Nông dân xứ Thanh vào vụ thu hoạch củ ấu
Các hộ dân ở xã Vĩnh An ( Thanh Hóa) đang vào chính vụ củ ấu, nhưng giá bán năm nay chỉ bằng một nửa giá mọi năm do ảnh hưởng dịch Covid-19.
Xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc, là địa phương có diện tích trồng ấu lớn nhất tỉnh Thanh Hoá. Năm nay, vùng này có gần 30 hộ trồng với diện tích hơn 11 ha.
Ấu thường được trồng trên các vùng đầm lầy hay ao hồ có mực nước sâu từ 0,5 đến 2 m.
Củ ấu thường được trồng từ tháng hai Âm lịch, sau bốn tháng rưỡi thì bắt đầu cho thu hoạch. “Nghề này không vất vả như trồng lúa, chỉ khi nào con bọ dừa sinh sản, ăn lá phá hoại cây thì phải phun thuốc bảo vệ thực vật, còn lại không phải chăm bón gì, cứ ươm giống rồi chờ đến ngày thu hoạch”, bà Nguyễn Thị Bán (áo tím) 54 tuổi ở thôn 5, xã Vĩnh An nói.
Năm 2021, gia đình bà Bán trồng hơn 4 sào củ ấu (tương đương 2.000 m2), đang bắt đầu cho thu hoạch lứa đầu tiên. Bà ra ruộng làm việc từ khoảng 6h30, đến gần trưa thì hai chị em bà thu được gần tạ củ.
Ông Trịnh Văn Mạnh, 59 tuổi chèo thuyền đi hái ấu cùng vợ. Ông cho hay, củ ấu là cây trồng truyền thống ở Vĩnh An, được trồng qua nhiều thế hệ. Khoảng ba năm nay, củ ấu có giá trị kinh tế cao hơn trồng lúa ngô nên được bà con trồng nhiều hơn. “Thu hoạch ấu không vất vả nhưng ngồi miết trên thuyền khiến đau lưng ê ẩm”, lão nông chia sẻ.
Theo ông Mạnh, củ ấu ở Vĩnh An được coi là đặc sản do phù hợp thổ nhưỡng, có hương vị thơm ngon, bở hơn vùng khác.
Củ ấu hay còn gọi là ấu trụi, ấu nước, kỵ thực… là loài cây thủy sinh, thường mọc ở vùng nước đọng vùng nhiệt đới. Tuy gọi là củ nhưng thực ra đây là một loại quả, vì nó phát triển dưới nước đến khi già thì rụng và vùi xuống bùn nên nhiều nơi quen gọi là củ.
Video đang HOT
Khi thu hoạch ấu, bàn tay người nông dân thường xuyên ngâm dưới nước bùn. Củ ấu sắc nhọn còn có thể khiến họ đứt tay.
Ở Việt Nam có nhiều giống ấu, loài được trồng ở Vĩnh An là ấu sừng trâu Trong củ ấu có nhiều tinh bột, luộc chín ăn có vị bùi. Người dân thường ăn trực tiếp hoặc nấu lẩu, chè, hầm xương, làm thuốc…
Năm nay, gia đình bà Lê Thị Nhàn (59 tuổi, ở thôn 2, xã Vĩnh An) trồng 8 sào ấu trà sớm, đến nay đã thu hoạch lứa thứ hai.
Cũng với diện tích này, năm ngoái ông bà thu được khoảng 2,5 tấn nhưng năm nay sản lượng giảm chỉ còn chừng 1,5-2 tấn. “Mọi năm cứ hái lên bờ là có thương lái đến thu mua ngay, giá cũng cao nhưng năm nay do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nông dân phải tự tìm đầu ra cho sản phẩm, giá cũng giảm chỉ còn một nửa”, bà Nhàn nói.
Do cây ấu mọc dưới đầm sâu, nông dân ở Vĩnh An thường phải dùng thuyền tôn chèo đi thu lượm. Trung bình một ngày làm việc 8-10 tiếng, bà Nhàn thu được 40-50 kg.
Sau khi hái lên bờ, củ ấu được rửa sạch và phân loại rồi đem bán ở các chợ quanh vùng.
Các năm trước giá bán có thời điểm lên đến 12.000-15.000 đồng một kg, năm nay giảm chỉ còn 5.000-7.000 đồng.
Một thửa ruộng trồng ấu xanh mướt ở thôn 5, xã Vĩnh An.
Bà Đỗ Thị Thoan – công chức nông nghiệp xã Vĩnh An cho hay, những năm được mùa, sản lượng ấu ở đây có thể đạt 8-10 tấn/ha, giúp nhiều gia đình thoát nghèo, ổn định kinh tế.
“Củ ấu là một trong những sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của địa phương. Thời gian tới, chính quyền sẽ khuyến khích bà con mở rộng diện tích, đồng thời tìm giải pháp đấu mối với thương lái và các điểm tham quan du lịch quanh vùng để quảng bá, giới thiệu sản phẩm quê nhà đến với nhiều du khách hơn…”, bà Thoan nói.
Tiết kiệm 140.000 đồng/tháng, nông dân có thể nhận lương khi về già
Nhiều nông dân ở Đắk Nông tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và coi đây như hình thức tiết kiệm, qua đó giúp có lương khi đóng đủ số năm tham gia.
