Nông dân lao đao vì phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả
Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và giống cây trồng là 3 yếu tố sống còn của nông dân.
Nhưng 2/3 yếu tố đó hiện đang bị làm giả tràn lan trên thị trường khiến nhiều hộ nông dân ở Tây Ninh lâm vào cảnh lao đao.
Tại Tây Ninh hiện có 10 doanh nghiệp sản xuất và 465 cơ sở kinh doanh về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với 2.824 sản phẩm lưu thông trên địa bàn (khoảng 164 sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất trong tỉnh và 2.660 sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ngoài tỉnh).
Tang vật là thuốc bảo vệ thực vật giả số lượng lớn bị công an phát hiện, tạm giữ. Ảnh GIANG PHƯƠNG
Xơ xác những vụ mùa
Chất những trái khổ qua vừa hái khỏi giàn vào túi ni lông để chuyển lên xe, chị Nguyễn Thị Hà (ngụ xã Ninh Điền, H.Châu Thành) nhẩm tính, phân bón NPK trước có 700.000 – 800.000 đồng/bao, giờ tăng lên 1,2 – 1,4 triệu đồng/bao. Trong khi thuốc trừ sâu, tro, diêm thì giá đội gấp đôi. Cả tháng cắt khổ qua mới được mười mấy triệu đồng, không đủ tiền phân bón, thuốc trừ sâu. Tiền công gia đình tự làm nên không tính. Nói rồi chị Hà chỉ tay sang đám ruộng èo uột bên cạnh, buồn bã nói: “Bón nhầm phân bón giả nên cây đứng luôn thế này. Mua trúng phân giả thì giờ chỉ biết né chỗ bán đó ra chứ biết kêu ai”.
Ông Nguyễn Thanh Bình (ngụ xã Thành Long, H.Châu Thành) ngao ngán: “Mua phân về bón, 3 – 4 tháng thấy không phát triển mới tá hỏa biết là phân bón giả. Khi phát hiện thì mọi chuyện cũng đã muộn rồi”. Không riêng phân bón giả, bà Hà, ông Bình cũng từng nhiều lần mua phải thuốc BVTV giả.
“Cây gặp sâu bệnh sợ mất năng suất nên bỏ tiền mua thuốc về cứu, nhưng càng xịt thì sâu bệnh càng nhiều. Đến nỗi thuốc cứu cho cây cũng bị làm giả thì còn gì táng tận lương tâm bằng. Tôi nghĩ, cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra và xử lý hình sự những người làm giàu bất nghĩa trên mồ hôi nước mắt của bà con nông dân”, ông Bình bức xúc.
Bà Võ Thị Nuôi, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Hợp tác xã xoài tứ quý Thạnh Bắc (H.Tân Biên), cho rằng các ngành chức năng cần buộc các đại lý, nhà sản xuất vật tư nông nghiệp nếu bán phân bón giả, kém chất lượng phải bồi thường thiệt hại cho người dân. Hiện nay, quy định của nhà nước chỉ chế tài xử phạt hành chính, rồi thu tiền nộp vào ngân sách mà chưa đề cập đến vấn đề đền bù cho người dân. Trong khi đó, bà con nông dân là đối tượng bị thiệt hại chính do mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Đáng nói là đa số nông dân vốn đã nghèo, mua phải phân bón giả, thuốc BVTV giả thì lại càng nghèo thêm.
Video đang HOT
30% phân bón, thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng đang lưu hành
Theo ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở NN-PTNT Tây Ninh, qua các đợt kiểm tra vừa qua cho thấy, có khoảng 30% phân bón, thuốc BVTV kém chất lượng đang lưu hành trên thị trường hiện nay ở địa phương.
Theo ông Xuân, hiện nay các công ty sản xuất, cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng hoạt động ngày càng tinh vi, chủ yếu lưu giữ hàng trong kho kín. Khi có người mua mới trực tiếp mang ra bán, do đó số lượng bày bán ít hơn trước, nhằm né tránh cơ quan kiểm tra. Thậm chí, nếu bị cơ quan chức năng phát hiện thì mức xử phạt vẫn thấp hơn so với lợi nhuận thu được.
Mặt khác, các công ty sản xuất vật tư nông nghiệp đa phần trụ sở không đóng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, mà chỉ thông qua đại lý để bán sản phẩm. Do đó khi phát hiện sai phạm chỉ xử phạt được đại lý kinh doanh sản phẩm đó và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
Cũng theo ông Xuân, việc thông tin các công ty có sản phẩm vi phạm đến nơi công ty đăng ký sản xuất đã được thực hiện, nhưng hiệu quả chưa cao, do phần lớn phụ thuộc vào trách nhiệm của các địa phương nơi công ty trú đóng, và hiện nay cũng chủ yếu dừng lại ở việc cung cấp thông tin và chưa có biện pháp xử lý cụ thể nào.
