Nóng chuyện bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nông sản
Làm thế nào để đẩy mạnh bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) nông sản? Vai trò Hội Nông dân ra sao trong việc bảo hộ này? Đây là những nội dung được bàn luận tại Hội thảo bảo hộ quyền SHTT sản phẩm nông nghiệp Việt Nam diễn ra 31.10 tại TP.Hồ Chí Minh, do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Bộ KH-CN tổ chức.
Tại hội thảo, nhiều chuyên gia đã lên tiếng kêu gọi cần thiết phải xây dựng, bảo vệ thương hiệu cho nông sản Việt “ngay bây giờ hoặc không bao giờ”. Điều đó đã cho thấy, việc bảo hộ quyền SHTT nông sản đang cấp bách hơn bao giờ hết.
Bị cướp quyền SHTT rất dễ
Quang cảnh buổi Hội thảo bảo hộ quyền SHTT sản phẩm nông nghiệp Việt Nam diễn ra 31.10 tại TP.HCM. Ảnh: T.Đ
Nổ phát súng đầu tiên tại buổi hội thảo, GS.TS Võ Tòng Xuân – Viện Lúa ĐBSCL cho rằng, ở Việt Nam trong bối cảnh bảo hộ quyền SHTT như hiện nay thì đến Bill Gate “cũng phải thua, phải nghèo”! GS Xuân cho đây là “nạn cướp quyền SHTT”.
“Nông dân, doanh nghiệp làm ra sản phẩm nông nghiệp nhưng không ai bảo vệ, thậm chí cả các cơ quan chức năng. Quá dễ để các đối tượng khác ăn cắp thương hiệu sản phẩm”, GS.TS Võ Tòng Xuân cho biết.
Tổng Giám đốc Công ty Phúc Sinh Phan Minh Thông bức xúc, công ty ông đã từng phải mất 5 năm khởi kiện một công ty khác đã đánh cắp nhãn hiệu một sản phẩm nông nghiệp của công ty mình. “Đăng ký đã khó, giữ vững thương hiệu càng khó hơn. Vì vậy, phải đăng ký ngay bảo hộ quyền SHTT khi xây dựng thương hiệu”, ông thổ lộ.
Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Long An Ngô Thanh Tuyền cho biết, vừa rồi một nông dân trên địa bàn sản xuất được máy phun vôi. Tưởng đi đăng ký bảo hộ quyền SPTT thì ngay sau đó ông ta đã bán cái máy này. “Ông ấy không dám giữ lại vì sợ người khác đánh cắp mẫu mã ngay”, ông Tuyền chia sẻ.
Video đang HOT
Đại diện Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang có ý kiến về việc bảo hộ quyền SHTT nông sản của nông dân.
Thật ra, hiện nay việc xin các cơ quan chức năng đăng ký thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, bảo hộ quyền SHTT sản phẩm nông sản không phải dễ.
Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Hồng Sơn cho biết, một nông dân nuôi vịt trời ở Bắc Giang mất 2 năm xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm vịt trời. Hoặc, một nông dân ở TP.HCM mất 3 năm xin đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm ớt để xuất khẩu. Cả hai trường hợp này, cho đến nay vẫn chưa có kết quả.
Vai trò Hội Nông dân ở đâu?
Theo GS Võ Tòng Xuân, để đẩy mạnh việc phát triển thương hiệu và bảo hộ quyền SHTT sản phẩm nông nghiệp, một trong những giải pháp tốt nhất hiện nay là xây dựng mối liên kết 4 nhà: Nông dân – doanh nghiệp – nhà khoa học và nhà nước, nhất là 2 nhà: Doanh nghiệp với nông dân. Ông Lê Thanh Tùng (Cục Trồng trọt, Bộ NNPTNT) cũng đồng tình với ý kiến này.
Theo GS Xuân, nếu doanh nghiệp và nông dân làm đúng quy trình sản xuất sẽ cho ra sản phẩm nông nghiệp tốt, rồi xây dựng thương hiệu và đăng ký bảo hộ quyền SHTT nông sản tránh việc bị đánh cắp. Từ đây GS Xuân đề xuất, Hội Nông dân cần tìm kiếm những doanh nghiệp có đủ khả năng tài chính, đầu ra tốt để liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho nông dân.
Ông Xuân cũng cho rằng, Hội cần đẩy mạnh việc vận động nông dân “dồn điền, đổi thửa” nhằm tạo ra những cánh đồng lớn sản xuất hàng hóa lớn, chất lượng cao.
Theo ông Nguyễn Hồng Sơn, hiện Việt Nam có khoảng 1/3 hộ nông dân (3 triệu hộ) thuộc diện nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. “Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chưa có cuộc khảo sát nên chưa biết có bao nhiêu hộ trong số này có bao nhiêu sản phẩm nông nghiệp đã đăng ký thương hiệu, chỉ dẫn địa lý… nhưng chắc chắn, những nông dân này rất mong được nhà nước bảo hộ quyền SHTT”, ông Sơn nói.
Trưởng ban Tuyên huấn (Trung ương HND Việt Nam) Nguyễn Hồng Sơn (bìa trái) chia sẻ về vai trò Hội Nông dân trong việc bảo hộ quyền SHTT sản phẩm nông nghiệp của nông dân.
Cũng theo ông Sơn, thời gian qua, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cũng đã đưa nhiều nông dân ra nước ngoài học kinh nghiệp làm thương hiệu nông sản, cũng như vận động nông dân hiểu được giá trị xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, bảo hộ quyền SHTT… Tuy nhiên, ông Sơn cũng thừa nhận, dù Trung ương Hội nỗ lực nhiều để giúp nông dân nhưng hiệu quả chưa tương xứng do gặp nhiều khó khăn.
