Nông nghiệp chuyển hướng tích hợp đa giá trị

Theo dõi VGT trên

Dịch COVID-19 kéo dài chưa biết hồi kết, lại thêm xung đột chính trị giữa các nước trên thế giới với diễn biến khó lường.

Đó là chưa kể đến những khó khăn luôn thường trực mà sản xuất nông nghiệp phải đối diện như: biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi

Nông nghiệp chuyển hướng tích hợp đa giá trị - Hình 1
Áp dụng cơ giới hóa trong thu hoạch lúa tại vùng đồng bào Chăm ở xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN

Thời gian này đã minh chứng cũng như củng cố thêm sức mạnh của nông nghiệp Việt Nam với các giải pháp phát triển sản xuất linh hoạt, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Chia sẻ về những nỗ lực cũng như những giải pháp ứng phó với những biến động trên, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh.

Dịch COVID-19 diễn ra trong hơn 2 năm qua, biến đổi khí hậu cộng thêm xung đột chính trị giữa các nước trên thế giới diễn biến khó lường; Thứ trưởng có thể cho biết, những yếu tố này ảnh hưởng đến việc bảo đảm an ninh lương thực của Việt Nam như thế nào?

Hơn 2 năm qua, kinh tế – xã hội của đất nước nói chung và nông nghiệp nói riêng gặp rất nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19, biến đổi khí hậu và gần đây là cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Những yếu tố trên đã gây ra một số tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp nước ta, ảnh hưởng đến mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Tác động trước hết là giá cả vật tư đầu vào như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi… tăng cao. Điều này dẫn đến chi phí sản xuất tăng trong khi tiêu thụ nông sản gặp khó.

Cùng với đó là chuỗi sản xuất, lưu thông cung ứng vật tư, hàng hóa phục vụ sản xuất lương thực, thực phẩm bị ảnh hưởng. Việc tiêu thụ sản phẩm nông sản kể cả trong nước và xuất khẩu bị gián đoạn, tác động trực tiếp đến sản xuất và thu nhập của người sản xuất.

Trước tình hình trên, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp triển khai đồng bộ và quyết liệt các giải pháp phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng hành của doanh nghiệp và nông dân cả nước, trong hơn 2 năm qua, nông nghiệp Việt Nam tiếp tục khẳng định vị trí là “trụ đỡ” cho nền kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, giữ vững ổn định xã hội trong lúc đất nước gặp khó khăn.

Điều đó đã được khẳng định trên kết quả cụ thể là: Năm 2020, giá trị sản xuất toàn ngành tăng 2,75%, năm 2021 tăng 2,9%. Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2020 đạt 41,2 tỷ USD, năm 2021 đạt 48,6 tỷ USD, vượt 6,6 tỷ USD mức Chính phủ giao. Năm 2021, sản lượng lúa đạt 43,86 triệu tấn, rau đậu các loại 18,6 triệu tấn, thịt hơi các loại 6,69 triệu tấn, sữa tươi gần 1,2 triệu tấn, trứng trên 17,5 tỷ quả, sản lượng thủy sản đạt 8,73 triệu tấn…

Thực tế, những bất ổn trên đang gây nên hệ lụy giá hàng hóa đầu vào sản xuất lương thực, thực phẩm tăng cao, xin Thứ trưởng phân tích những tác động tới ngành nông nghiệp và ngành có những giải pháp gì để ổn định thu nhập cho người nông dân?

Như đã đề cập ở trên, những bất ổn trên đã làm cho giá vật tư đầu vào phục vụ sản xuất lương thực, thực phẩm tăng cao. Điều này, dẫn đến một số hệ lụy, tác động trực tiếp tới ngành nông nghiệp nói chung và lĩnh vực sản xuất lương thực, thực phẩm nói riêng.

Video đang HOT

Đó là, giá vật tư đầu vào tăng, nhất là mặt hàng phân bón đã làm tăng chi phí sản xuất lương thực, thực phẩm. Giá vật tư đầu vào tăng dẫn đến yêu cầu nguồn vốn đầu tư sản xuất lương thực, thực phẩm tăng trong khi đó nguồn lực của doanh nghiệp và nông dân còn hạn chế.

Hiệu quả sản xuất lương thực, thực phẩm giảm do chi phí tăng trong khi tiêu thụ sản phẩm bị gián đoạn. Kết quả là thu nhập và đời sống của nông dân bị ảnh hưởng.

