Nông dân Cần Thơ làm giàu nhờ trái mận
Áp dụng giống mận (roi) tốt, chăm sóc kỹ kếp hợp nguồn nước màu mỡ của phù sa sông Hậu giúp người dân phường Tân Lộc, huyện Thốt Nốt, Cần Thơ thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm.
Mảnh đất cù lao Tân Lộc, huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ từ lâu vốn nổi tiếng về trồng lúa và các sản vật cây trái, trong đó có mận An Phước. Nhiều năm nay, cây mận đã đem lại cuộc sống sung túc cho người dân nơi đây.
Ngoài giống cây tốt, người dân còn áp dụng tưới tiêu đều đặn để mận cho ra những quả đẹp, vị ngon.
Chị Kim Phượng ở huyện Thốt Nốt trước đây có khoảng 2.000 mét vuông đất trồng lúa sau nhà. Tuy nhiên, loại cây này không đem lại cho gia đình thu nhập tốt nên, chị mạnh dạn chuyển đổi sang trồng mận An Phước. Chị Phượng học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước để áp dụng cho vườn mận của mình ngày càng đạt hiệu quả hơn với năng suất thu hoạch hàng năm hơn khá cao.
Loại mận An Phước từ khi chọn giống, trồng đến khi cho trái chỉ trong khoảng một năm. Bắt đầu mận ra hoa đến thu hoạch chỉ khoảng hơn 3 tháng. Vì dễ trồng hơn lúa, thu hoạch ngắn ngày, cho năng suất rất cao, giá bán tương đối ổn định, nhưng nhiều nhà vườn trong đó có chị Phượng lại lo ngại do không quản lý nổi ruồi đục trái.
Theo chị Phượng, nếu không phun thuốc để trừ ruồi thì chẳng còn trái nào nguyên vẹn trên cây. Trước thực trạng này, nhiều nhà vườn vẫn phải phun thuốc trừ ruồi, sâu đục trái khoảng 5 lần từ khi cây mận trổ hoa đến thu hoạch. Tuy nhiên những lần phun thuốc này đều giãn cách đúng tiêu chuẩn nông nghiệp nên cây trái vẫn an toàn.
Ngoài ra, chị Phượng cũng chăm chỉ làm sạch cỏ, tưới nguồn nước ngọt phù sa, tăng cường sử dụng phân hữu cơ, không phun thuốc hóa học trong giai đoạn cây mang trái, dùng bao ni lon để bọc trái mận… Nhờ áp dụng cách này, cây mận của chị đã cho trái tươi tốt, đảm bảo toàn và hiệu quả kinh tế cao.
Để đảm bảo chất lượng, mận sau khi thu hoạch sẽ được phân loại cụ thể, trong đó, những trái tươi tốt sẽ bỏ mối cho các chủ đến tận vườn mua, trái xấu thì bỏ đi.
Video đang HOT
Để đảm bảo chất lượng, mận sau khi thu hoạch sẽ được phân loại cụ thể, trong đó, những trái tươi tốt sẽ bỏ mối cho các chủ đến tận vườn mua, trái xấu thì bỏ đi. Cách làm này đã giúp các chủ nhà vườn giữ vững uy tín và chất lượng khi đưa trái mận đi khắp mọi miền đất nước.
Mỗi ký mận tại vườn được bán với giá 15.000 – 18.000 đồng. Mảnh đất 2.000 mét vuông của chị cho năng suất vượt trội, trừ tất cả chi phí, thu lãi khoảng gần 100 triệu đồng mỗi năm.
“Cây lúa mỗi năm thu hoạch mỗi năm chỉ 2-3 vụ, lại làm rất cực mà kinh tế không cao. Tuy nhiên, từ khi chuyển sang trồng mận, áp dụng các biện pháp chăm sóc kỹ lưỡng, kinh tế gia đình tôi đã cải thiện đáng kể”, chủ vườn mận 8x cho biết.
Hiện một số hộ gia đình tại phường Tân Lộc cũng chuyển đổi từ trồng lúa sang cây ăn trái, đặc biệt là giống mận An Phước với hy vọng nhanh cải thiện kinh tế và góp phần làm giàu đẹp trên mảnh đất quê hương.
Theo Thư Kỳ (Báo VNE)
Tươi ngon quy trình làm đặc sản khô cá nổi tiếng miền Tây
Làng nghề làm khô cá ở Khánh An (huyện An Phú, An Giang) nổi tiếng với việc sản xuất ra nhiều loại khô cá thơm ngon từ lóc đồng, lóc bông, cá tra đến cá sặc...
Được xem là vùng có nguồn tôm cá dồi dào nên tại An Giang hiện có rất nhiều làng nghề làm khô cá nổi tiếng. Trong đó, một trong những làng nghề có "số má" phải kể đến là làng nghề làm khô cá ở Khánh An, thuộc huyện An Phú.
Tại Khánh An, nghề làm khô cá diễn ra quanh năm nhưng nhộn nhịp nhất là kể từ thời điểm giữa tháng 10 Âm lịch để chuẩn bị cho dịp Tết. Cứ đến đợt làm khô cá, các cơ sở luôn nhộn nhịp người làm đảm nhận nhiều công đoạn khác nhau từ sơ chế, đánh vảy, róc xương đến phơi cá. Hầu hết việc làm khô cá đều bằng phương pháp thủ công.
Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên Dân Việt ghi nhận tại làng nghề nổi tiếng này:
Đến vùng làm khô cá Khánh An, hình ảnh dễ bắt gặp đó là hàng ngàn con cá được phơi dưới nắng vàng. Tại làng nghề này cứ mỗi đợt các cơ sở sản xuất ra hàng tấn khô các loại.
Để làm khô cá phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau, trong đó đầu tiên là phải mổ cá, đánh vảy. Công đoạn này thu hút nhiều lao động tại địa phương.
Riêng với khô cá lóc khi làm cá đều róc xương ra và chặt bỏ đầu cá
Cá trước khi đem phơi được ướp gia vị, đây là khâu rất quan trọng để tạo hương vị riêng cho khô. Hầu như mỗi cơ sở đều có bí quyết ướp cá riêng.
Theo người dân làng nghề, thông thường cá được phơi trong 4 nắng mới xuất bán được.
Các loại khô tươi ngon vừa thu hoạch, ước tính 1kg khô được làm từ 4kg cá tươi.
Tại các chợ ở địa phương, khô cá được bày bán rất nhiều với giá cả chỉ từ 150.000 - 250.000 đồng/kg nhưng cũng có loại giá lên đến 400.000 đồng/kg.
Bên cạnh đó, khô cá còn được tiểu thương chở đi bán khắp nơi bằng phương tiện cá nhân.
Theo Dantri
Phát thèm đặc sản hiếm củ hũ khóm Cầu Đúc trứ danh Củ hũ khóm giòn, có vị ngọt dịu và hiếm hơn củ hũ dừa rất nhiều, vì củ hũ khóm chỉ là một phần rất nhỏ cỡ bằng nắm tay, được tách ra từ phần lõi non của bụi khóm hoặc chồi khóm. Nhiều nông dân cho biết hiện nay không còn nhiều người biết đến củ hũ khóm như trước vì lượng...