Nông dân hiến 40.000m2 “đất vàng” xây dựng làng quê đáng sống
5 năm qua (2017-2021), nông dân ở TP.HCM đã hiến gần 40.000m2 “đất vàng” để xây dựng nông thôn mới (NTM).
Nông dân hiến “đất vàng” xây dựng nông thôn mới
Quên đi “tất đất tất vàng”, ông Mười Chò (Võ Văn Chò) ở xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, đã hiến tặng gần 2.000m2 đất hỗ trợ chính quyền xây cầy Bà Tỵ.
Theo ông Mười Chò, trước đây cầu Bà Tỵ là cây cầu sắt cũ với mặt cầu rộng 1m hư hỏng nặng. Thấy bà con đi lại khó khăn, vất vả, rồi cán bộ xã đến động viên nên ông quyết định hiến gần 2.000m2 đất làm đường dẫn lên cầu mới. Người dân tại địa phương cho biết, hiện giá đất tại khu vực này khoảng chục triệu đồng/m2.
Ông Mười Chò chia sẻ thêm, 20 năm làm Tổ trưởng tổ 1 (ấp 1, Bình Lợi) ông đã nhiều lần hiến đất mở rộng đường để bà con láng giềng vùng bưng biền này đi lại dễ dàng. Vừa rồi, khi thực hiện xây dựng nông thôn mới, được chính quyền xã Bình Lợi vận động mở rộng đường Trương Văn Đa lên 6m, ông Mười Chò lại tiên phong đi đầu hiến đất.
Một tuyến đường xanh – sạch – đẹp tại xã Thái Mỹ ( Củ Chi) do người dân chung sức thực hiện. Ảnh: Trần Đáng
Video đang HOT
Tham dự tổng kết 5 năm thực hiện Phong trào nông dân thi đua SXKDG, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017 -2021, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hữu Hiệp đề nghị các cấp Hội Nông dân thành phố tiếp tục nhân rộng các mô hình hay, gương nông dân SXKDG, tạo điều kiện để họ vươn lên làm giàu và góp sức xây dựng NTM.
Không chỉ ông Mười Chò, nhiều nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG) đã trở thành hạt nhân đoàn kết, có những đóng góp nổi bật trong phong trào xây dựng nông thôn mới như ông Phạm Chí Tâm (xã Thái Mỹ, Củ Chi).
Nhiều năm qua, ông Tâm hỗ trợ hộ nghèo không tính lãi gần 200 triệu đồng, tặng 20 hộ nông dân nghèo trong ấp công cụ sản xuất.
Ngoài ra, ông Tâm còn tham gia vào các hoạt động đào tạo nghề, chia sẻ kinh nghiệm đối với các học viên mới, tạo điều kiện về địa điểm, học cụ, tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, áp dụng khoa học kỹ thuật cho nông dân…
Nông dân giỏi làm nông thôn mới
Theo báo cáo của Hội Nông dân TP.HCM, trong 5 năm qua, toàn thành phố có 88.657 lượt hội viên, nông dân đăng ký thực hiện phong trào nông dân thi đua SXKDG, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững và đã có 73.275 lượt hộ đạt danh hiệu nông dân SXKDG các cấp. Bình quân hàng năm có 14.655 hộ đạt danh hiệu nông dân SXKDG các cấp.
So với giai đoạn 2012-2016, số hộ có mức thu nhập từ 500 triệu-1 tỷ đồng/người/năm tăng 58,11%; số hộ có mức thu nhập trên 1 tỷ đồng/người/năm tăng 63,79%.
Số hộ nông dân đạt danh hiệu SXKDG cấp thành phố giai đoạn 2017-2021 bình quân thu nhập đạt 333,98 triệu đồng/người/năm.
Thông qua phong trào nông dân thi đua SXKDG, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, Hội Nông dân các cấp của TP.HCM đã tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân đóng góp trên 20.204 ngày công cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.
Nhiều hộ nông dân SXKDG đã hiến 39.876m2 đất và tích cực góp vốn đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi như trường học, cầu cống, đường giao thông nông thôn để xây dựng cơ sở hạ tầng. Cùng với đó là đóng góp tiền, công sức giá trị trên 20,4 tỷ đồng, nâng cấp, cải tạo đường giao thông…
Các hộ SXKDG đã và đang tạo việc làm tại chỗ cho hơn 69.230 lượt người; giúp đỡ vốn, giống cây, con và kinh nghiệm sản xuất cho hơn 9.399 lượt hộ nông dân; giúp hơn 7.648 lượt hộ nông dân nghèo vươn lên làm ăn khá giả.
Tạo nền tảng cần thiết để các vùng trũng nghèo phát triển kinh tế
Hội thảo tham vấn xây dựng Hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Chương trình GREAT/DFAT, tổ chức tại Hà Nội ngày 18/3.
