Nông dân thu hoạch chè ở Bangladesh chật vật với nắng nóng
Sreemangal – thủ phủ chè của Bangladesh, vốn là nơi có lượng mưa cao nhất cả nước, với nhiệt độ chưa đến 30 độ C vào mùa Hè, không khí mát mẻ hơn do mưa nhiều.
Tuy nhiên, trong bối cảnh Trái Đất ấm lên trong những năm gần đây, nhiệt độ tại Sreemangal đã tăng cao, thậm chí chạm mốc 39 độ C vào tháng 5 vừa qua, trong khi lượng mưa chỉ bằng 50% so với các mức thông thường. Điều này không chỉ làm giảm năng suất chè tại Sreemangal mà còn khiến du khách không còn “mặn mà” tới ngắm mưa, sông hồ và những vườn chè đẹp như tranh như trước đây.
Tổng Thư ký Tổ chức Dịch vụ du lịch Sreemangal, ông Kazi Shamsul Haque, buồn bã chia sẻ dù giá dịch vụ giảm tới 60% trong mùa thu hoạch chè này cũng không đủ hấp dẫn du khách tới tham quan do hạn hán và nắng nóng và đây chính là một thiệt hại lớn đối với thủ phủ chè của Bangladesh. Ông cho biết dù bản thân đã nghe nhiều đến biến đổi khí hậu, song hiện ông và những người dân Sreemangal mới thực sự cảm nhận tác động của nó.
Có thể nói những người hái chè tại Sreemangal là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do hạn hán và nắng nóng ngày càng trầm trọng. Bà Mini Hazra, một người chuyên hái chè tại Barawura – một trong những đồi chè ở Sreemangal, cho biết thông thường bà có thể hái tới 50-60 kg búp chè mỗi ngày, nhưng năm nay, bà chỉ có thể thu hoạch 15kg, ảnh hưởng lớn đến thu nhập cá nhân. Bà tâm sự việc hái chè dưới nắng nóng khiến bà cảm thấy kiệt sức và làn da bỏng rát, không hề giống những trải nghiệm trước đây của bà.
Video đang HOT
Theo các nhà nghiên cứu, nắng nóng gay gắt không chỉ ảnh hưởng đến những người lao động tại các vườn chè, mà ngay cả cây chè. Ông Md. Abdul Aziz, nhà khoa học chính tại Viện nghiên cứu chè Bangladesh, cho biết cây chè phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 15-25 độ C và có thể tiếp tục đâm chồi khi nhiệt độ ở mức 29 độ C. Tuy nhiên, các mốc nhiệt kỷ lục tăng lên mỗi năm, từ 36 và 37 độ C trong 2 năm qua và tới 39 độ trong năm nay, đã vượt quá sức chịu đựng của cây, khiến năng suất giảm xuống.
Giáo sư nông học Romij Uddin tại Đại học Nông nghiệp Bangladesh cho biết nhiệt độ tăng kéo theo các vấn đề sâu bệnh ngày một nghiêm trọng, đặc biệt là nhện đỏ ăn lá, đòi hỏi phải sử dụng thuốc trừ sâu để tiêu diệt. Nắng nóng, sâu bệnh và thiếu mưa khiến các búp chè mới không thể đâm chồi.
Ông Rony Bhowmick, quản lý vườn chè Sreemangal Clonal cho biết nếu hàng năm, sản lượng thu hoạch vào thời gian này thường đạt 4,5 tấn chè mỗi ngày, thì năm nay sản lượng chỉ vào khoảng 2,5 tấn (giảm gần 45%).
Hội đồng chè Bangladesh – cơ quan giám sát sản xuất chè tại quốc gia Nam Á này, nhận định sản lượng thu hoạch trên cả nước năm nay cũng sẽ sụt giảm do nắng nóng gay gắt. Tuy nhiên, ông Muhammad Madhul Kabir Chowdhury, Phó Giám đốc phụ trách thương mại của Hội đồng chè Bangladesh cho rằng do hầu hết chè của nước này được tiêu thụ trong nước nên sản lượng thu hoạch giảm sẽ không ảnh hưởng đến thị trường chè thế giới.