“Thời gian tới, các cấp Hội phải có nhiệm vụ đẩy mạnh tư vấn, hỗ trợ nông dân trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, các dịch vụ, khoa học kỹ thuật, cung ứng giống cây trồng chất lượng, vận động nông dân vào HTX, nhóm ngành, nghề; tạo điều kiện cho nông dân đăng ký bảo hộ quyền SHTT, nhãn hiệu nông sản”, ông Sơn cho biết.
Theo Danviet
Đại hội Hội ND Kiên Giang: Phát huy vai trò nòng cốt của giai cấp ND
"Thực hiện hiệu quả vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững;....", là những nhiệm vụ được đề ra trong phương hướng nhiệm kỳ 2018-2023 tại Nghị quyết Đại hội VIII, Ban Chấp hành Hội Nông dân (ND) tỉnh Kiên Giang diễn ra hôm nay, 28/8.
Từng bước trưởng thành
Ông Trần Chí Viễn - Chủ tịch Hội ND tỉnh Kiên Giang, cho biết: Trong 2 ngày 27 và 28.8, Hội ND tỉnh sẽ tổ chức Đại hội đại biểu Hội ND tỉnh, khóa IX, nhiệm kỳ 2018-2023. Theo ông Viễn, nhiệm kỳ qua, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng các cấp Hội đã tích cực, chủ động sáng tạo đổi mới nội dung và phương thức hoạt động; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, ND thực hiện đạt kết quả cao các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội VIII (nhiệm kỳ 2013 - 2018 đề ra).
Cụ thể, Hội đã tham mưu cho Tỉnh ủy, phối hợp với UBND tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện có hiệu quả Kết luận số 61/2009 (KL 61) của Ban Bí thư và Quyết định số 673/2011 (QĐ 673) của Thủ tướng Chính phủ. Việc thực hiện KL 61 và QĐ 673 được Tỉnh ủy, UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo các sở, ngành cấp uỷ, chính quyền các cấp phối hợp tham gia thực hiện. Thông qua đó đã tạo được địa vị pháp lý, cơ chế chính sách để các cấp Hội trực tiếp tham gia các hoạt động hỗ trợ, tạo nguồn lực giúp đỡ hội viên, ND phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế và xây dựng nông thôn mới. Nhiệm kỳ qua, Hội ND các cấp tỉnh Kiên Giang đã có những bước trưởng thành về nhiều mặt, từng bước khẳng định vai trò chủ thể trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, các phong trào thi đua yêu nước của hội tiếp tục phát triển sâu rộng và được nâng cao cả về chất và lượng.
Hội ND tỉnh Kiên Giang trao bò cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn. ảnh: H.C
Theo lãnh đạo Hội ND tỉnh, phong trào ND thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững phát triển khá mạnh và toàn diện, có sức lan tỏa trong tất cả các lĩnh vực. Qua 5 năm số hộ ND sản xuất kinh doanh giỏi các cấp đăng ký tăng 30% so với nhiệm kỳ trước và có 52.476 hộ đạt danh hiệu ND sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, đạt 265% nghị quyết.
17 chỉ tiêu, nhiệm vụ
Trong nhiệm kỳ 2018-2023 Ban Chấp hành Hội ND tỉnh đưa ra phương hướng, đó là: "Tiếp tục phát huy vai trò
nòng cốt của giai cấp ND, thực hiện có hiệu quả vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững; xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới".
Cụ thể, Hội đặt mục tiêu phấn đấu trong nhiệm kỳ phát triển 70.000 hội viên mới trở lên. Xây dựng tổ chức hội vững mạnh hàng năm các câp từ 70-86%; hàng năm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho 1.000 lượt cán bộ hội.
Đến cuối nhiệm kỳ có 100% cán bộ chủ chốt ở cơ sở có trình độ chuyên môn đạt chuẩn; 100% chi hội xây dựng được quỹ hoạt động của hội và phấn đấu mỗi cơ sở hội có quỹ hoạt động từ 100 triệu đồng trở lên; phấn đấu trong nhiệm kỳ mỗi huyện xây dựng mới hoặc củng cố ít nhất 5 hợp tác xã về liên kết, hợp tác phát triển sản xuất theo hướng chuỗi giá trị. Tăng trưởng Quỹ HTND hàng năm từ 15% trở lên; hàng năm đăng ký danh hiệu hộ ND sản xuất kinh doanh giỏi các cấp đạt 60% so với hộ nông nghiệp có điều kiện; Hàng năm có từ 95% trở lên hộ hội viên ND đạt gia đình văn hóa và tiêu chuẩn nông thôn mới. Phấn đấu trong nhiệm kỳ phối hợp vận động xây dựng 300 căn nhà đại đoàn kết trở lên; giúp cho 1.000 hộ hội viên thoát nghèo, cận nghèo...
Để thực hiện thành công 17 chỉ tiêu trên, Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội ND tỉnh Kiên Giang khóa IX (nhiệm kỳ 2018-2023) đã đưa ra nhiều giải pháp căn cơ, thiết thực nhất để các cấp Hội bắt tay vào thực hiện ngay sau đại hội.
Theo Danviet
Nơi "khỉ ho cò gáy", dân khấm khá lên nhờ chăn nuôi trâu, bò sinh sản Nhiều năm qua, hàng trăm hộ nông dân tại huyện Tuần Giáo (Điện Biên) đã được tiếp vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân để mở rộng sản xuất, chăn nuôi, tăng thu nhập, nâng cao đời sống góp phần thúc đẩy kinh tế hộ phát triển. Cho vay vốn, định hướng sử dụng ể phát huy hiệu quả nguồn vốn, Hội ND...