Nông nghiệp mất trắng 2 tỷ USD vì thiên tai
Tổng thiệt hại vì thiên tai trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2016 là 39 nghìn 400 tỷ đồng tương ứng gần 2 tỷ USD, con số thiệt hại này tăng gần 3 lần so với thiệt hại bình quân của những năm trước, đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến GDP sụt giảm.
Sáng 29.12, phát biểu tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương để triển khai nhiệm vụ kế hoạch kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017, ông Nguyễn Xuân Cường – Bộ trưởng Bộ NNPTNN cho biết: Năm 2016 là một năm khó khăn, thách thức nhất đối với nông nghiệp trong nhiều năm qua. Đầu năm thì trận rét lớn theo quan trắc đó là trận rét lịch sử trong 50 năm qua, khiến cho 14 tỉnh miền núi phía Bắc đã thiệt hại rất lớn về sản xuất nông nghiệp.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường.
Tiếp theo đợt hạn lịch sử ở miền Trung, làm cho 23 nghìn ha đất sản xuất không thể gieo trồng, rồi đợt hạn mặn của 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, có 8 tỉnh phải công bố thiên tai, chúng ta thiệt hại 1 triệu tấn lúa ở vùng này, có 1 triệu người ở vùng này và Nam Trung Bộ thiếu nước sạch, đó là mức độ tàn khốc. Ở chiều ngược lại, nước ta đón 5 đợt mưa lũ kéo dài kép ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. “Tổng thiệt hại về nông nghiệp năm 2016, 39 nghìn 400 tỷ đồng tương ứng gần 2 tỷ USD, con số thiệt hại vì thiên tai này tăng gần 3 lần so với thiệt hại bình quân của những năm trước, đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến GDP sụt giảm” – Bộ trưởng Cường cho hay.
Theo Bộ trưởng Cường, năm 2016 cũng là năm ngành nông nghiệp được sự quan tâm chỉ đạo từ TƯ, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, từ việc chỉ đạo ứng phó thiên tai, thúc đẩy sản xuất phục hồi, khích lệ đầu tư vào nông nghiệp. Theo Bộ trưởng Cường năm 2016, là năm có nhiều tập đoàn lớn về kinh tế đã nghiên cứu đầu tư vào nông nghiệp như Vingroup, Hòa Phát, Trường Hải…
Video đang HOT
Bên cạnh đó người nông dân cũng có nhiều mô hình sáng tạo trong sản xuất, từ trang trại, doanh nghiệp nhỏ. Theo thống kê, 6 tháng đầu năm nông nghiệp tăng trưởng âm 0,18%, nhưng đến 9 tháng cuối năm đã tăng lên 0,65% và hết năm tăng được 1,36%. “Chúng tôi cũng thấy các đồng chí lãnh đạo của các địa phương đã tập trung quyết liệt chỉ đạo cho tái cơ cấu nông nghiệp và thu hút đầu tư, chính vì những cố gắng đó năm 2016, thiệt hại do thiên tại đã giảm thiểu đến mức thấp nhất” – Bộ trưởng Cường nói.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng nêu rõ, năm 2017, khó khăn cho ngành nông nghiệp vẫn còn rất lớn. Đó là chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch đang quay trở lại, đặc biệt là ở các quốc gia nông sản Việt Nam đang xuất khẩu sang như EU, Hoa Kỳ; những chính sách hỗ trợ trực tiếp cho phát triển nông nghiệp của các quốc gia xung quanh Việt Nam cũng khiến cho sản phẩm nông nghiệp của chúng ta gặp khó khăn; vấn đề biến đổi khí hậu, năm 2016 xuất hiện hình thái rất mới của biến đổi khí hậu, với tình hình này thì công tác ứng phó sẽ gặp khó khăn; nguy cơ dịch bệnh trong chăn nuôi… Bộ trưởng Cường đề nghị các địa phương quan tâm, lường trước khó khăn để có giải pháp quản lý tích cực, hiệu quả.
Theo Danviet
Hai Bộ "bắt tay" thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Chiều nay (9/11), Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT đã ký kết Bản ghi nhớ về tăng cường phối hợp công tác thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản.
Thời gian qua, với sự nỗ lực của Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT cũng như các Hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp trong việc triển khai các biện pháp thúc đẩy sản xuất, đàm phán mở cửa và đa dạng hóa thị trường tiêu thụ, hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam đã đạt được kết quả đáng ghi nhận trong bối cảnh tình hình thị trường thế giới khó khăn.