Bangladesh bị ảnh hưởng nặng nề do mất điện kéo dài trong thời tiết nắng nóng
Tình trạng mất điện thường xuyên khiến người dân Bangladesh thêm khó khăn khi nắng nóng thiêu đốt làm cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Một người kéo xe kéo uống nước giải khát trong đợt nắng nóng ở Dhaka. Ảnh: AFP
Ông Abdur Rahman suýt ngất khi kéo xe kéo dưới cái nắng gay gắt ở thủ đô Dhaka, Bangladesh. Ông giãi bày với phóng viên kênh Al Jazeera: "Không thể tiếp tục làm việc trong thời tiết như vậy". Trong vài tuần qua, khu ổ chuột ở Dhaka nơi ông Rahman sống hầu như không có điện vào ban đêm. "Sau một ngày lao động vất vả, tôi thường đi ngủ. Nhưng bây giờ giấc ngủ của tôi chập chờn vì không có quạt. Tôi thức dậy nhiều lần, nhễ nhại mồ hôi".
Cuộc khủng hoảng điện làm tăng thêm tình trạng khốn khổ cho người dân Bangladesh khi họ quay cuồng trong đợt nắng nóng dài nhất nhiều thập niên của nước này. Chính phủ đã đóng cửa hàng nghìn trường tiểu học và trung học trong tuần này khi nhiệt độ tăng lên hơn 40 độ C ở Dhaka. Các thành phố khác như Rangpur ghi nhận mức nhiệt 41 độ C - cao nhất kể từ năm 1958.
Các quan chức Cục Khí tượng Bangladesh cho biết họ chưa từng chứng kiến đợt nắng nóng nào kéo dài như vậy kể từ năm 1971. Đầu tuần này, nhà máy điện lớn nhất của Bangladesh đã phải tạm dừng hoạt động do chính phủ không thể nhập khẩu nhiên liệu.
Cửa hàng bán điện thoại trong bóng tối ở trung tâm thương mại tại Dhaka. Ảnh: Reuters
Các quan chức cho biết cuộc khủng hoảng điện có thể sẽ kéo dài và thậm chí trở nên tồi tệ hơn do khủng hoảng tài chính.
Theo Ngân hàng Bangladesh, dự trữ ngoại hối của nước này lần đầu tiên xuống dưới mức 30 tỷ USD trong 7 năm. Việc đóng cửa nhà máy điện lớn nhất của nước này là Payra do thiếu than đã làm trầm trọng thêm tình hình. Chính phủ Bangladesh đã đảm bảo nhà máy sẽ hoạt động vào cuối tháng này.
Có 53 trong số 153 nhà máy điện của Bangladesh phải đóng cửa trong vài tuần qua để bảo trì hoặc thiếu nhiên liệu. Trong 100 nhà máy còn hoạt động, có 49 nhà máy hoạt động hết công suất, trong khi 51 nhà máy còn lại đang hoạt động ở mức một nửa công suất do thiếu nhiên liệu.
Kết quả là quốc gia Nam Á với 170 triệu dân này đang phải đối mặt với tình trạng cắt điện chưa từng có. Thủ tướng Sheikh Hasina ngày 7/6 cho biết đợt nắng nóng gay gắt làm tình hình trở nên tồi tệ hơn. Bà cũng cho biết chính phủ Bangladesh đã ký hợp đồng với Qatar và Oman để mua nhiên liệu và áp dụng các biện pháp để nhập khẩu thêm than đá.
Nhiều ngành ở Bangladesh, bao gồm cả lĩnh vực quần áo may sẵn quan trọng với nước này, chiếm hơn 80% doanh thu xuất khẩu, đã bị ảnh hưởng nặng nề do mất điện.
Nhiệt độ và độ ẩm khắc nghiệt đang thử thách giới hạn sinh tồn của con người Biến đổi khí hậu đang làm nhiệt độ tăng lên cũng như khiến nắng nóng xảy ra thường xuyên hơn và gay gắt hơn. Yếu tố độ ẩm và thời tiết khắc nghiệt đã thử thách giới hạn của cơ thể con người. Người dân làm mát trong ngày nắng nóng gay gắt tại New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN Năm 2022, khi...