Để ổn định thu nhập cho người nông dân, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tập trung chỉ đạo điều chỉnh kế hoạch sản xuất linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn, hạn chế tối đa tác động tiêu cực của các yếu tố bất lợi nêu trên.

Bộ cũng phối hợp với Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan điều tiết cung – cầu, xuất, nhập khẩu các mặt hàng là “đầu vào” của ngành nông nghiệp; chỉ đạo các địa phương tăng cường kiểm tra chất lượng vật tư, niêm yết giá. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm thay thế vật tư nông nghiệp nhập khẩu.

Ngành nông nghiệp đẩy mạnh khuyến cáo nông dân áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến giảm chi phí đầu vào, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, gia tăng sử dụng phế phụ phẩm trong nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.

Bộ chỉ đạo các đơn vị tăng cường nghiên cứu, dự báo và thông tin thị trường; các địa phương mở rộng tổ chức chuỗi liên kết sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp; khuyến khích tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp trong nước sản xuất.

Ứng phó với những yếu tố bất thường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện nhiều giải pháp sáng tạo như thành lập hai Tổ công tác đặc biệt của Bộ để thúc đẩy thương mại nông, lâm, thủy sản; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nông dân, doanh nghiệp và góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Các đơn vị cũng đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tháo gỡ các rào cản thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu với những phương thức, cách làm linh hoạt.

Các cấp ngành luôn động viên nông dân tăng cường các hoạt động tạo nguồn thu từ khu vực phi nông nghiệp ở những nơi có điều kiện.

Nhờ thực hiện có hiệu quả những giải pháp trên, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn thời gian qua tiếp tục được đảm bảo. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2021 thu nhập bình quân đầu người/tháng khu vực nông thôn đạt khoảng 4,8 triệu đồng so với 6,3 triệu đồng ở khu vực thành thị.

Tại Nghị quyết số 34/NQ-CP ngày 25/3/32021 của Chính phủ về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030 có đặt vấn đề đẩy mạnh phát triển, cơ cấu lại sản xuất lương thực, gắn với thị trường. Trong khi đó thị trường thế giới luôn tiềm ẩn những bất ổn, vậy chúng ta cần làm gì để đạt được mục tiêu trên, thưa Thứ trưởng?

Để thực hiện mục tiêu đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và một phần cho xuất khẩu; nâng cao thu nhập cho người dân để bảo đảm tiếp cận được lương thực chất lượng, an toàn được nêu tại Nghị quyết 34/NQ-CP của Chính phủ, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cần tập trung triển khai hiệu quả Chiến lược Phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, nhấn mạnh đến việc đổi mới tư duy sản xuất, đó là chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy làm kinh tế nông nghiệp; tập trung vào nâng cao giá trị, hiệu quả, đa dạng theo chuỗi giá trị phù hợp với yêu cầu của thị trường.

Đồng thời, chuyển từ phát triển đơn ngành sang tích hợp đa ngành, từ “đơn giá trị” sang “tích hợp đa giá trị”.

Ngành nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất, thực hiện định hướng cơ cấu lại ngành theo 3 trục sản phẩm: cấp quốc gia, cấp tỉnh và địa phương. Mục tiêu chung là đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng lương thực, thực phẩm trong nước về số lượng, chất lượng và xuất khẩu một số sản phẩm.

Việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất lương thực, thực phẩm tiếp tục được quan tâm, nhất là các công trình thủy lợi cung cấp nguồn nước cho sản xuất; các công trình phòng, chống thiên tai bảo vệ kết quả sản xuất; các công trình phục vụ nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất…

Sự đầu tư vào nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến lương thực, thực phẩm cần được tăng cường. Trọng tâm là việc nghiên cứu chọn tạo giống; áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến; cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi, gắn với truy xuất nguồn gốc; ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa, ứng dụng công nghệ cao từ sản xuất đến thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm…

Ngành đổi mới hình thức tổ chức sản xuất lương thực, thực phẩm. Theo đó, tập trung tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình hỗ trợ phát triến kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ; đẩy mạnh liên kết vùng, liên kết giữa các địa phương trong sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm theo chuỗi giá trị.

Đi cùng với đó là việc tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách, điển hình như tập trung hoàn thiện chính sách đất đai, quản lý đất trồng lúa; chính sách tín dụng, thương mại hỗ trợ nông dân, các địa phương và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lương thực, thực phẩm, đặc biệt là lúa gạo.

