Nông dân có tiền tỷ: “Tui giàu là nhờ nấm rơm”
Phá bỏ định kiến “làm nông dân nghèo lắm”, bằng sự cần cù và tính toán tỉ mẩn, ông Đặng Văn Đậu, 58 tuổi, Khu vực Tân Lợi 2, phường Tân Hưng, quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ khiến nhiều người nễ phục khi thu tiền tỷ từ cây lúa và chất nấm rơm. Ông tự tin nói: “Tui giàu là nhờ nấm rơm”…
Nhìn màu cây lúa biết bệnh gì
Ông Đặng Văn Đậu, vui vẻ chia sẻ: Tính đến đời con ông thì gia đình ông đã bốn đời làm nông dân (ông nội, cha, ông Đậu và các con), ông rất tự hào và hãnh diện vì được mọi người trong vùng gọi mình là “tỉ phú nông dân”. Ông nhớ lại, lúc ông học xong lớp 7 trường làng thì ông nghỉ học phụ cha mẹ làm ruộng và làm nấm rơm. Lớn lên lập gia đình ra riêng ông được cha mẹ cho 2,3ha đất ruộng. Học cách làm giàu từ cây lúa của cha mẹ, ngay sau khi ra riêng vợ chồng ông đã lên kế hoạch cứ làm ruộng tích cóp vài năm là thuê thêm đất mở rộng diện tích canh tác một lần. Nhờ có kinh nghiệm, tính toán tỉ mẩn từ cách làm đất, gieo xạ, bón phân mà lúa ông năm nào cũng trúng và kế hoạch mở rộng diện tích trồng lúa của ông cũng được thực hiện thành công.
Tính đến nay gia đình ông Đậu đang canh tác 13ha đất (trong đó 2,3ha đất gia đình, còn lại thuê đất làm). Ông Đậu nhẩm tính, cứ trung bình mỗi công tầm nhỏ, sau khi trừ chi phí phân thuốc, nhân công, lúc lúa trúng, có gía cao (giá 4.800-4.900 đồng/ kg), ông lãi 3-4 triệu đồng. Và cứ thế mỗi năm từ 3 vụ lúa ông lãi chắc vài trăm triệu đồng. Từ năm 2012 đến nay, học tập kinh nghiệm trồng lúa giống để bán bao tiêu cho công ty, nên cứ 1kg lúa giống ông bán cao hơn lúa thường từ 500-700 đồng.
Với hơn 40 năm kinh nghiệm trồng lúa, ông Đậu có thể nhìn màu lúa để “bắt bệnh”
Gần cả đời trồng lúa ông Đậu đúc kết ra được cho mình nhiều kinh nghiệm mà nhiều kỹ sư trẻ cũng phải nễ phục. Đó là ông Đậu có thể nhìn màu cây lúa biết lúa đang bị bệnh gì, thiếu chất gì và cứ thế mà bón phân, thuốc đúng lúc, đúng loại. Nên tuy làm hàng chục ha lúa nhưng cứ mỗi ngày hai bận ông đi dọc bờ đê kiểm tra, nhìn màu lúa để “bắt bệnh”, rồi bón phân, thuốc nên hầu như lúa ông ít khi bị sâu bệnh nặng, hay thất mùa những hộ khác.
Ông Đậu chia sẻ: “Ngoài học kinh nghiệm từ cha, rút tỉa kinh nghiệm từ bản thân trực tiếp làm, tôi còn tranh thủ đi tham quan học hỏi kinh nghiệm khắp nơi khi có cơ hội. Bên cạnh tôi không bỏ qua khóa tập huấn lớn nhỏ nào của địa phương, không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc, kiến thức không bao giờ phí, cứ đụng việc là vận dụng được ngay. Có lẽ chính nhờ vậy mà lúa tôi ít khi nào thất mùa!”.
Video đang HOT
“Tui giàu là nhờ nấm rơm!”
Làm hàng trăm công ruộng, mỗi năm thu vài trăm triệu đồng nhưng đó không phải là thu nhập chính của gia đình ông Đậu, mà theo ông: ông giàu là nhờ làm nấm rơm. Song song với làm ruộng, thì nghề chất nấm rơ cũng là nghề truyền thống của gia đình ông mấy chục năm nay. Cứ mỗi tháng ông chất 2 đợt rơm trên diện tích 1.000m2 đất, xoay vòng liên tục quanh năm, cao điểm mùa tết ông chất 1.500m2 đất. Chính vì vậy gia đình ông có nấm hái bán mỗi ngày, trung bình ngày bán 200kg nấm, với giá từ 50-100 nghìn/kg (tùy mùa).
