Nóng: Facebook vừa mất ngôi công ty mạng xã hội lớn nhất thế giới
Xét theo giá trị vốn hoá, Facebook lúc này không có giá trị bằng Tencent.
Tencent mới đây đã vượt qua Facebook để trở thành công ty mạng xã hội lớn nhất trên thế giới xét theo giá trị vốn hoá vào thời điểm ngày 28/7. Hiện tại, nó đồng thời là công ty đại chúng lớn thứ 7 trên thế giới.
Pony Ma Huateng, Chủ tịch và CEO Tencent, đồng thời là người giàu nhất Trung Quốc.
Cụ thể, giá cổ phiếu của Tencent đã tăng 4,5% lên mốc 543,5 HKD trong phiên giao dịch hôm 28/7, đưa giá trị vốn hoá của nó lên mốc xấp xỉ 5,2 nghìn tỉ HKD (tương đương 670 USD). Cùng thời điểm, giá trị vốn hoá của Facebook chỉ đạt 657,8 tỉ USD.
Quầy triển lãm của Tencent tại sự kiện World 5G Exhibition diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc hồi cuối năm ngoái.
Video đang HOT
Chỉ mới hai tuần trước, Alibaba, ông lớn thương mại điện tử Trung Quốc, cũng vượt qua Facebook để trở thành công ty giá trị thứ 6 trên thế giới. Giá trị vốn hoá của Alibaba ở thời điểm hiện tại đạt 677,4 tỉ USD.
Từ lâu, các công ty công nghệ và Internet Mỹ đã là những cái tên dẫn đầu trên thế giới. Dù vậy, trong vài năm trở lại đây, sự sáng tạo ngày càng phát triển trong các lĩnh vực từ thương mại điện tử, thanh toán di động cho tới công nghệ tài chính của Trung Quốc đang thuhepj dần khoảng cách với các công ty Mỹ.
“Với GDP Trung Quốc tăng trưởng, chúng ta sẽ được thấy ngày càng nhiều các công ty Trung Quốc lọt vào top 10 hoặc top 100 thế giới,” ông Kenny Wen, nhà tư vấn chiến lược quản lý tài sản của Everbright Sun Hung Kai, chia sẻ. “Xu hướng dài hạn này sẽ còn tiếp diễn trong tương lai gần. Dù vậy, quan hệ thương mại Mỹ – Trung ngày càng tệ đi có thể làm mọi thứ trở nên rắc rối,” ông nói thêm.
Hệ sinh thái của Tencent bao gồm nhiều thành tố như trò chơi, mạng xã hội, thanh toán di động, âm nhạc, video và điện toán đám mây. Ứng dụng mạng xã hội, nhắn tin và thanh toán di động WeChat của hãng này có hơn 1 tỉ người dùng hoạt động hàng tháng. Trước đó, có thời điểm cổ phiếu của Tencent chạm đáy sau khi Trung Quốc ban bố lệnh tạm dừng phát hành các trò chơi mới kéo dài suốt 9 tháng.
“Bạn khó có thể trải qua một ngày nào đó mà không sử dụng ứng dụng nào của Tencent,” Vey-Sern Ling, một nhà phân tích cấp cao tại Bloomberg nói trong một bài phỏng vấn với SCMP hồi đầu năm nay.
Facebook, Google, Microsoft ủng hộ cuộc đấu tranh cho du học sinh tại Mỹ
Lá đơn mới đệ trình lên tòa án của các công ty công nghệ top đầu viết: 'Khả năng cạnh tranh trong tương lai của nước Mỹ phụ thuộc vào việc thu hút và giữ chân các sinh viên quốc tế tài năng'.
Facebook, Google, Microsoft, Spotify, PayPal và hơn một chục công ty công nghệ khác đã đệ đơn lên tòa án để ủng hộ Đại học Harvard và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Các trường đại học này đang ra tòa để phản đối quy định chấm dứt visa của sinh viên nước ngoài nếu họ chỉ học online.
Nhóm công ty công nghệ top đầu tin rằng lệnh cấm sẽ "gây ra tổn hại đáng kể" cho các hoạt động của họ, nhất là về lâu dài, khi mà tập khách hàng bị thu hẹp và khả năng tuyển dụng nhân sự tài năng từ các trường đại học ở Mỹ bị giới hạn.
Facebook, Google, Microsoft, Spotify, PayPal và hơn một chục công ty công nghệ khác đã đệ đơn lên tòa án để ủng hộ Đại học Harvard và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT).
Quy định mới đây được đưa ra bởi Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) sẽ buộc sinh viên quốc tế học tập tại Mỹ phải trở về nước, nếu toàn bộ các lớp đại học của họ tổ chức online vào năm học mới trong mùa thu năm nay.
Muốn ở lại Mỹ, sinh viên phải đăng ký khóa học offline ít nhất 3 tín chỉ. Nếu không, sinh viên sẽ bị tước visa F1. Đại diện nhiều trường đại học ở Mỹ lên tiếng phản đối quy định này, cho rằng như vậy là không quan tâm đến cuộc sống các sinh viên cũng như gây nguy hại cho sức khoẻ cộng đồng.
Bên cạnh đó, lá đơn mới gửi của các công ty công nghệ viết: "Khả năng cạnh tranh trong tương lai của nước Mỹ phụ thuộc vào việc thu hút và giữ chân các sinh viên quốc tế tài năng. Các sinh viên quốc tế cũng rất quan trọng trong việc đào tạo thế hệ nhà phát minh tiếp theo".
Chủ tịch Microsoft Brad Smith hôm qua cũng tweet để chia sẻ việc công ty đã ký đơn gửi tòa, ông cho rằng nên có những phương án linh hoạt dành cho sinh viên quốc tế trong đại dịch. LinkedIn và GitHub, các công ty thuộc sở hữu của Microsoft, cũng ký đơn.
Giới công nghệ đã nhiều lần lên tiếng phản đối chính sách của chính quyền Mỹ về vấn đề nhập cư, đặc biệt khi liên quan đến sinh viên quốc tế. CEO Mark Zuckerberg của Facebook từng lên tiếng chỉ trích lệnh cấm nhập cư với người Hồi giáo, CEO Sundar Pichai của Google cũng vậy.
Ngoài các công ty công nghệ, đại diện tư pháp của 18 bang cũng kiến nghị với tòa về quy định bắt buộc sinh viên phải học offline.
'Facebook sẽ tuyệt chủng như loài khủng long' Đến nay, có khoảng hơn 300 công ty tham gia vào phong trào tẩy chay Facebook. Mới đây, Paul Polman, cựu giám đốc điều hành lâu năm của Unilever chia sẻ với Yahoo Finance rằng đã đến lúc Mark Zuckerberg, nhà sáng lập mạng xã hội Facebook phải thay đổi trước làn sóng tẩy chay quảng cáo của các thương hiệu lớn nhỏ....