Nóng: Gia Lai lên kế hoạch giải cứu 14.000 tấn khoai lang Nhật
UBND tỉnh Gia Lai vừa chỉ đạo ngành nông nghiệp tìm giải pháp, đưa doanh nghiệp xuống đồng giải cứu 700ha khoai lang Nhật không có người thu mua tại huyện Phú Thiện.
Ngày 28.2, trao đổi với Dân Việt, ông Đoàn Ngọc Có – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai cho biết UBND tỉnh vừa chỉ đạo Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các ngành liên quan, UBND huyện Phú Thiện kiểm tra việc hàng trăm héc ta khoai lang Nhật trồng ở huyện Phú Thiện đến mùa thu hoạch nhưng không có người thu mua. Từ đó có hướng xử lý nhằm ổn định đời sống, sản xuất cho người dân.
Ngành nông nghiệp Gia Lai lên kế hoạch đưa doanh nghiệp xuống đồng giải cứu khoai lang giúp nông dân. Ảnh: L.K
Theo ông Có, Sở NN&PTNT đang triển khai rất khẩn trương, đã mời gọi các doanh nghiệp thu mua khoai lang. Theo kế hoạch, ngày 1.3 đoàn liên ngành do Sở NN&PTNT chủ trì cùng với các Sở Công Thương, Kế hoạch – Đầu tư, Khoa học Công nghệ… và Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Gia Lai, Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (có nhà máy chế biến đặt tại huyện Mang Yang, Gia Lai) sẽ đi thực tế, tìm đầu ra giúp dân.
Đồng thời, Sở cũng đã chỉ đạo Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm thủy sản liên kết với Ban An toàn thực phẩm TP. Đà Nẵng giới thiệu các doanh nghiệp có nhu cầu thu mua khoai lang giúp dân.
Về diện tích khoai lang chờ “giải cứu”, ông Bùi Trọng Thành – Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phú Thiện cho biết: “Toàn huyện hiện có hơn 700ha khoai lang Nhật với năng suất trung bình 20 tấn/ha, tương đương sản lượng 14.000 tấn đang đến vụ thu hoạch nhưng không có đầu ra, bà còn vẫn để trên đồng, chưa thu hoạch. Huyện đã kết nối doanh nghiệp đến thu mua nhưng chưa có kết quả, trước đây có doanh nghiệp đặt cọc hứa thu mua khoai lang nhưng không hiểu sao đến mùa lại không thấy”.
Nhiều hộ dân chấp nhận lỗ đã bán tháo khoai lang vì sợ càng để lâu càng thiệt hại nặng. Ảnh: Lê Kiến
Video đang HOT
Hiện nay, tại huyện Phú Thiện có 2 địa phương trồng khoai lang Nhật nhiều nhất là xã Chư A Thai (khoảng 300ha) và xã Ia Sol (300ha).
Ông Phạm Văn Quyến – Chủ tịch UBND xã Ia Sol cho biết: “Mấy hôm nay tới vụ thu hoạch mà không có người đến thu mua nên người dân rất lo lắng, có hộ phải tự xoay sở, thuê xe chở đi các thành phố lớn để bán dần. Năm ngoái bà con trồng 80ha, năm nay nghĩ giá sẽ lên khoảng 13.000 -14.000 đồng/kg nên bà con trồng rất nhiều, bỏ qua khuyến cáo của địa phương. Nếu trong vòng 10 ngày nữa không thu hoạch kịp thì khoai sẽ bị sùng, hư hỏng. Hiện khoai lang đẹp bán ngay tại vườn chỉ đạt 2.000 đồng/kg, mặc dù lỗ nhưng bà con vẫn buộc phải bán. Nếu có doanh nghiệp chịu đứng ra mua giá cao thì may ra nông dân mới đỡ thiệt”.
Theo Danviet
Đau xót: Nguy cơ bỏ thối, làm phân xanh hơn 600ha khoai lang Nhật
Mặc dù đã tới thời vụ thu hoạch, nhưng hơn 600 ha khoai lang Nhật của nông dân huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai vẫn không tìm được đầu ra khiến khoai thu hoạch về mọc mầm, hư thối. Nhiều nông dân lâm cảnh đứng ngồi không yên, buộc phải cày bỏ khoai lang để kịp xuống giống lúa vụ xuân.
"Mắc kẹt" với cây khoai lang
Được biết đến là vùng chuyên canh các loại cây công nghiệp chủ lực như cà phê, hồ tiêu, cao su..., những năm gần đây, do giá cà phê, hồ tiêu, cao su đều giảm mạnh, tiêu thụ bấp bênh nên nông dân Gia Lai đã tìm hướng chuyển sang các loại cây trồng khác, nhất là khoai lang Nhật vì được giá.
Tuy nhiên, vụ này nhiều hộ gia đình đang phải đối mặt với nguy cơ mất trắng, thua lỗ nặng bởi giá xuống thấp và không có người thu mua.
Nhiều hộ dân ở huyện Phú Thiện đầu tư trồng khoai lang với diện tích lên tới vài hecta, nhưng hiện nay giá khoai lang đang rớt mạnh, tiêu thụ rất chậm nên bà con lo lắng đứng ngồi không yên. Ảnh: Trần Hiền
Đến giờ đã quá thời vụ thu hoạch gần 2 tuần, song 3ha khoai lang Nhật của gia đình anh Trần Văn Tuyến (thôn Kim Môn, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện) vẫn chưa biết bán cho ai, trong khi đó, nhiều củ khoai đã bắt đầu mọc mầm, bị hỏng. Anh Tuyến phải đem bán lẻ ở các chợ với giá 5.000 đồng/kg khoai to, 1.500 đồng/kg khoai loại nhỏ.