Để đẩy mạnh phát triển hệ thống lưu thông và thị trường tiêu thụ lương thực, thực phẩm, chúng ta cần ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông; hệ thống kho dự trữ, bảo quản, chế biến sau thu hoạch; hệ thống thương mại… để người dân có cơ hội tiếp cận nguồn lương thực, thực phẩm.

Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Nông nghiệp Việt Nam: Thích ứng linh hoạt trước thách thức

Năm 2021, thiên tai, dịch bệnh "vây bủa", đặc biệt dịch Covid-19 đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, hoạt động xuất, nhập khẩu, tiêu thụ nông sản và khiến giá vật tư nông nghiệp tăng cao.

Tuy nhiên, nhờ thích ứng linh hoạt trước những thách thức mới, ngành Nông nghiệp đã đạt được kết quả rất đáng ghi nhận trên nhiều lĩnh vực như: Ứng dụng khoa học công nghệ; tiếp cận các hình thức thương mại cũng như các thị trường trong nước, quốc tế...

Nông nghiệp Việt Nam: Thích ứng linh hoạt trước thách thức - Hình 1

Năm 2022, ngành Nông nghiệp Hà Nội sẽ ban hành các chính sách để thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trong ảnh: Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất tại Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao Toàn Cầu (xã Phương Đình, huyện Đan Phượng).

Khẳng định vai trò "bệ đỡ"

Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Nguyễn Thị Hương nhận định: Vai trò của nông nghiệp đã được thể hiện rõ nét trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động tiêu cực lên toàn bộ nền kinh tế; khẳng định vai trò là "bệ đỡ" của nền kinh tế, vừa bảo đảm được an sinh, an dân, lại vừa đạt mức tăng trưởng cả năm 2,9%, đóng góp 13,97% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế.

Cũng về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết: Năm 2021, ngành Nông nghiệp tiếp tục cơ cấu lại sản xuất gắn với nhu cầu thị trường, tăng tỷ lệ sản phẩm nông, lâm, thủy sản có lợi thế và giá trị cao, bảo đảm an toàn thực phẩm... Thực hiện "mục tiêu kép" vừa thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, vừa phòng, chống dịch bệnh, ngành Nông nghiệp đã góp phần tích cực vào tăng trưởng, phát triển kinh tế cả nước; kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2021 đạt mức cao kỷ lục - hơn 48,6 tỷ USD, tăng 15% so năm 2020.

Theo Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Như Cường, trong năm 2021, các địa phương đã tăng cường sử dụng giống chất lượng cao và tổ chức sản xuất theo mô hình "cánh đồng lớn"; đồng thời đẩy mạnh áp dụng sản xuất theo quy trình VietGAP hoặc tương đương. Sản lượng lúa đạt trên 43,86 triệu tấn, tăng 1,1 triệu tấn so với năm 2020; sản lượng rau, đậu là 18,6 triệu tấn, tăng 325,5 nghìn tấn...

Còn Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) Tống Xuân Chinh thông tin: Năm 2021, chăn nuôi phát triển ổn định, đàn gia súc, gia cầm được phục hồi, đàn lợn ước đạt 28 triệu con, tăng 7,1% so với năm trước; đàn gia cầm đạt khoảng 525 triệu con, tăng 5,8%...; sản lượng thịt hơi các loại khoảng 6,69 triệu tấn, tăng 3,2%..., nhờ đó, bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho người tiêu dùng, góp phần ổn định giá cả thị trường...

Ở góc độ địa phương, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết: Năm 2021 sản xuất nông, lâm, thủy sản của Hà Nội tăng 3,46% so với năm trước. Sản lượng lương thực đạt 1,05 triệu tấn, tăng 0,9%. Chăn nuôi tăng trưởng mạnh, sản lượng thịt hơi các loại là 405.417 tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Các địa phương đã triển khai nhiều mô hình trình diễn sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao.

Nông nghiệp Việt Nam: Thích ứng linh hoạt trước thách thức - Hình 2

Thu hoạch trứng gà tại một trang trại chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn xã Tiên Dương (huyện Đông Anh).

Thích ứng an toàn, linh hoạt

Năm 2022, ngành Nông nghiệp tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh tác động của dịch bệnh cần thời gian dài để xử lý và tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất, tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu. Dịch Covid-19 đã làm thay đổi nhu cầu và phương thức tiêu dùng, đặc biệt là thị trường trong nước, đòi hỏi sự chuyển đổi phù hợp về tổ chức sản xuất cũng như cơ cấu lại các kênh phân phối, kết nối cung - cầu... Mặt khác, biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, cực đoan hơn, thiên tai diễn biến khó lường, hạn hán và xâm nhập mặn tiềm ẩn nhiều nguy cơ..., đòi hỏi ngành Nông nghiệp phải có giải pháp ứng phó kịp thời và chiến lược lâu dài để phát triển sản xuất, hạn chế thiệt hại.