Cán bộ nông nghiệp kiểm tra mô hình trồng dứa của người dân tại xã Dồm Cang, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Ảnh minh họa: Hữu Quyết/TTXVN
Ông Tô Đức, Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, Hội thảo nằm trong chuỗi sự kiện, hoạt động triển khai Chương trình giảm nghèo quốc gia giai đoạn 2021-2025. Chương trình giảm nghèo quốc gia mới có rất nhiều sự thay đổi từ thiết kế, mục tiêu đến nội dung dự án. Chương trình hỗ trợ cho người nghèo, cộng đồng nghèo theo hướng đa chiều. Đặc biệt, hai chiều chính là nâng cao thu nhập và hỗ trợ những thiếu hụt cơ bản. Mục tiêu là giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt nghèo.
Nhấn mạnh đến phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững - một trong những dự án của Chương trình giảm nghèo quốc gia giai đoạn 2021 -2025, ông Tô Đức cho biết: Qua các đánh giá, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thấy rằng, cứ một hộ dân bình thường chỉ cần có một lao động được đào tạo nghề nghiệp thì người lao động có cách tiếp cận thị trường lao động để tạo ra nguồn thu nhập. Đây là cách thoát nghèo hiệu quả và cũng là một trong những nội dung trọng tâm của hội thảo. "Vì thế, làm thế nào để lựa chọn, xác định được đối tượng hỗ trợ, đưa ra được các phương thức hỗ trợ hiệu quả để khắc phục vấn đề hỗ trợ thiếu hiệu quả trong giáo dục nghề nghiệp ở giai đoạn trước đối với hộ nghèo là vấn đề hội thảo rất quan tâm", ông Tô Đức nhấn mạnh.
Đại diện Chương trình GREAT/DFAT cho biết, là một dự án do Chính phủ Australia tài trợ với mục đích thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch tại Sơn La và Lào Cai, GREAT tham gia hỗ trợ Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo thông qua đối tác UNDP. GREAT nhận thấy thiết kế và xây dựng các hướng dẫn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 đã có nhiều đổi mới.
Chương trình đã tiếp thu các bài học kinh nghiệm hay từ quá trình thực hiện các Chương trình giai đoạn trước và thiết kế 2 Chương trình mục tiêu quốc gia, từ các đối tác phát triển và các địa phương về phát triển sinh kế, sản xuất và mô hình giảm nghèo đã từng được chia sẻ, sàng lọc để trong thời gian ngắn đưa vào các tài liệu của chương trình nhằm hiện thực hóa các nguyên tắc đổi mới này để nâng cao hiệu quả giảm nghèo.
"Với các tiếp cận mở và tinh thần tạo điều kiện địa phương và cộng đồng áp dụng sáng tạo các mô hình sinh kế giảm nghèo, huy động sức mạnh của doanh nghiệp, các hộ không thuộc diện nghèo và nhạy bén cùng liên kết kinh doanh với hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo mới sẽ tạo nền tảng cần thiết cho năng lực sản xuất, hạ tầng, công nghệ giữa vùng phát triển hơn với vùng trũng nghèo để phát triển kinh tế"- đại diện Chương trình GREAT/DFAT cho biết.
Dự án GREAT đã tập trung vào việc tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia vào các kiên kết kinh doanh trong nông nghiệp như gai xanh, chè, rau, dược liệu, quế... và du lịch với các doanh nghiệp đầu chuỗi; đồng thời tăng cường kỹ năng sinh kế cơ bản cho các hộ và phụ nữ để họ tự tin sản xuất và cung cấp các sản phẩm theo yêu cầu của doanh nghiệp; tư vấn kỹ thuật sản xuất và kinh doanh cho các hợp tác xã để sản xuất theo kế hoạch của doanh nghiệp.
"Dự án đã thu hút hơn 27.000 phụ nữ tham gia vào các hoạt động trong 10 lĩnh vực của ngành nông nghiệp và du lịch ở 2 tỉnh Sơn La và Lào Cai. 70% là phụ nữ dân tộc thiểu số đến từ 20 nhóm dân tộc thiểu số khác nhau, chủ yếu sống ở vùng có tỷ lệ nghèo cao, tăng thu nhập cho trên 15 ngàn phụ nữ", đại diện Chương trình GREAT/DFAT chia sẻ.
Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận nhiều vấn đề xung quanh việc xây dựng hướng dẫn thực hiện nội dung đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, giáo dục nghề nghiệp, hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Các đại biểu cũng chia sẻ kinh nghiệm về thành công của một số mô hình phát triển sinh kế, tạo thu nhập cho người nghèo, hộ nghèo tại địa phương.
Ra tù tập làm kinh tế rồi trở thành tỷ phú, anh nông dân Hà Tĩnh khiến cả làng phục lăn Là người biết vượt lên số phận, anh Trần Đình Trường, SN 1975 quê xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh) quyết tâm "viết" lại cuộc đời và trở thành chủ trang trại nuôi vịt, thu tiền tỷ mỗi năm và tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương. Tuổi trẻ, sai một ly đi một dặm Anh Trần Đình...