Nói về kinh nghiệm trồng nấm rơm làm giàu, ông Đậu chân tình chia sẻ: “ Chất nấm rơm không khó, chỉ cần nắm ít kỹ thuật cộng tưới tiêu là làm được. Tuy vậy, làm nấm rơm trước tiên phải kiên trì, cứ vụ này giá thấp thì nhất định vụ sau giá sẽ rất cao, nên khi làm lâu dài mình chấp nhận vụ lời nhiều vụ lời ít, chứ thấy lời ít nghỉ là thua. Còn gia đình tui thuận lợi hơn người khác là có ghe tự đi mua rơm, lựa chọn được rơm tốt, mới, nên chất trúng hơn, thời gian hái nấm dài hơn, nên thu lợi nhiều hơn”. Ngoài chở rơm cho gia đình tự chất nấm, ông còn thuê 6 nhân công chở rơm thuê, mỗi ghe rơm 10 tấn, giá 20 triệu đồng, tháng nào ông cũng chở từ 5-7 ghe.
Gần 40 năm trồng lúa, chất nấm rơm nên mọi thứ với ông đã ổn định, tất cả ông đều thuê nhân công làm, ông và các con quản lý, trông coi. Mỗi ngày gia đình ông thuê lao động thời vụ làm lúa, hái nấm, chở rơm trên 30 người. Chính vì công việc đã vào nề nếp nên ông cảm thấy mình còn thời gian rảnh, học được kỹ thuật nuôi ếch, ông thí nghiệm tự ép giống nuôi. Riêng về nuôi ếch 5 năm nay, mỗi năm ông thu từ 2-3 tấn ếch thịt.
Ngoài làm lúa giống và chất nấm rơm thu tiền tỉ, ông Đậu còn nuôi ếch thịt thu nhập cả trăm triệu/năm
“Làm nông dân quen rồi, ở không tui chịu không được nên dù biết có nhân công làm, có các con trông coi nhưng hàng ngày tui phải trực tiếp ra thăm đồng 2 lượt sáng chìu. Nấm rơm thì chỉ thuê người hái, còn chất rơm và tưới là tui và các con trực tiếp làm, vì khâu đó càn có kỹ thuật riêng”- ông Đậu nói.
Ông đặng Văn Dũng- Phó Chủ tịch Hội nông dân quận Thốt Nốt, nhận xét: Mô hình của ông Đặng Văn Đậu là 1 trong 5 mô hình tiêu biểu của quận. Riêng về bản thân ông Đậu là một người chăm chỉ, chịu khó học hỏi để áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc canh tác nên mô hình lúa giống- nấm rơm- ếch thịt của ông luôn thành công. Ngoài giỏi sản xuất kinh doanh trong gia đình ông còn tích cực tham gia hoạt động của Hội, hiện ông là chi hội trưởng nông dân khu vực Tân Lợi 2.
Chi hội ông Đậu nhiều năm liền 100% hội viên đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi từ cơ sở trở lên. Bên cạnh đó, ông Đậu còn tích cực tham gia hoạt động xã hội như: đóng góp xây cầu, làm đường…Từ đó nhiều năm liền ông được xét công nhận danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp quận và 7 năm liền đạt danh hiệu cấp thành phố, gần đây nhất ông được công nhận danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp trung ương giai đoạn 2012-2016 và đề cử xét danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp trung ương năm 2017.
Theo Danviet
Thực phẩm chức năng miễn nhiễm... hiệu quả?
Con người có thể chống cự và lướt qua được bệnh tật do vi khuẩn, virút, nấm... xâm nhập vào cơ thể là nhờ hệ miễn nhiễm. Đây là hệ thống phòng thủ của cơ thể. Phòng thủ yếu thì dễ mắc bệnh. Nhiều loại thực phẩm chức năng lại thường quảng cáo có công dụng "tăng cường hệ miễn nhiễm". Có công hiệu thật như quảng cáo không?
Không thể bắn trúng đích
Hệ miễn nhiễm tạo ra các kháng thể và các tế bào miễn nhiễm, từ đó huy động mọi thành phần của cơ thể, mọi tế bào, cơ quan, bộ máy này nọ để phòng thủ, chống kẻ thù từ bên ngoài xâm nhập (vi khuẩn, virút...) gây hại, thậm chí tấn công luôn các tế bào đang manh nha lạng quạng phát triển thành ung thư. Nếu hệ miễn nhiễm bị suy giảm thì sao? Thì tăng cường hệ miễn nhiễm. Đúng, nhưng tăng cường bằng cách nào?