Dù có nhiều khó khăn, nhưng năm 2022, ngành Nông nghiệp đề ra mục tiêu: Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 49 tỷ USD; tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 2,9-3%... Để đạt được mục tiêu nêu trên, ở góc độ doanh nghiệp, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Doveco) Đinh Cao Khuê đề nghị, Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương cần có giải pháp tạo điều kiện cho doanh nghiệp chế biến sâu các loại nông sản và đa dạng hóa sản phẩm chế biến trên thị trường. Cùng với đó, các ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; kéo dài thời gian vay vốn từ 8 đến 10 năm để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư vào trồng và chế biến nông sản.

Để đạt được mục tiêu chung của cả nước, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, năm 2022, ngành Nông nghiệp Hà Nội phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng 2,5-3%. Theo đó, ngành Nông nghiệp Thủ đô tiếp tục đổi mới phương thức tổ chức sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh tập trung, các sản phẩm đặc sản; hình thành các hợp tác xã là chủ thể để tổ chức sản xuất, phát triển sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị. Sở NN&PTNT tiếp tục đề xuất với thành phố ban hành các chính sách để thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; sơ chế, chế biến nông sản, nhất là chế biến sâu, bảo quản sản phẩm...

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, năm 2022, ngành Nông nghiệp sẽ thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh; đồng thời tập trung tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ hiệu quả người dân và doanh nghiệp. Cùng với đó là đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo các nhóm sản phẩm chủ lực, các ngành, lĩnh vực; đồng thời cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo vùng... Bộ NN&PTNT đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép rà soát, sửa đổi 87 văn bản trong lĩnh vực nông nghiệp; qua đó tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Đây chính là cơ sở để người nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp duy trì sản xuất, giúp nông nghiệp Việt Nam tăng trưởng trong năm 2022 và các năm tiếp theo.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hà Nội: Dùng xe bồn tưới cây giữa trời mưa tầm tã
11:07:27 24/06/2024
Cháy nhà ở Đà Lạt, 3 cháu bé t.ử v.ong
13:44:05 24/06/2024
Đề nghị cách chức nữ Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch sau vụ bị lừa hơn 170 tỉ đồng
13:16:03 23/06/2024
Vụ 2 máy bay suýt lao vào nhau: kiểm soát viên không lưu bị khởi tố điều tra
14:10:23 23/06/2024
Cơ quan chức năng ngăn chặn việc lợi dụng hình ảnh Thích Minh Tuệ
14:51:44 23/06/2024
Huế: Chùa Thuyền Lâm cháy dữ dội, nhiều đồ đạc khu vực chánh điện bị thiêu rụi
16:11:06 24/06/2024
5 em nhỏ Điện Biên đi bộ hơn 20km để bắt xe về quê
09:13:37 23/06/2024
Vì sao nữ Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch bị cách chức?
19:54:37 23/06/2024

Tin đang nóng

Thùy Lâm: Nàng hậu không sử dụng tên thật lúc đăng quang, "ở ẩn" suốt 15 năm
15:39:13 24/06/2024
Hằng Du Mục bị chồng làm khó dễ, buôn bán khó khăn, sống chật vật ở Trung Quốc?
15:08:55 24/06/2024
Mẹ chồng khen chị hàng xóm giỏi giang mỗi tháng kiếm được 50 triệu, tôi tức quá từ bếp xông lên trút hết nỗi lòng khiến bà co rúm
16:01:02 24/06/2024
Trộm 50 chỉ vàng ở đền Bắc Lệ bán lấy t.iền mua xe máy tặng bạn gái
14:54:01 24/06/2024
Pax Thiên hận Brad Pitt suốt đời vì 1 câu nói của mẹ nuôi Angelina Jolie?
15:49:53 24/06/2024
Thanh Hằng diện b.ikini bốc lửa nghỉ dưỡng cùng chồng nhạc trưởng
14:08:14 24/06/2024
Mỹ nam đẹp đến mê hoặc cưới mẫu n.ội y hạng B, bị đồn bắt vợ kém 22 t.uổi phục tùng mình
15:40:11 24/06/2024
Tôn Diệu Kỳ: Triệu Lệ Dĩnh xem như chị em lại đi nói xấu sau lưng, giờ chật vật
16:34:25 24/06/2024

Tin mới nhất

Liên tiếp xuất hiện 'hố tử thần' ở thành phố Cẩm Phả

17:12:28 24/06/2024
Địa phương đã nhanh chóng xử lý các hố sụt và lập hồ sơ, ra thông báo đến các hộ dân có nguy cơ ảnh hưởng di dời đến nơi khác để đảm bảo an toàn.

