“Nóng” mức đóng bảo hiểm xã hội mới để có lương hưu tối đa
Đề xuất lịch nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần, hướng dẫn mức đóng bảo hiểm xã hội để có lương hưu tối đa , bạo hành trong hôn nhân của người đẹp và đại gia… là những thông tin nổi bật tuần qua.
“Bộ Lao động đóng góp lớn với việc cải cách tiền lương”
Nêu ý nghĩa việc tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế là để cải cách chế độ tiền lương hiệu quả , Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, Bộ LĐ-TB&XH đóng góp lớn với việc cải cách tiền lương.
Đây là nội dung được Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Hòa Bình – Chánh án TAND tối cao trao đổi tại cuộc làm việc của đoàn khảo sát về quản lý biên chế của Trung ương với Bộ LĐ-TB&XH chiều nay, 30/11.
Đánh giá hoạt động quản lý biên chế của Bộ LĐ-TB&XH, ông Nguyễn Hòa Bình xác định, việc tinh giản biên chế ở các cơ quan thuộc Bộ thời gian qua khá tốt, trong đó có việc giảm biên chế nhưng vẫn tăng được hiệu quả, chất lượng và tính tự chủ của các trường Đại học trực thuộc Bộ.
Bên cạnh quản lý tốt biên chế, qua quan sát, theo ông Bình, thời gian qua, Bộ LĐ-TB&XH đã đề xuất được rất nhiều chủ trương, chính sách an sinh tốt, đi cùng với đó là đôn đốc thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ người dân trong đại dịch Covid-19. Các chính sách, hoạt động được nhân dân ghi nhận…
Tình trạng lao động trẻ em để lại hậu quả nặng nề
Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà trước vấn nạn sử dụng lao động trẻ em trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà cho biết: “Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ 2 trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Việt Nam cũng đã phê chuẩn Công ước số 182 của ILO về việc cấm và những hành động tức thời để loại bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, Công ước số 138 của ILO về tuổi tối thiểu làm việc”.
Tuy nhiên, việc phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. “Lao động trẻ em tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp, đây là những nơi khó can thiệp. Đặc biệt, công tác thanh tra, kiểm tra tình trạng lao động trẻ em còn gặp khó khăn trong hộ gia đình, các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, khu vực phi chính thức và có nguy cơ cao tham gia chuỗi cung ứng”, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH bày tỏ…
Chốt đề xuất lịch nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022
Lịch nghỉ Tết Nhâm Dần 2022 được Bộ LĐ-TB&XH đề xuất với 1 ngày nghỉ trước Tết và 4 ngày nghỉ sau Tết. Cùng với 4 ngày nghỉ của 2 cuối tuần liền kề trước – sau, đợt nghỉ Tết sẽ kéo dài 9 ngày.
Như vậy, công chức, viên chức nghỉ Tết Nguyên đán năm 2022 với 5 ngày liên tục từ thứ Hai (ngày 31/1/2022 Dương lịch) đến hết thứ Sáu (ngày 4/2/2022 Dương lịch), tức là ngày 29 tháng Chạp năm Tân Sửu đến hết ngày mùng 4 tháng Giêng năm Nhâm Dần.
Cũng căn cứ theo đề xuất này, chuỗi 5 ngày nghỉ Tết (từ thứ Hai tới thứ Sáu) sẽ liền kề với ngày nghỉ cuối tuần của 2 tuần trước và sau đó. Do vậy, công chức và viên chức sẽ có 9 ngày nghỉ trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán, gồm: 5 ngày nghỉ theo Luật Lao động và 4 ngày nghỉ cuối tuần của 2 tuần trước – sau…
Từ 2022, đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm để có lương hưu tối đa?
Video đang HOT
Theo Luật Bảo hiểm xã hội, từ năm 2022, để nhận được lương hưu tối đa 75% , lao động nam cần đóng bảo hiểm xã hội đủ 35 năm và lao động nữ cần đóng đủ 30 năm.
Theo Điều 74 của Luật BHXH, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau: Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm; Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm…
Bạo hành trong hôn nhân của người đẹp và đại gia: Vì đâu nên nỗi?