Tuy vậy, tư thương vẫn tìm cách chê ỏng chê eo, chỉ lựa mua củ đẹp nên anh Tuyến chỉ bán được một phần, 2/3 diện tích khoai còn lại buộc phải cày nát để kịp trồng lúa vụ xuân. Trong khi đó, anh Tuyến cho biết chi phí đầu tư cho mỗi ha khoai lang Nhật lên tới 50 - 60 triệu đồng.
Thôn Kim Môn, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện có hơn 100 hộ dân trồng khoai lang Nhật, nhưng tới nay, mới chỉ có ít hộ liên hệ được thương lái thu mua. Hầu hết các hộ đều trong hoàn cảnh bế tắc, "bỏ thì thương, vương thì tội" vì không tìm được đầu ra cho sản phẩm.
Nông dân xã Chư A Thai thu hoạch khoai lang nhưng việc tiêu thụ rất ì ạch.
Bà Trịnh Thị Thuỷ, ở thôn Kim Môn cho biết vì không bán được, không có tiền thuê người dỡ, cho cũng không ai lấy, nên gia đình bà đành lòng cày băm nát 2 ha khoai tại ruộng để thay phân xanh trồng lúa. Thế nhưng, bà Thuỷ cho biết, vụ sau gia đình bà vẫn tiếp tục trồng khoai lang vì không có lựa chọn nào tốt hơn.
"Chưa biết được như thế nào, nếu bà con trồng khoai thì mình vẫn phải trồng. Năm nay đã lỗ rồi thì sang năm lại phải theo tiếp, đâm lao phải theo lao. Hi vọng năm sau, giá cả sẽ ổn định để bà con được nhờ" - bà Thuỷ nói.
Trước đó, vào mùa vụ năm 2015, giá khoai lang cũng giảm sâu khiến nhiều gia đình thua lỗ, song tới vụ khoai năm 2016, 2017 giá khoai lại tăng cao, người dân có thu nhập khá.
Trung bình mỗi ha khoai lang cho thu hoạch từ 20 - 25 tấn củ, cá biệt có nơi năng suất lên tới 40 tấn củ/ha, nếu giá bán ổn định 10.000 đồng/kg như năm 2017, người trồng có thể thu lợi nhuận không dưới 100 triệu đồng/ha, gấp hai lần so với cây lúa. Chính vì thế, dù năm 2018 khoai lang cũng khó tiêu thụ nhưng bà con vẫn xuống giống trồng với diện tích lớn.
Doanh nghiệp bỏ cả tiền cọc
Ông Phùng Trung Toàn, Chủ tịch UBND xã Chư A Thai cho biết, người dân địa phương bắt đầu trồng khoai lang từ 2011 tới nay nhưng việc tiêu thụ phụ thuộc hoàn toàn vào các thương lái. Tình trạng được mùa, nhưng không có đầu ra thỉnh thoảng vẫn xảy ra.
Mặc dù đã có doanh nghiệp đặt cọc tiền mua khoai lang, nhưng cuối cùng cũng "bỏ chạy" vì chính họ cũng sợ khoai lang mua về không tiêu thụ được.
Theo ông Toàn, năm nay khoai lang đã đến vụ nhưng không thấy tiểu thương tìm đến mua. Thậm chí có doanh nghiệp đã đặt cọc cho dân 50 triệu đồng nhưng chấp nhận mất tiền, không đến thu mua. Toàn xã có khoảng 300ha nhưng mới có khoảng 4-5 hộ bán được vài tấn cho hàng chợ.
Vụ này, toàn huyện Phú Thiện có gần 700 ha khoai lang, chủ yếu ở 2 xã Chư A Thai và xã Ia Sol.
Còn theo ông Bùi Trọng Thành - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Phú Thiện, toàn huyện có hơn 600 ha khoai lang, trồng tập trung nhiều nhất ở 2 xã Chư A Thai và xã Ia Sol. Đây là cây vụ 3 được người dân trồng sau vụ lúa nhằm cải tạo đất, tăng thu nhập. Trung bình mỗi ha trồng khoai lang, chi phí đầu tư khoảng 50 - 60 triệu đồng.
Đối với hộ thuê đất, chi phí này có thể lên tới 80 - 90 triệu đồng/1 ha. Vì không tìm được đầu ra cho khoai lang mà vụ này, người dân Phú Thiện thua lỗ nặng nề.
"Tình trạng không có thương lái đến mua huyện chưa nắm rõ, nên phòng sẽ cho cán bộ đi kiểm tra để có hướng xử lý, giúp dân an tâm sản xuất" - ông Thành nói.
Theo Danviet
Gia Lai: Khoai lang củ to bự, dân méo mặt vì doanh nghiệp "bỏ bom" Tại huyện Phú Thiện (Gia Lai) hiện đang có 500-600ha khoai lang Nhật đang vào vụ thu hoạch nhưng không có thương lái đến mua khiến hàng trăm nông dân lo lắng bỏ cả ruộng khoai. Thậm chí, doanh nghiệp "đặt cọc" nông dân trồng khoai Nhật để thu mua nhưng hiện cũng "bỏ của chạy lấy người", bỏ tiền đặt cọc...khiến người...