Hệ miễn nhiễm không phải là một cơ quan cụ thể như tim gan phèo phổi để uống một viên hay tiêm (thuốc) một phát là "bắn" trúng đích.
Hệ miễn nhiễm không phải là một cơ quan cụ thể như tim gan phèo phổi để uống một viên hay tiêm (thuốc) một phát là "bắn" trúng đích. Hệ thống này phức tạp, tinh vi, đòi hỏi sự phối hợp, nhịp nhàng của mọi thành phần cơ thể. Đến nay khoa học vẫn chưa hiểu hết sự phối hợp này.
Tăng cường hệ miễn nhiễm cần tế bào miễn nhiễm (là những tế bào có khả năng vô hiệu hoá, tiêu diệt tác nhân gây hại cơ thể). Nhưng tế bào miễn nhiễm có nhiều loại. Mỗi loại lại chuyên tiêu diệt một số "kẻ thù" nào đó thôi, chứ không đa năng, "kẻ thù" nào cũng diệt được. Vậy thì tăng cường tế bào miễn nhiễm loại nào? Và cần bao nhiêu tế bào miễn nhiễm là đủ? Khoa học đến nay vẫn chưa biết tỳ lệ "pha trộn" các loại tế bào miễn nhiễm này thế nào là tối ưu, và có bao nhiêu là tốt nhất.
Thực phẩm ảnh hưởng đến hệ miễn nhiễm
Khoa học thừa nhận, việc thiếu một số chất vi lượng như các vitamin A, B, C, E, B9 (acid folic)... và các khoáng kẽm, selenium, sắt, đồng... có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ miễn nhiễm. Các thử nghiệm trên động vật đã cho thấy điều đó, nhưng sự thay đổi của hệ miễn nhiễm do thiếu những chất vi lượng trên ảnh hưởng đến sức khoẻ chưa được rõ ràng. Quan sát ở người cũng tương tự. Kẽm là thành phần trong các enzyme của tế bào miễn nhiễm. Selenium, đồng, vitamin C...có thể ngăn chặn phá huỷ tế bào miễn nhiễm... Những thứ "tăng cường hệ miễn nhiễm" này đều có trong thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Sự thiếu hụt khoáng chất này hay vitamin nọ chẳng qua là do ăn uống mất cân bằng, ăn quá nhiều thịt mà rau quả lại ít, chẳng hạn.
Còn với thực phẩm chức năng, "tăng cường hệ miễn nhiễm" thì sao? Quảng cáo bốc lên là thành phần có chứa những hoạt chất được cho là cải thiện hệ miễn nhiễm, nhưng chắc chắn không thể có bằng chứng cụ thể, viên thần dược đó hiệu quả ra sao khi chống lại một bệnh tật nào đó nhờ "tăng cường hệ miễn nhiễm".
Sống lành mạnh như thầy tu
Khoa học vẫn đang nỗ lực nghiên cứu và khai thác những hiệu quả từ một lối sống lành mạnh và những yếu tố khác như tuổi già, stress... ảnh hưởng trên việc đáp ứng của hệ miễn nhiễm.
Nhưng như thế nào là sống lành mạnh? Cái này thì khoa học rất khó tính và khó... chịu: không thuốc lá, rượu chè, bia bọt (hạn chế), tập thể dục đều đặn, tránh béo phì, ngủ nghê tử tế, kiểm soát huyết áp, khám sức khoẻ định kỳ... Còn ăn uống thì nên ăn nhiều rau củ quả, ngũ cốc còn vỏ, bớt chất béo bão hoà... Sống lành mạnh như thế chẳng khác nào sống đời tu hành, nhưng được quyền ăn thịt hạn chế.
Hệ miễn nhiễm hay hệ thống phòng thủ bệnh tật của con người vừa phức tạp, vừa huyền bí. Phức tạp bởi vì nó phải phối hợp đủ mọi thứ trong cơ thể để hoạt động. Cò n nếu cho rằng, chỉ cần uống một viên thần dược chức năng, sau đó là yên tâm chờ đợi "tăng cường hệ miễn nhiễm" sẽ đến. Đấy mới chính là điều huyền bí.
Theo - Vũ Thế Thành (vuthethanh202@gmail.com) (Thế Giới Tiếp Thị)
Anh nông dân sở hữu hàng chục máy cày, máy gặt đập liên hợp Là nông dân thứ thiệt, đam mê ruộng đồng, ngày nào ông Nguyễn Dăng (ở thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) cũng rong ruổi trên khắp các cánh đồng, không hề ngại nắng mưa, sớm tối, khi nào công việc hoàn thành mới trở về nhà. Vua ruộng đồng Người dân địa phương xem ông Nguyễn Dăng là vua ruộng...