỗ nào mua dao về thay hung khí cả. Công an mua dao, thớt, vật tương tự để cho Hải, những người có liên quan nhận diện xem có đúng dao có mặt tại hiện trường và có phải hung khí hay không? Kết quả, trước một loạt dao, Hải nhận diện đúng con dao gây án", ông Bình trình bày.
Sau giải thích của ông Bình, đại biểu Trương Văn Nọ (Long An) cho biết đoàn đại biểu Quốc hội địa phương chưa nhận được ý kiến nào của nhân dân, cử tri về vụ án Hồ Duy Hải. Mặt trận Tổ quốc tỉnh Long An đã tập hợp ý kiến cử tri nhưng cũng không có ý kiến về vụ việc.
Trước đó, cuối tháng 5, báo cáo Tổng bí thư, Chủ tịch nước và Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, VKSND Tối cao cho rằng vụ án Hồ Duy Hải còn nhiều vấn đề mâu thuẫn chưa được làm rõ; đề nghị chỉ đạo, xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao hôm 8/5.
Theo VKS, việc sử dụng thời gian của Hải thể hiện anh ta không thể có mặt ở Bưu cục Cầu Voi (tỉnh Long An) trước thời điểm nhân chứng Đinh Vũ Thường đến gọi điện thoại lúc 19h39 - như cáo buộc của hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm. Bởi lúc 19h13 Hải đang có mặt tại hiệu cầm đồ cách đó khoảng 7,5 km.
Ngoài ra, quá trình khám nghiệm hiện trường cơ quan điều tra thu giữ 5 dấu vân tay - giám định không phải của Hải nhưng chưa làm rõ dấu vân tay của ai; chưa làm rõ thời điểm 2 nạn nhân chết để xác định Hải có hay không phải hung thủ; con dao bị cáo mô tả dùng gây án có khả năng gây ra vết thương trên cơ thể nạn nhân không.
Bản án sơ thẩm và phúc thẩm kết luận động cơ gây án chưa phù hợp với tình tiết khách quan; vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng khi bỏ ngoài hồ sơ nhiều tài liệu quan trọng như lời khai ban đầu của bị cáo, lời khai nhân chứng, thu giữ dấu vân tay.
Theo bản án đã có hiệu lực, tối 13/1/2008, hai nữ nhân viên bưu điện Cầu Voi, huyện Thủ Thừa, Long An bị sát hại. Hồ Duy Hải bị cáo buộc là hung thủ. Qua hai cấp xét xử tại TAND tỉnh Long An và Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM, Hải bị tuyên phạt mức án tử hình.
Chiều 8/5 Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Trí Tuệ công bố Quyết định giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải với nhận định hai cấp xét xử tuyên Hải phạm tội Giết ngườivà Cướp tài sản"là có căn cứ, không oan".
Theo ông Tuệ, có 18 căn cứ để chứng minh kháng nghị giám đốc thẩm của Viện trưởng VKSND Tối cao đề nghị hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm là "không có căn cứ để chấp nhận".
Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải: Đề nghị thực nghiệm lại hiện trường Đại điện VKSND Tối cao đề nghị cần thực nghiệm lại hiện trường vụ án để xác định thời gian, thời điểm Hồ Duy Hải có mặt tại bưu điện lúc xảy ra án mạng. Ngày 7/5, phiên xét xử giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải bị kết án tử hình về tội "Giết người" và "Cướp tài sản" liên quan...