Hai Bộ trưởng NN&PTNT và Công Thương cùng ký Bản ghi nhớ.
Theo số liệu do Tổng cục Hải quan công bố, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trong 10 tháng đầu năm 2016 tăng khá, đạt khoảng 23,92 tỷ USD, tăng 6,1%; trong đó, có 4 mặt hàng đã đạt kim ngạch trên 2 tỷ USD (thủy sản, rau quả, cà phê, hạt điều) và 7 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD.
Tại Lễ ký kết, hai Bộ trưởng cũng đã đánh giá lại công tác phối hợp giữa các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT trong suốt thời gian qua. Công tác phối hợp giữa hai Bộ đạt được những kết quả nhất định, đóng góp vào tăng trưởng xuất khẩu của nhóm hàng nông, lâm, thủy sản nói riêng và tăng trưởng xuất khẩu của cả nước nói chung; đặc biệt là trong công tác phối hợp tổ chức sản xuất đáp ứng theo nhu cầu thị trường; xây dựng phương án, nội dung đàm phán mở cửa thị trường trong các Hiệp định thương mại tự do; thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại; phối hợp triển khai các chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước; tổ chức kết nối cung - cầu tiêu thụ và bình ổn thị trường; tăng cường chống buôn lậu, kiểm tra, kiểm soát chất lượng nông, lâm, thủy sản và vật tư nông nghiệp; điện khí hóa nông nghiệp nông thôn, đầu tư đồng bộ các công trình đáp ứng yêu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp,...
Tuy nhiên, hiện nay, trước tình hình xuất khẩu chung của thế giới vẫn đang suy giảm với nhu cầu tiêu dùng thấp, tình trạng các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam có xu hướng quay lại tập trung vào thị trường nội địa, dẫn đến việc bảo hộ sản xuất trong nước thông qua các rào cản phi thuế quan ngày càng mạnh mẽ, làm hạn chế các lợi thế ưu đãi về thuế quan đối với nhóm hàng nông, lâm, thủy sản mà Việt Nam được hưởng trong các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương đã và đang ký kết.
Trước bối cảnh nêu trên, để phát huy vai trò quản lý nhà nước của hai Bộ trong giai đoạn mới và tăng cường hơn nữa sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị trực thuộc hai Bộ trong công tác triển khai thực hiện các giải pháp thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng trong khuôn khổ Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó tập trung nhấn mạnh vào công tác trao đổi thông tin, tháo gỡ rào cản phi thuế quan và mở cửa thị trường, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu và rộng như hiện nay.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã thống nhất ký kết Bản ghi nhớ về tăng cường phối hợp công tác giữa hai Bộ để thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2016 - 2020, kèm theo là Bản Kế hoạch triển khai một số nội dung về đàm phán tháo gỡ rào cản, mở cửa thị trường mà hai Bộ cần tập trung phối hợp thực hiện trong 2 tháng cuối năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017.
Trên cơ sở Bản ghi nhớ này, các đơn vị chức năng trực thuộc hai Bộ sẽ tăng cường phối hợp để triển khai thực hiện hiệu quả các giải pháp thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản trong giai đoạn 2016 - 2020, cụ thể trong các lĩnh vực sau:
Phát triển sản xuất theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng đáp ứng yêu cầu của thị trường; trao đổi thông tin, tháo gỡ rào cản phi thuế quan, mở cửa thị trường, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu; quản lý thị trường, chống buôn lậu, sản xuất hàng giả đối với vật tư nông nghiệp và hàng nông, lâm, thủy sản; đẩy mạnh cơ giới hóa, điện khí hóa nông nghiệp nông thôn; thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản, tăng cường quản lý và phát triển làng nghề; quản lý nhà nước và thống nhất chỉ đạo các địa phương.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Biến đổi khí hậu là cơ hội cho ngành nông nghiệp cải cách Ngành nông nghiệp Việt Nam đang trở thành ngành chịu tác động lớn nhất từ biến đổi khí hậu như hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng... Tuy nhiên, trong thách thức vẫn có cơ hội và Việt Nam cần nắm lấy điều này để biến thách thức, thành cơ hội cải cách nền nông nghiệp. Trong buổi gặp gỡ báo chí...