Xác định nguyên nhân ban đầu vụ cháy khiến 3 trẻ nhỏ t.ử v.ong tại Đà Lạt

17:10:03 24/06/2024
Đến khoảng 8 giờ 50 phút, người dân xung quanh phát hiện vụ hỏa hoạn tại căn nhà nên hô hoán mọi người đến ứng cứu nhưng do lửa cháy lớn nên không dập được.

Thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

16:55:40 24/06/2024
Hội thi nhằm tuyên truyền, nhân rộng mô hình Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy , điểm chữa cháy công cộng, thúc đẩy phong trào Toàn dân phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ cứu nạn trên địa bàn.

Hà Nội: Khẩn trương tiêu thoát nước các điểm ngập, úng sau trận mưa lớn

16:52:04 24/06/2024
Đặc biệt, theo ghi nhận của phóng viên, đến thời điểm 8 giờ 15 phút, do vẫn có mưa lớn kéo dài, đã xuất hiện một số điểm ngập úng sâu trên các phố Tân Xuân, Đội Cấn... gây khó khăn cho các phương tiện di chuyển qua khu vực này.

Sạt lở đất dự án cao tốc Bắc - Nam khiến 2 người thương vong

16:49:17 24/06/2024
Lãnh đạo xã Xuân Lộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh cho biết: 2 công nhân thi công dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn qua địa bàn xã bị đất đá sạt lở vùi lấp, 1 người đã t.ử v.ong.

Cháy xưởng giấy tại làng nghề Phong Khê, Bắc Ninh

16:44:53 24/06/2024
Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ tỉnh Bắc Ninh đã huy động lực lượng cùng 5 xe chữa cháy và một số máy cẩu tới dập lửa, sơ tán hàng hóa, máy móc ra khỏi khu vực cháy và khu vực có nguy cơ cháy lan.

Hà Nội: Đứt cáp vận thang, 10 người thương vong

16:00:20 24/06/2024
Cùng ngày, trao đổi với PV Báo CAND, ông Đỗ Văn Dương, Chủ tịch UBND xã Đông Yên thông tin, vụ việc xảy ra vào khoảng 19h10 ngày 18/6 tại địa bàn xã Đông Yên (huyện Quốc Oai, Hà Nội).

Cháy chùa Thuyền Lâm ở Huế, 200m2 chính điện bị thiêu rụi

11:41:16 24/06/2024
Vụ cháy chùa Thuyền Lâm (TP Huế) xảy ra trong đêm. Hậu quả, khu vực chính điện của chùa rộng gần 200m2 với nhiều đồ đạc bị lửa thiêu rụi.

Sạt lở khi thi công cao tốc, 1 nữ công nhân t.ử v.ong

11:31:51 24/06/2024
Khi đang trải bạt để đổ cát thi công cầu Ba Nái trên cao tốc Bãi Vọt - Hàm Nghi, đất đá trên đường sạt xuống khiến 1 nữ công nhân t.ử v.ong.

Mẫu thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước sẽ được cấp từ ngày 1/7

11:21:45 24/06/2024
Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành Thông tư 16/2024/TT-BCA quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước mới áp dụng từ ngày 1/7.

Tạm giữ tài xế lùi xe không đúng quy định khiến n.ữ s.inh t.ử v.ong

18:18:19 23/06/2024
Chiều 23/6, Cơ quan CSĐT Công an huyện Gò Dầu (Tây Ninh) đã bắt giữ Trần Quang (SN 1975, ngụ TP Tây Ninh) để điều tra, làm rõ hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng.

Người dân bức xúc vì mùi hôi thối từ nhà máy phân bón

17:55:05 23/06/2024
Từ thực tế trên, chính quyền địa phương và ngành chức năng cần vào cuộc quyết liệt hơn, yêu cầu nhà máy thực hiện nghiêm túc các giải pháp đã cam kết để chấm dứt tình trạng ô nhiễm, trả lại môi trường sống trong lành cho người dân.