Theo ông Xuân, từ đầu năm 2022 đến nay, Thanh tra Sở NN-PTNT đã xử phạt vi phạm hành chính 5 cơ sở vi phạm kinh doanh sản phẩm phân bón về điều kiện kinh doanh, nhãn hàng hóa với số tiền 143 triệu đồng. Ngoài ra, có 3 cơ sở vi phạm kinh doanh thuốc BVTV bị phạt với số tiền 7,5 triệu đồng. Đồng thời, đơn vị này cũng xử phạt 16 cơ sở sản xuất phân bón với trên 396 triệu đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (thu hồi toàn bộ số tiền đã bán) trên 81 triệu đồng; 5 cơ sở kinh doanh thuốc BVTV với số tiền 16 triệu đồng.
Ông Xuân cũng cho biết thêm, Sở đã yêu cầu các đơn vị, địa phương, lực lượng chức năng từ nay đến cuối năm đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất, đại lý kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu kéo giảm một nửa tỷ lệ phân bón, thuốc BVTV giả, kém chất lượng như hiện nay.
Bắt giữ 4.565 chai thuốc bảo vệ thực vật giả
Ngày 1.7, Công an H.Châu Thành (Tây Ninh) cho biết, đã tạm giữ hình sự đối với Đặng Vũ Hà Thanh (30 tuổi, ngụ ấp Bình Hòa, xã Thái Bình, H.Châu Thành) để điều tra sau khi phát hiện người này cất giấu 4.565 chai thuốc BVTV giả chờ bán cho nông dân.
Trước đó, ngày 29.6, tại ấp Bình Hòa, xã Thái Bình (H.Châu Thành), lực lượng trinh sát thuộc Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Tây Ninh phối hợp Công an H.Châu Thành bắt quả tang Thanh đang chất 320 chai thuốc BVTV nghi được làm giả lên ô tô chở đi tiêu thụ. Khám xét nơi ở và kho chứa hàng của Thanh, công an phát hiện tổng cộng 4.565 chai thuốc BVTV có dấu hiệu được làm giả nhiều nhãn hiệu khác nhau, 3 quyển sổ tay ghi chép nội dung mua bán cùng nhiều đồ vật, tài liệu liên quan. Ước tính tổng giá trị hàng hóa, phương tiện tạm giữ trên 1 tỉ đồng.
Thanh thừa nhận hành vi phạm tội và khai nhận đã móc nối với một số đối tượng ở tỉnh, thành khác để nhập mua các loại thuốc BVTV giả các nhãn hiệu khác nhau về bán cho nông dân.
Giải bài toán giá thành vật tư nông nghiệp với sản xuất hữu cơ
Với giá vật tư sản xuất như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... ở mức cao như hiện nay thì việc sản xuất theo quy trình hữu cơ là giải pháp tối ưu.
Sản xuất hữu cơ đáp ứng xu thế toàn cầu
Thời gian qua, giá cả vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... liên tục tăng cao với mức tăng phổ biến từ 15-30%, thậm chí có loại tăng đến 100% khiến người nông dân, nhất là những người đang canh tác, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả gặp khó khăn.
Kinh nghiệm từ thực tiễn, đại diện Công ty TNHH Trang trại Trường Phúc cho rằng, muốn giải được bài toán chi phí cho người nông dân thì sản xuất nông nghiệp hữu cơ là phương pháp tối ưu nhất hiện. "Sản xuất hữu cơ sẽ giúp nông dân giải được bài toán vừa giảm chi phí, tăng lợi nhuận lại vừa đảm bảo cung cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng"- vị đại diện này cho biết.
Lý giải việc sản xuất hữu cơ có thể tiết kiệm chi phí, nhiều chuyên gia nông nghiệp cho biết, với tiêu chuẩn "5 không" gồm không thuốc diệt cỏ, không thuốc trừ sâu, không chất bảo quản, không chất kích thích sinh trưởng, không dư lượng hóa chất độc hại nên người dân sẽ không phải bỏ chi phí mua vật tư phân bón.
Chưa kể, nông nghiệp sản xuất theo hướng hữu cơ đang là xu hướng toàn cầu bởi hiện nay người tiêu dùng nông sản đã nhận thức được vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Do vậy họ có xu hướng lựa chọn và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Đây sẽ là cơ hội cho các sản phẩm hữu cơ tìm được "đất sống" và người nông dân cần nhanh chóng thay đổi mô hình sản xuất, hướng theo quy trình này.
Cụ thể, ông Sử Thanh Hoài - Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng)- cho biết: Một khảo sát thị trường mới đây của huyện Lạc Dương cho thấy người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và nhiều địa phương khác sẵn sàng chi số tiền nhiều hơn hiện nay để sử dụng nông sản hữu cơ và các sản phẩm chế biến từ nguyên liệu hữu cơ.
Từ đó, Lạc Dương xác định đi theo định hướng mới là nông nghiệp hữu cơ, cân bằng giữa sản lượng và chất lượng. So với cuối năm 2020, vùng nông sản này có diện tích nông sản sản xuất theo chuẩn hữu cơ tăng gấp 12 lần.
