Nồng nàn hương vị các món mắm đặc sản Việt Nam
Mắm Việt Nam đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa ăn uống của người dân suốt bao đời. Từ những bữa ăn hàng ngày bình dị cho tới món ăn sang trọng trong các nhà hàng, mắm đều có thể biến tấu để trải nghiệm ẩm thực trở nên tuyệt vời hơn.
MẮM TÔM ĐẶC SẢN VIỆT NAM
Nói đến mắm Việt Nam, hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay tới mắm tôm bởi sự “kén” thực khách thưởng thức. Ngay cả đến chính người Việt, không phải ai cũng có thể thưởng thức món mắm đặc trưng của miền Bắc này.
Loại mắm Việt Nam này có mùi nồng riêng được tạo ra bởi quá trình lên men tôm và muối ăn. Ở Thanh Hóa – nơi mắm tôm được xếp vào hàng đặc sản, người ta chế biến loại gia vị từ những con moi biển, tạo nên đặc trưng thơm ngon hơn hẳn những vùng khác. Sau quá trình lên men, mắm tôm sẽ có màu tím và nâu, kết cấu có thể đặc, sệt hay lỏng.
Nổi tiếng nhất trên khắp Việt Nam có lẽ là món bún đậu mắm tôm. Vị mặn của mắm tôm còn rất hợp để ăn với những món ăn dân dã hàng ngày như cà pháo, gỏi rau muống, thịt luộc. Trong các món bún, nhất là bún riêu, mắm tôm cũng trở thành một gia vị không thể thiếu để khiến món ăn dậy mùi hơn.
MẮM THÁI MIỀN TÂY
Trong các loại mắm Việt Nam, có thể nói mắm miền Tây đa dạng và hấp dẫn nhất về cả phần nhìn lẫn hương vị. Mắm thái An Giang chính là một trong những đặc sản nổi bật nhất, được chế biến từ ruột cá lóc.
Video đang HOT
Thịt mắm cá lóc sau khi được thái nhỏ sẽ đem trộn với trái đu đủ còn xanh bào sợi, ướp thêm đường và gia vị. Để có được màu đỏ đẹp mắt, người ta có thể dùng thêm đường thốt nốt trong quá trình chế biến. Mắm Thái rất dễ ăn, nhưng ngon nhất khi thưởng thức cùng với bún tươi, rau xanh và thịt luộc. Những món ăn tưởng chừng như giản đơn nhưng chỉ cần có vị mặn thơm của mắm Thái đã trở nên tuyệt vời biết bao nhiêu!
MẮM TÉP – LỰA CHỌN HOÀN HẢO CÙNG CƠM TRẮNG
Mặc dù tép là một loại giáp xác cùng họ với tôm nhưng hương vị của mắm tép lại dễ ăn và hấp dẫn hơn rất nhiều. Tép sau khi bắt về được rửa sạch kỹ càng, trộn với muối và bột gạo rang nghiền thánh thính gạo. Sau khi trộn đều các nguyên liệu sẽ được ủ trong hũ kín khoảng 1 tháng thì có thể thưởng thức.
Loại mắm Việt Nam này có màu đỏ hồng tươi đặc trưng vô cùng bắt mắt. Mắm tép có thể ăn trực tiếp như một loại thức ăn hàng ngày trên bữa cơm. Món này đã trở thành đặc sản ở nhiều vùng miền với nhiều biến tấu khác nhau, nổi bật và được nhiều người biết đến nhất chắc hẳn là món mắm tép chưng thịt ở Hà Nội.
MẮM CÁY – LOẠI MẮM VIỆT NAM DÂN DÃ
Mắm cáy là loại mắm Việt Nam không mấy xa lạ với những ai yêu mến hương vị ẩm thực của vùng duyên hải đồng bằng Bắc Bộ, được làm từ cáy – một loại cua đặc trưng của vùng này. Mắm cáy có màu nửa xanh, nửa nâu, tuy không quá hấp dẫn về phần nhìn nhưng bù lại rất thơm và có khả năng nâng tầm bất cứ món ăn nào.
Cáy được rửa sạch, lột yếm và bóc trứng sau đó giã nhuyễn và trộn với muối. Trải qua 10 ngày ủ kín, người ta đem mắm ra phơi thêm một tuần lễ. Sau đó, trộn thêm thính gạo và men rượu để khử bớt mùi hôi của cáy. Kỳ công là vậy nên món mắm Việt Nam này mới sở hữu hương vị thơm nồng đặc biệt, khi ăn với rau luộc hay cà muối, mắm cáy là chất xúc tác cực kỳ đưa miệng. Bún mắm cáy với thịt ba chỉ luộc và rau kinh giới cũng là món ăn quá đỗi nổi tiếng trên khắp cả nước.
MẮM NHUM ĐỘC LẠ
Nhum, hay còn được biết đến với cái tên cầu gai hay nhím biển là một món hải sản ngon lành đặc biệt dễ tìm ở Bình Định. Thế nhưng, hiếm ai biết người dân nơi đây còn có cách chế biến thành món mắm Việt Nam vô cùng thú vị. Trong quá khứ, mắm nhum được dùng để tiến vua, là món ăn sang trọng không phải ai cũng dễ dàng thưởng thức được.