Huyện Krông Nô (tỉnh Đắk Nông) là địa bàn có đông dân cư, trong đó chủ yếu là lao động phổ thông. Tính đến hết tháng 4/2021, huyện có thêm 1.000 người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện. Trong số đó có nhiều nông dân, chủ cơ sở kinh doanh nhỏ.
Ông Đinh Văn Xá (tổ 4, thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô) đang kinh doanh thiết bị điện tử di động với mức thu nhập ổn định. Trong thời gian qua, nhận thấy những lợi ích của BHXH tự nguyện, ông đã quyết định tham gia.
Theo ông Đinh Văn Xá, việc tham gia BHXH tự nguyện có phần nào giống như cách gửi tiết kiệm từng năm. Số tiền đóng BHXH được ông trích một phần từ lợi nhuận kinh doanh của gia đình.
Ông Đinh Văn Xá tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện bằng tiền lợi nhuận kinh doanh của gia đình.
"Khi tham gia BHXH tự nguyện, chúng tôi được hưởng rất nhiều lợi ích, chế độ. Khi tham gia đủ số năm theo quy định, chúng tôi có thể được nhận lương hàng tháng", ông Đinh Văn Xá nói.
Tương tự, ông Hồ Trọng Tín, giám đốc một hợp tác xã cà phê ở thị trấn Đắk Mâm, cũng tham gia BHXH tự nguyện. Ông từng có hơn 15 năm đóng BHXH bắt buộc khi làm ở cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, sau đó vị giám đốc này nghỉ việc để phát triển thương hiệu cà phê của gia đình.
Để được hưởng các quyền lợi, ông đã tham gia BHXH tự nguyện và đóng một lần cho số năm còn lại. Đặc biệt, ông Hồ Trọng Tín còn vận động các nông dân trong hợp tác xã tham gia.
Ông Hồ Trọng Tín (bên phải) tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần duy nhất cho số năm còn thiếu.
Ông Hồ Trọng Tín cho rằng: "BHXH tự nguyện có nhiều mức, với số tiền khoảng vài trăm nghìn đồng, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều thành viên trong HTX. Nếu 25 nông dân của HTX tham gia đóng đủ số năm theo quy định, sau này họ cũng sẽ được hưởng chế độ lương hưu hàng tháng".
Anh KHoa (bon Kala Dơng, xã Quảng Khê, huyện Đắk GLong, người dân tộc Mạ) hàng ngày cũng gắn với nương rẫy. Hai năm trước, anh KHoa đã tham gia BHXH tự nguyện.
Anh KHoa từng nghĩ rằng, chỉ có cán bộ nhà nước mới được nhận lương hưu. Thế nhưng, trong một lần đi họp, được phổ biến về BHXH tự nguyện, anh đã tham gia với mức đóng hơn 138.000 đồng/tháng.
"Tham gia BHXH mang lại rất nhiều lợi ích, đồng thời khích lệ bản thân làm việc để khi về già được nhận lương. Nếu không may qua đời trong thời gian tham gia BHXH tự nguyện, người nhà được hưởng chế độ tử tuất nên mình rất yên tâm", anh KHoa chia sẻ.
Số tiền hơn 138.000 đồng tương đương với một ngày công của anh. Hiện nay, anh mới 40 tuổi, việc tiết kiệm để đóng BHXH sẽ rất có lợi cho bản thân và gia đình khi già.
"Nếu năm sau gia đình có điều kiện, con cái có việc làm ổn định, tôi sẽ đóng cho cả vợ và đóng 5 năm một lần", anh KHoa nói.
Hiện toàn tỉnh Đắk Nông có hơn 10.000 người tham gia BHXH tự nguyện.
Chị Nguyễn Thị Dung, công chức văn hóa - xã hội xã Quảng Khê, đã vận động được 120 người tham gia BHXH tự nguyện. Trong số này có nhiều đối tượng là người dân tộc thiểu số.
Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức nên bà con nhân dân đã hiểu được tính bảo hộ của BHXH. Đặc biệt, với nhiều mức đóng, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế mà bà con lựa chọn để tham gia BHXH tự nguyện.
"Người dân hiểu được vai trò, ý nghĩa nhân văn, quyền và lợi ích khi tham gia BHXH tự nguyện nên rất yên tâm tham gia. Phần lớn mọi người lựa chọn mức đóng từ 138.000 đồng đến dưới 500.000 đồng/tháng, đây là số tiền phù hợp với thu nhập của các lao động ở nông thôn " chị Nguyễn Thị Dung cho hay.
Được biết, hiện số người tham gia BHXH tự nguyện tỉnh Đắk Nông là gần 10.000 người.
Theo BHXH tỉnh Đắk Nông, hiện nay mức hỗ trợ của Nhà nước cho người tham gia BHXH tự nguyện từ 10% đến 30%. Nếu được nâng mức hỗ trợ, sẽ có thêm nhiều người, nhất là người dân tộc thiểu số tham gia BHXH tự nguyện để hưởng chế độ, chính sách BHXH khi về già.
Công an huyện Lục Ngạn leo đồi, đi thuyền giúp nông dân thu hoạch vải Trước tình hình phức tạp của dịch Covid-19 tại Bắc Giang ảnh hưởng tới cuộc sống và kinh tế của người dân, lực lượng công an huyện Lục Ngạn đang tích cực thực hiện nhiều biện pháp giúp đỡ bà con trong huyện thu hoạch, tiêu thụ vải thiều đã bước vào mùa vụ. Trước diễn biến căng thẳng của dịch Covid-19, tỉnh...