Không ít hoa hậu, người đẹp chịu bi kịch của bạo hành gia đình mà phải giấu thời gian dài, không thể lên tiếng do sợ đàm tiếu, ngại đối mặt khi “lộ” cuộc sống cá nhân trước dư luận.
Một chuyên gia về bình đẳng giới của Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) cho hay: “Việc bạo hành gia đình không thể chấp nhận trong xã hội hiện đại dù dưới bất kỳ lý do gì. Người đẹp hay hoa hậu được xã hội thừa nhận về các quy chuẩn nào đó. Nhưng suy cho cùng họ vẫn là con người, vẫn được mặt nọ, không hoàn thiện mặt kia và xét cho cùng vẫn là phụ nữ, là phái yếu và cần được xã hội bảo vệ. Người vợ, người mẹ không nên chấp nhận hoặc nhịn nhục khi bị chồng bạo hành, vì lý do “đóng cửa bảo nhau”, “trong ấm, ngoài êm”…”…
Lý do F0 cách ly ở nhà sau 19/11 không được hưởng chế độ ốm đau
Nhiều người lao động là F0 tự cách ly ở nhà sau 19/11 bất ngờ nhận thông báo sẽ không được hưởng chế độ ốm đau do Bảo hiểm xã hội chi trả.
Thời gian qua, cơ quan BHXH đã tiếp nhận, giải quyết chế độ chính sách bảo hiểm đối với người lao động điều trị Covid-19 theo tinh thần của Công văn 2321 ngày 3/8/2021 của BHXH Việt Nam gửi Bộ Y tế.
Nhưng tới ngày 19/11/2021, Bộ Y tế có Công văn trả lời số 1492/KCB-PHCN&GĐ về việc cấp hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm ốm đau đối với người lao động.
Theo đó, đối với các hồ sơ, giấy tờ không theo mẫu quy định tại Thông tư số 56/2017/TT-BYT do các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã cấp cho người lao động thì hướng dẫn người lao động hoàn thiện hồ sơ và xem xét, giải quyết chế độ BHXH theo đúng các quy định của pháp luật…
Cha, mẹ mất vì Covid-19, nhiều trẻ mồ côi đối diện nỗi lo cơm áo, thất học
Đại dịch Covid-19 đã cướp cha, mẹ, mái ấm của nhiều trẻ nhỏ, khiến các em rơi vào nghịch cảnh, khốn khó. Không ít trẻ mồ côi đang đối diện nỗi lo cơm áo, thất học.
Cháu Danh Hoàng Phát (SN 2019) ở xã Hưng Phú, huyện Phước Long (tỉnh Bạc Liêu) có cha mất vì Covid-19. Mẹ cháu đã bỏ đi khi bé mới 5 tháng tuổi. Cháu hiện sống với bà nội trong cảnh khó khăn, thiếu thốn khi bà nội bị bệnh, không có thu nhập.
Cha cháu Phát là anh Danh Hoàng Hận (38 tuổi) đi làm công nhân ở TPHCM. Đợt dịch vừa rồi, anh Hận không may mắc Covid-19 rồi mất, đến nay đã được gần 100 ngày. Lúc còn sống, anh Hận đi làm xa quê để kiếm tiền gửi về nuôi mẹ, nuôi con…
Lựa chọn day dứt sau 23 năm của điều dưỡng giữ kỷ lục thiện nguyện Việt Nam
Sau nhiều tháng ròng rã vừa chống dịch vừa hoạt động thiện nguyện, sức khỏe bị ảnh hưởng rõ rệt, kỷ lục gia Châu Thành Toàn đứng trước lựa chọn khó khăn giữa công việc và đam mê.
Hơn 23 năm liên tục làm tình nguyện, anh gặp gỡ hàng nghìn mảnh đời bất hạnh trải dài khắp đất nước, chứng kiến không ít những mất mát, đau thương. Nhưng theo anh Toàn, khoảng thời gian chống dịch vừa qua khiến anh có những cảm xúc day dứt, khó quên nhất trong đời.