Có thể bạn quan tâm

Tổng thống Venezuela tin tưởng vào mô hình phát triển mới

Thế giới

20:06:33 24/06/2024
Trong khi đó, Quỹ T.iền tệ quốc tế (IMF) và Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe (ECLAC) dự báo GDP của Venezuela sẽ tăng trưởng 4% trong năm nay.

Vì sao Friends vẫn là phim truyền hình đỉnh cao?

Hậu trường phim

20:05:10 24/06/2024
Trong cuộc trò chuyện giữa hai nữ diễn viên Jennifer Aniston và Quinta Brunson, ngôi sao của Friends đã chia sẻ lý do vì sao sau 30 năm, bộ phim vẫn được yêu thích.

Thần số học thứ 3 ngày 25/6/2024: Số 6 có nhiều năng lượng lạc quan, số 3 hơi nhạy cảm

Trắc nghiệm

20:01:35 24/06/2024
Tra cứu thần số học, thần số học ngày 25/6/2024 cho thấy ngày hôm nay là một ngày có nhịp độ nhanh hướng đến những người thích vận động và thích

Kieran Trippier dính chấn thương, đội tuyển Anh 'toang' cánh trái

Sao thể thao

20:01:21 24/06/2024
Theo The Telegraph, Kieran Trippier dính chấn thương bắp chân sau trận hòa Đan Mạch. Nguồn tin này tiết lộ, ngôi sao của Newcastle thực tế gặp vấn đề trước khi hội quân nhưng nén đau thi đấu trọn vẹn 2 trận

Trạm cứu hộ trái tim: 4 lần An Nhiên bị dạy dỗ cho "cứng họng"

Phim việt

20:00:17 24/06/2024
An Nhiên làm gì cũng tính toán kỹ lưỡng nên luôn tự tin tỏ ra trên cơ người khác nhưng thực tế không ít lần cô ta bị đáp trả cho cứng họng.

"Nữ thần gợi cảm" Moon Ga Young bất ngờ check-in Việt Nam

Sao châu á

19:51:02 24/06/2024
Vào ngày 24/6, người hâm mộ được phen bất ngờ khi nữ diễn viên Moon Ga Young gắn cờ Việt Nam vào bức ảnh selfie đăng trên story của cô.

Khoảnh khắc Taylor Swift ngất xỉu, được bạn trai "giải cứu" gây sốt

Nhạc quốc tế

19:47:34 24/06/2024
Trong đêm diễn The Eras Tour tại sân vận động Wembley (London, Vương quốc Anh) vào ngày 23/6 vừa qua, Taylor Swift đã có màn biểu diễn đặc biệt cùng bạn trai - cầu thủ bóng bầu dục Travis Kelce.

Khởi tố chủ hụi ở Bạc Liêu l.ừa đ.ảo gần 4 tỷ đồng

Pháp luật

19:37:16 24/06/2024
Để có t.iền lấp hụi, Quách Ngọc Bích (ngụ Bạc Liêu) mở nhiều dây hụi mới, mạo danh các hụi viên để hốt hụi dẫn đến mất khả năng chi trả, chiếm đoạt gần 4 tỷ đồng.

Tranh cãi bài viết "Bí quyết làm người thứ ba hạnh phúc", coi thường phụ nữ

Netizen

18:41:20 24/06/2024
Mới đây, trên MXH bất ngờ lan truyền một bài viết có tựa đề: Bí quyết làm người thứ ba hạnh phúc. Dù nội dung chưa được xác thực song hàng loạt cư dân mạng đã bày tỏ sự ngỡ ngàng, phẫn nộ với những điều tác giả đề cập trong bài viết này...

Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai tung teaser hoành tráng và đầy chiêu trò, BB Trần liền vào "đòi công lý"

Tv show

18:02:33 24/06/2024
Qua đoạn teaser, netizen dễ dàng nhận thấy các anh tài không chỉ hát hay nhảy trên sân khấu mà còn kèm thêm nhiều tài lẻ khác như chơi nhạc cụ, đấu võ, thậm chí có thể còn làm cả... ảo thuật.

VCS 2024 mùa Hè: Hủy diệt Team Secret, Vikings Esports thắng trận thứ hai

Mọt game

17:48:15 24/06/2024
Đối đầu đội tuyển mạnh Team Secret, Vikings Esports không gặp nhiều khó khăn để giành chiến thắng 2-0, theo đó giữ chuỗi bất bại tại VCS 2024 mùa Hè.