Nhum sau khi bắt về và làm sạch sẽ được khoét lấy ruột và ủ cùng gia vị. Mắm nhum có vị đậm đà, ngọt thơm, chỉ cần thêm tỏi, tiêu, nó có thể trở thành thứ nước chấm làm vừa miệng bất cứ ai. Người Bình Định có câu nói: “Đã là mắm nhum thì ăn với món gì cũng ngon”. Nhưng người dân Bình Định thích nhất ăn mắm Việt Nam từ nhum với rau sống, thịt ba chỉ luộc cuốn bánh tráng.
MẮM RUỐC ĐẬM ĐÀ
Thoạt nhìn, mắm ruốc rất dễ bị nhầm lẫn với mắm tôm, thế nhưng loại mắm Việt Nam này lại có màu sắc đậm đà hơn và mùi thơm đặc trưng, không tanh nồng. Mắm ruốc thường được sử dụng như một loại gia vị trong chế biến và ít khi dùng làm nước chấm.
Mắm ruốc được làm từ con ruốc (hay con tép moi) thường sống ở vùng nước lợ hay nước mặn, là món đặc sản của người miền Trung. Món này thực tế rất dễ chế biến, chỉ cần đem xào ruốc tươi với muối hạt, sau đó đem phơi nắng và giã nhuyễn cùng muối. Trải qua thời gian 6 tháng ủ kín, mắm lên men chua và con ruốc chuyển màu đỏ là có thể sử dụng được. Quá trình ủ lâu dài này khiến cho mắm ruốc có các protein và axit amin có lợi cho hệ tiêu hóa của con người.
ĐẶC SẢN MẮM RƯƠI
Chả rươi thì nhiều người đã biết, thế nhưng bạn đã thưởng thức món mắm rươi bao giờ chưa? Mắm rươi là một trong những món ngon nổi tiếng của ngư dân ven biển và người Hà Nội một thời, dùng để ăn kèm các loại rau, thịt luộc, tôm he thì quả thật không gì sánh bằng.
Loại mắm Việt Nam nổi tiếng ở vùng Trà Vinh có hương vị tươi ngon đậm đà. Công thức chế biến mắm rươi của người dân Trà Vinh rất đơn giản, chỉ gồm rươi, muối ăn, nước sạch. Lượng nước được cho vào để khiến hũ rươi cho ra thành phẩm dạng lỏng. Ở một số tỉnh phía Bắc, mắm rươi có thêm cả vỏ quýt, gừng, muối rang vàng, rượu nếp và thính gạo. Mắm rươi được ăn một cách đơn giản bằng cách vắt thêm ít chanh, dầm tí ớt đã có thể dùng làm nước chấm cho các loại thức ăn rất ngon miệng, thậm chí chỉ trộn với cơm nguội ăn cũng rất ngon.
Mặc dù mắm Việt Nam là một loại thực phẩm quen thuộc trong văn hóa ẩm thực, thế nhưng bạn hãy lựa chọn những địa điểm mua mắm chất lượng bởi nếu chỉ cần một sơ xuất trong khâu chế biến cũng có thể khiến mắm sản sinh những vi khuẩn có hại cho sức khỏe.
Mì Quảng, bê thui Cầu Mống, cơm gà Hội An vào top món ăn đặc sản Việt Nam
Các món ăn này vừa được Hội kỷ lục gia Việt Nam công bố lọt vào top 100 món ăn đặc sản Việt Nam. Cùng với đó, ba món mực cơm biển ngang, phở sắn Đồng Phú và gà tre Đèo Le của Quảng Nam lọt vào Top 100 đặc sản quà tặng Việt Nam 2020 - 2021.
Theo Hội kỷ lục gia Việt Nam, các món ăn đặc sản và đặc sản quà tặng được chọn vào Top 100 sẽ được cấp chứng nhận Top 100 món ăn đặc sản Việt Nam (2020-2021) và Top 100 đặc sản quà tặng Việt Nam (2020 - 2021).
Nước lèo có độ đậm đặc của tôm giã nhuyễn và những nguyên liệu đặc trưng vừa đủ độ béo, đậm, ngọt tạo nên hương vị riêng của Mì Quảng.
Cả ba món mì Quảng, bê thui và cơm gà Hội An hiện nay có thể nói là không còn quá xa lạ với nhiều người Việt. Trong đó, ngoài các tỉnh, thành khu vực miền Trung, nhất là tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng thì mì Quảng cũng xuất hiện khá nhiều ở TPHCM và một số tỉnh thành phía Nam.
Với món bê thui, đây không phải là món lạ với nhiều người nhưng theo đánh giá của giới sành ăn và các blogger chuyên về ẩm thực, tại Quảng Nam, món bê thui Cầu Mống nổi tiếng bởi người dân nơi đây có một bí quyết riêng về nước chấm, cách thui bê mà không nơi nào có được.
Với món cơm gà Hội An, theo đánh giá của trang chuyên về du lịch - ẩm thực Lữ Hành Việt Nam, một điểm nổi bật của món này là thực khách khi ăn luôn cảm nhận được hương vị rất riêng, không lẫn với bất kỳ món cơm gà ở các nơi khác vì hương vị mặn mà, cay nồng đặc trưng cho ẩm thực miền Trung.
Trưa nay ăn gì: cơm chiên mắm ruốc kiểu Thái Công thức làm cơm chiên theo kiểu mới, sử dụng mắm ruốc Thái Lan khiến mỗi hạt cơm đều áo lớp mắm nâu nhẹ, mằn mặn và thơm lừng. Món sẽ càng ngon hơn khi ăn cùng tôm khô, lạp xưởng, dưa leo, dứa... giúp cân bằng các hương vị trên đĩa cơm. Ảnh minh họa: CookyTV Cơm chiên là món quen thuộc...