Năm 2020, anh Châu Toàn được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao tặng bằng xác lập Top kỷ lục thiện nguyện Việt Nam, để vinh danh những đóng góp của anh với 22 năm liên tục làm thiện nguyện (từ khi 15 tuổi)…
Khi hàng thủ công của người mù sang Pháp
Theo ông Lê Văn Lộc, Chủ tịch Hội Người mù tỉnh Thừa Thiên Huế, một số hội viên sau khi được Hội đào tạo, cùng với sự hỗ trợ của gia đình, đã đứng ra khởi nghiệp thành công như hội viên Mai Thị Kim Anh, Nguyễn Thị Trang, Nguyễn Tiến Đạt… qua đó đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho bản thân , những người đồng tật, khẳng định sự đóng góp cho xã hội.
Ngoài việc tạo việc làm cho người mù với những ngành nghề như xoa bóp, sản xuất tăm tre, chổi đót, hương trầm, Hội đã ký hợp đồng với công ty ươm giống cây trồng lâm nghiệp bên Pháp để đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế. Hội đã xuất khẩu gần 860.000 sản phẩm mành tre đan sang Pháp với tổng giá trị hơn 4 tỷ đồng…
Cô gái khuyết tật chụp ảnh nude: “Em không ngại anh nhé!”
“Nhân ngày 3/12 (Ngày Quốc tế Người khuyết tật) sắp tới, mình chủ động liên lạc với nhiếp ảnh gia Thái Phiên – một người đã có thâm niên hơn 30 năm chuyên chụp ảnh nude cho các người mẫu, hoa hậu – để chụp bộ ảnh nude đặc biệt này “, nữ nhà văn khuyết tật Trần Trà My kể về bộ ảnh nude nghệ thuật gồm 3 bức của mình.
Tác giả cuốn sách “Tin vào điều tử tế” tái bản nhiều lần chia sẻ, đây là lần đầu tiên nhiếp ảnh gia Thái Phiên nhận lời chụp ảnh nude cho một cô gái có khuyết tật chứ không phải những đường cong quyến rũ. Trong quá trình thực hiện bộ ảnh, có lúc nhiếp ảnh gia cũng căng não, lo lắng nhưng chính cô gái lên tiếng động viên: “Em không ngại anh nhé!”…
700.000 người rút bảo hiểm xã hội: "Hưởng một lần", lo cả đời!
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến hết tháng 10/2021, cả nước có hơn 700.000 người tham gia bảo hiểm đã rút tiền bảo hiểm để hưởng một lần.
Con số được coi là đáng báo động và gây lo ngại.
Vì đâu người dân rút tiền bảo hiểm?
Theo lý giải của một số chuyên gia về bảo hiểm, người dân đi rút tiền bảo hiểm để hưởng "tiền tươi" hầu hết xuất phát từ cuộc sống khó khăn, mất việc, thậm chí không nhìn thấy cơ hội được làm việc, đóng bảo hiểm tiếp theo.
Theo chị Nguyễn Thị Kim Thoa, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội việc rút tiền bảo hiểm một lần có số tiền lớn, nhưng đây là bài học mà chị này rất đau xót.
Hiện tượng rút bảo hiểm xã hội gia tăng vì người dân khó khăn, không thấy cơ hội đóng góp thêm để được hưởng lương hưu (Ảnh minh họa).
Theo chị Thoa, dù tham gia bảo hiểm xã hội 13 năm khi làm công nhân tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Hà Nội), nhưng do mong muốn buôn bán cùng gia đình nên chị rút số tiền bảo hiểm về để lấy vốn làm ăn.
"Số tiền rút về cũng được kha khá, đủ gom góp làm ăn, nhưng mở cửa hàng đồ ăn thì hai năm nay gặp dịch nên mất trắng. Trong khi đó, khoản chi phí cho thăm khám bệnh vẫn phải tự lo 100% chứ không được bảo hiểm như trước", chị Thoa phân trần.
Chị Thoa chia sẻ bài học xương máu: "Đáng lẽ bình tĩnh hơn, tôi xin nghỉ và vẫn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì vừa đảm bảo được hỗ trợ thăm khám chữa bệnh, vừa cơ hội lương hưu khi về già. Bây giờ sai một ly, đi một dặm".
Thực tế, đại đa số trường hợp rút bảo hiểm xã hội đều xuất phát từ việc cuộc sống khó khăn, nhìn thấy số tiền bảo hiểm đóng là so với mục đích sử dụng của mình hiện nay phù hợp và có thể xoay sở được.