"Chúng tôi kết hợp nông dân với nhà cung ứng, phân phối thông qua nền tảng công nghệ để mỗi sản phẩm hữu cơ đều có đầu ra tốt"- ông Hoài cho biết thêm.
Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của huyện Lạc Dương được trưng bày tại Trung tâm gioi thiệu sản phẩm OCOP - Lạc Dương
Gỡ vướng mắc để sản xuất hữu cơ được nhân rộng
Có thể thấy, việc phát triển sản xuất hữu cơ là giải pháp hiệu quả trong giai đoạn hiện nay và được nhiều địa phương, doanh nghiệp trên cả nước đầu tư. Tuy vậy thực tế triển khai vẫn đang gặp phải không ít thách thức. Chia sẻ tại hội thảo "Nông nghiệp hữu cơ - Nông nghiệp thông minh" tổ chức mới đây, Trung tâm khuyến nông tỉnh Lâm Đồng cho hay: Tỉnh này đang thực hiện Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2025 và qua 2 năm đầu thực hiện mới có hơn 1.200 ha được chứng nhận sản xuất hữu cơ.
Lý giải nguyên nhân nhiều hộ dân chưa tích cực tham gia vào mô hình, nhiều ý kiến cho biết do việc sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ vẫn đang vướng phải không ít thách thức như: Phát triển thị trường, mở rộng quy mô sản xuất, giá cả, sức cạnh tranh của sản phẩm... Đó là chưa kể, quy trình sản xuất hữu cơ cũng phải tuân thủ nguyên tắc vàng "5 không". Cũng do quy trình nghiêm ngặt nên người nông dân cảm thấy khó áp dụng trong thực tiễn. Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm nông nghiệp hữu cơ hiện mới chỉ đạt chứng nhận của Việt Nam chứ chưa được quốc tế công nhận, cũng gây khó cho doanh nghiệp khi xuất khẩu.
Trước thách thức này, nhiều ý kiến cho rằng các địa phương cần hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho việc chế biến phân bón hữu cơ, phân sinh học, vi sinh vật tại chỗ của doanh nghiệp khi có nhu cầu nhằm giảm chi phí vận chuyển. Ngoài ra cũng cần hỗ trợ chi phí đào tạo - tập huấn, sản xuất, giống; hỗ trợ thuê đất dài hạn, hỗ trợ vốn vay, hỗ trợ quảng bá sản phẩm... cho các doanh nghiệp hữu cơ.
TS Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng (ngoài cùng bên phải) trao tặng "Quy trình độc quyền canh tác cà phê Arabica hữu cơ vùng núi Langbiang" cho huyện Lạc Dương.
Liên quan đến vấn đề trên, TS Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết: Xác định nông nghiệp hữu cơ là xu thế toàn cầu và tỉnh sẽ thông qua Sở Nông nghiệp chỉ đạo tối đến các địa phương phát triển nông nghiệp nói chung, cà phê Arabica nói riêng qua việc hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ cấp giấy chứng nhận hữu cơ... cho nông dân.
Theo đó, khu vực nông nghiệp dưới chân núi Langbiang (huyện Lạc Dương) đã trở thành vùng đầu tiên được tỉnh Lâm Đồng chọn để triển khai thành vùng nông nghiệp hữu cơ. So với cuối năm 2020, vùng nông sản này có diện tích nông sản sản xuất theo chuẩn hữu cơ tăng gấp 12 lần.
Cũng theo TS Phạm S, với mong muốn được nhân rộng mô hình sản xuất hữu cơ có chi phí thấp đến bà nông dân, đặc biệt là bà con dân tộc, ngày 15/6/2022 ông đã trao tặng "Quy trình độc quyền canh tác cà phê Arabica hữu cơ vùng núi Langbiang" cho huyện Lạc Dương. Đây là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân TS Phạm S được thực hiện trong 5 năm, đã được đăng ký bản quyền toàn cầu và lần đầu tiên được trao cho tập thể toàn quyền sử dụng thương hiệu này.
"Tôi kỳ vọng nếu công trình này được nhân rộng và triển khai hiệu quả thì cây cà phê Arabica của vùng Langbiang sẽ được nhận diện là sản phẩm hữu cơ toàn cầu. Khẳng định vị thế mới cho sản phẩm cà phê Việt Nam với người tiêu dùng thế giới, từ đó dễ dàng tiếp cận được những thị trường xuất khẩu có tiêu chuẩn cao như Châu Âu"- TS Phạm S cho biết thêm.
Giúp nông dân đảm bảo lợi nhuận trong 'bão giá' vật tư nông nghiệp Vụ Đông Xuân 2021 - 2022, giá thành sản xuất lúa của các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao ước khoảng 15 - 20% chi phí so với cùng kỳ, do giá vật tư đầu vào tăng cao. Tuy nhiên, do được dự báo trước từ đầu vụ nên nông dân dần thay đổi trong việc chuyển đổi phương thức...