Anh Nguyễn Anh Viên, chuyên viên bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Hà Nội cho biết: "Những người đến rút bảo hiểm thường được chúng tôi tư vấn rất kỹ về giải pháp chọn giữ hoặc đóng tiếp bảo hiểm. Nhưng một khi họ đã quyết rút tiền làm việc gì đó sẽ rất khó can ngăn, chúng tôi chỉ dừng lại ở giới hạn tư vấn".
Anh Viên nói thêm, đa phần người rút bảo hiểm về thuộc diện khó khăn, có việc quá cần thiết, xác định rút tiền về để trang trải chứ ít ai nghĩ đến chuyện làm của để dành hoặc duy trì đóng tiếp.
"Khi họ rời khỏi công ty, doanh nghiệp, không còn được người sử dụng lao động hỗ trợ đóng một phần bảo hiểm cho, giờ xác định đóng 100% số tiền bảo hiểm tự nguyện, lại gặp cảnh cuộc sống khó khăn... họ luôn có tâm lý rút tiền về. Chúng tôi thường vận động họ về tương lai, tư vấn họ đóng mức phù hợp để sau này có chế độ. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn rút vì ý định cá nhân nên đành chịu", anh Viên cho hay.
Chính sách mở, lao động tự do cũng có lương hưu
Tuy nhiên, về góc độ chuyên gia, một số người cho rằng, sở dĩ người tham gia bảo hiểm rút tiền về là do sự kém hấp dẫn của bảo hiểm, gánh nặng cuộc sống và niềm tin vào lương hưu.
Chính sách bảo hiểm hiện thông thoáng, người lao động khi bị dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, có điều kiện đóng bảo hiểm tự nguyện, hưởng lương hưu khi về già (Ảnh minh họa).
"Có trường hợp người tham gia bảo hiểm chỉ được đóng được thời gian ngắn từ 3-5 năm, tương lai họ xác định không đi làm công ty, nhìn thấy còn hàng chục năm phải đóng nữa nên họ ngại, họ rút. Cũng có trường hợp đóng trên 10 năm, số tiền tích lũy bảo hiểm khá lớn, họ có nhu cầu tiền để làm việc riêng nên quyết định rút tiền về. Phải nhìn nhận thẳng là, không ai đóng bảo hiểm khi thời gian đã đóng từ 18-20 năm lại đi rút tiền về", chuyên gia nói.
Về giải pháp hạn chế người lao động rút bảo hiểm xã hội bắt buộc, vị chuyên gia này cho rằng: "Bên cạnh việc tuyên truyền chế độ an sinh, hưu trí, tử tuất và các lợi ích của bảo hiểm xã hội. Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện cần được phổ biến rộng rãi đến mọi tầng lớp nhân dân, mở rộng các đối tượng bảo hiểm, các mức đóng góp, hỗ trợ hợp lý cho người tham gia".
Theo bà Đoàn Thị Thúy Vân, Phó trưởng Phòng truyền thông và phát triển đối tượng, Bảo hiểm xã hội TPHCM, hiện nay, cơ chế đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đã rất thông thoáng, như việc cho phép đóng một lần cho nhiều năm về sau (không quá 5 năm) và cho phép đóng một lần cho số năm còn thiếu (không quá 10 năm).
Thực tế, chính sách đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mở ra cho mọi đối tượng được tham gia đang xóa nhòa khoảng cách trong xã hội. Ngay cả lao động tự do, lao động nông nghiệp cũng được đóng bảo hiểm, điều này cần được phổ biến rộng rãi để mọi người dân có cơ hội được tham gia, hưởng chế độ khi về già.
Thanh tra làm rõ vụ người chết vẫn đi khám chữa bệnh Liên quan đến việc người chết vẫn phát sinh chi phí khám chữa bệnh, Thanh tra Sở Y tế Thanh Hóa đã làm rõ và xử phạt nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm. Cụ thể, đầu tiên là trường hợp bệnh nhân L.T.H. có mã thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) là HT2383820220701 đã qua đời từ ngày 8/10/2020, nhưng đến năm...